Supply Chain

Real-Time Visibility: Giảm thiểu lãng phí trong chuỗi cung ứng thực phẩm

Bạn có bao giờ tự hỏi: Làm thế nào thức ăn có thể đến được căn bếp nhà bạn? Phải trải qua bao nhiêu công đoạn để làm được điều này? Trừ khi là do bạn tự trồng trọt và sản xuất, các sản phẩm thực phẩm phải mất cả quá trình dài và phức tạp để tiếp cận đến người tiêu dùng cuối cùng. Hãy cùng VILAS tìm hiểu về Real-time Visibility qua bài viết sau nhé!

Thông thường, trong quá trình vận chuyển thực phẩm sẽ xảy ra sự tổn thất và lãng phí. Theo ước tính của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc có khoảng 40% tổng số thực phẩm bị thất thoát trước khi vào đến thị trường.

 

real-time visibility

Làm thế nào thức ăn đến được nhà bạn? Phải mất quá trình dài để tiếp cận khách hàng và thường sẽ có lãng phí. Real-time visibility là giải pháp cho bạn.

 

Thực phẩm có thể bị lãng phí tại bất kì giai đoạn nào của cả quá trình, điều đó thường xảy ra sớm hơn tại các nước đang phát triển và muộn hơn tại các quốc gia phát triển. Có nhiều lí do gây ra sự thất thoát này, nhưng lí do chủ yếu có thể nhắc đến chính là yếu tố dự phòng (slack) – đó có thể là khoảng thời gian mà người giao hàng tính thêm vào tổng thời gian giao hàng cho những thay đổi có ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển hàng tới điểm đến cuối cùng.

 

Dự phòng trong Chuỗi cung ứng

real-time visibility in food

 

Dự phòng có thể phát sinh dưới nhiều hình thức. Đối với nông dân, thì đó là việc thêm  một số lượng sản phẩm nhiều hơn số được yêu cầu để đảm bảo đủ số lượng hàng hóa khi vào thị trường, hoặc là việc thêm vào các sản phẩm còn xanh hay chưa chín để chúng không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

Các kho hàng cũng cân nhắc đến việc hàng hóa có thể bị tổn thất nên sẽ gửi thêm một lượng sản phẩm dự phòng đến các cửa hàng, nơi thường yêu cầu lượng hàng hóa nhiều hơn số lượng thực tế bán được – chưa tính đến các trường hợp hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, để đảm bảo đáp ứng lượng nhu cầu tăng đột biến. Quá trình vận chuyển càng dài và phức tạp, thì lượng hàng hóa dự phòng được thêm vào sẽ  gây lãng phí nhiều thời gian và sản phẩm hơn.

Để xóa bỏ hay hạn chế những tác động mà hàng hóa dự phòng mang lại, những nhân viên Quản lý Logistics/Chuỗi cung ứng cần phải xác định khi nào thì việc vận chuyển xảy ra và luôn theo dõi các sản phẩm khi chúng di chuyển đến từng ‘mắt xích’ trong cả chuỗi. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, doanh nghiệp có thể tiếp cận “Dòng thông tin minh bạch theo thời gian thực” (Real-time visibility).


Tham khảo: Chuỗi cung ứng điển hình trong các doanh nghiệp


Theo dõi thông tin vận chuyển hàng hóa theo thời gian thực

real-time visibilityThông tin theo thời gian thực sẽ mang lại những lợi ích tích cực với các bên liên quan, đặc biệt trong lĩnh vực logistics mảng thực phẩm.

Không chỉ giảm lượng thực phẩm bị lãng phí bằng việc phát hiện và ngăn chặn các nguyên nhân trước khi chúng xảy ra mà khả năng hiển thị thông tin còn góp phần giảm sự không chắc chắn bởi các bên liên quan, do đó hạn chế số lượng thực phẩm dự phòng phải gửi đi từ nhà cung cấp đến cửa hàng.

Sự gia tăng về tính hiển thị và minh bạch thông tin này được hiện thực hóa bởi mạng lưới internet. Các cảm biến có kết nối internet có thể hiển thị trực tuyến dữ liệu về vị trí và tình trạng của các sản phẩm dễ hỏng trên đường vận chuyển. Tình trạng của hàng hóa có thể được chia sẻ, phản hồi giữa nhà cung cấp và khách hàng, đảm bảo không xảy ra bất kỳ yếu tố không mong đợi nào đối với tình trạng thực phẩm và thời gian hàng đến.

Giả sử như trong quá trình vận chuyển gặp phải một cơn bão lớn, các cửa hàng bách hóa có thể lấy hàng từ các nguồn cung cấp khác không bị ảnh hưởng bởi cơn bão. Hoặc họ sẽ chọn đổi hướng các đợt hàng tiếp theo đến trung tâm phân phối khác để tránh bão hoặc bảo quản lạnh số lượng thực phẩm và chờ cho cơn bão đi qua.

 

Vì sao hệ thống Real-time visibility chưa được sử dụng phổ biến?

real-time visibility

Như đã được liệt kê ở trên, hệ thống này mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì sao Real-time visibility vẫn chưa được sử dụng rộng rãi? Có lẽ các tổ chức vẫn chưa hiểu rõ về tính khả thi và thực thi của nó.

Đầu tiên, những gì mà các doanh nghiệp thường hình dung về “tính minh bạch thông tin” thường là những thông tin lỗi thời và bị giới hạn về chi tiết. Lấy ví dụ, với công nghệ trao đổi thông tin điện tử (EDI), các nhà kho thường chỉ nhận được tin về việc tàu chở hàng cập bến 2 ngày sau khi tàu đã hoàn tất việc cập bến và dỡ hàng.

Tuy nhiên, điều này đôi khi lại được xem xét như “dòng thông tin theo thời gian thực” bởi vì tin nhắn được gửi đi ngay sau khi được nhà chuyên chở soạn thảo. Mặc dù thực tế thông tin đến trễ 2 ngày, nhưng ý nghĩa của “thời gian thực” là việc nhân viên Chuỗi cung ứng nhận được tin ngay khi các hoạt động xảy ra và họ có thể xử lý ngay tức thời.

Ngay cả khi các tổ chức hiểu được tiềm năng của hệ thống thông tin nói trên, thì việc xây dựng hệ thống kiến trúc đa tầng để xử lý khối lượng thông tin khổng lồ đến từ cảm biến theo thời gian thực và các thông tin khác sẽ vô cùng tốn kém. Các doanh nghiệp có thể nhìn nhận lượng lãng phí thực phẩm này như chi phí kinh doanh chứ không phải là một vấn đề cần giải quyết. Do đó, sẽ đánh mất tính hữu dụng của Real-time visibility mang lại, bao gồm: việc tiết kiệm lượng thực phẩm và nguồn lực bị lãng phí.

Với hệ thống thông tin theo thời gian thực (Real-time visibility), các doanh nghiệp có thể phản ứng nhanh chóng với các vấn đề phát sinh, quyết định các hành động và hướng đi cần thiết để giải quyết các vấn đề và nâng cao tính hiệu quả.

Theo sustainablebrands.com

 


Xem thêm các Chương trình đào tạo về Chuỗi cung ứng

Supply Chain Courses