Supply Chain

H&M và chuỗi cung ứng phát triển bền vững

Dựa trên sự kiện 09/09 sắp tới, H&M sẽ chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam tại Vincom Đồng Khởi (Quận 1, TP.HCM), bài viết tuần này sẽ đi sâu vào phân tích chiến lược và hoạt động của từng bộ phận chức năng trong chuỗi cung ứng “thời trang nhanh” được cho là “kỳ phùng địch thủ” của ZARA trong nền thời trang thế giới hiện nay.

Hình 1

Theo thông tin xác nhận chính thức từ H&M (Hennes & Mauritz), họ sẽ khai trương cửa hàng đầu tiên của mình ở Trung tâm thương mại Vincom Đồng Khởi (Quận 1, TP.HCM) bằng một cửa hàng có diện tích hơn 2.200m2 và sát vách với ZARA.

Với mẫu mã thay đổi liên tục, luôn đi đầu trong xu hướng thời trang ở giá cả hợp lý nhất cùng chiến lược giảm giá quanh năm, sự kiện khai trương cửa hàng H&M Việt Nam dự là một trong những nơi thu hút tín đồ mua sắm nhiều nhất của thị trường thời trang nước ta mùa thu năm nay.

Thành lập từ năm 1947, có thể nói để H&M đạt được con số 3,716 cửa hàng và doanh thu 21.73 tỷ USD (theo thống kê của H&M năm 2016) đã nói lên được sự thành công vượt bật của chuỗi bán lẻ này. Với chiến lược chuỗi cung ứng của H&M: vừa là sự tìm kiếm không ngừng tại các thị trường tiềm năng, vừa đem hiệu quả về chi phí trong sản xuất hàng hoá và giảm thời gian tồn kho.

Về đội ngũ thiết kế & sản xuất

hình 2

Không những sở hữu đội ngũ hơn 100 nhà thiết kế tài năng đến từ khắp nơi trên thế giới (từ Hà Lan, Nam Phi đến Nhật Bản) tại trụ sở chính Stockholm, H&M còn liên kết với hơn 60 nhà tạo mẫu trên toàn thế giới để làm việc tại trung tâm thiết kế thường được gọi là “White room” của mình. Do đó, H&M hoàn toàn có thể tung ra những mẫu mã thời trang hiện đại và cá tính chỉ trong vỏn vẹn 2 tuần.

Không dừng lại ở đó, nhóm nhà thiết kế này sẽ làm việc với hơn 60 nhà sản xuất mẫu để giúp H&M đưa ra yêu cầu và tiêu chuẩn nguyên liệu cho mạng lứoi nhà cung ứng để đảm bảo nguồn đầu vào tốt nhất cho sản xuất.

Các bộ sưu tập ngoài được thiết kế theo định hướng phát triển dài hạn của H&M và vừa được thay đổi liên tục song song với xu hướng thị trường, đáp ứng hoàn toàn nhu cầu đa dạng về thời trang của khách hàng.

Mặc dù hoạt động chính của H & M phụ thuộc vào các nhà thiết kế, giám đốc sáng tạo và các nhà sản xuất mẫu để theo kịp những xu hướng mới nhất, hãng này còn sử dụng các dịch vụ của các công ty dự báo xu hướng thời trang như Worth Global Styles Network (WGSN).

Về đội ngũ nhà cung ứng và quy trình sản xuất

H&M thu mua vật liệu và gia công từ 750 nhà cung ứng và 21 trung tâm giám sát sản xuất được đặt phần lớn tại châu Âu và châu Á. Theo kế hoạch sản xuất, các nhà máy chỉ sản xuất 80% tổng sản lượng và chừa 20% mặt hàng còn lại để đáp ứng kịp thời xu hướng thời trang trên thị trường, nhằm giảm “leadtime” và chi phí tồn kho phát sinh.

Trên thực tế, việc kiểm soát và đảm bảo các nhà cung ứng tuân thủ mọi quy tắc cho của các chủ hàng luôn là bài toán “hóc búa” nhất dành cho các doanh nghiệp. Do đó, khả năng vượt qua bài toán này chính là điểm nổi bật nhất của H&M. Bằng việc không ngừng hợp tác, xây dựng mối quan hệ với các nhà cung ứng chính là yếu tố làm nên thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới với chất lượng sản phẩm ở mức giá tuyệt vời nhất.

Cụ thể, năm 2015, H&M đã triển khai chương trình quản lý nhà cung ứng SIPP (Sustainable Impact Partnership Programme – Chương trình Hợp tác Bền vững). Chương trình này yêu cầu tất cả nhà sản xuất và cung ứng phải thỏa thuận “Cam kết vì sự phát triển bền vững” (Sustainability Commitment) trước khi trở thành nhà cung cấp hay sản xuất chính của H&M. Từ năm 2016, H&M chú trọng hơn việc hợp tác gián tiếp với các nhà cung ứng thứ cấp (second-tier supplier) khi lượng sản phẩm từ các nhà cung ứng này chiếm gần 60%. Theo đó, mọi nhà cung ứng dù trực tiếp hay gián tiếp đều bắt buộc phải ký kết chương trình “Sustainability Commitment”.

Quản lý phân phối và kho hàng

H&M không phân phối trực tiếp từ các nhà sản xuất đến cửa hàng mà sẽ thông qua trung tâm phân phối ở khắp thể giới. Bất cứ khi nào hàng đến, chúng đều được kiểm tra và sau đó được phân loại và phân phối cho cửa hàng trong nước và các nước trong khu vực chịu trách nhiệm theo phản hồi và xu hướng bán hàng hoặc lưu giữ tại kho, được gọi là ‘Call Off Warehouse’.

Khu vực lưu trữ H&M có diện tích lớn, đạt tiêu chuẩn vệ sinh và luôn được đóng kín. Chỉ nhân viên giám sát được chỉ định chuẩn bị bản kiểm kê cho tất cả sản phẩm lưu trữ. Đối với khâu đóng gói, từ bao bì cho đến chỉ may cho công tác lưu trữ đều phải đạt đúng tiêu chuẩn với chất lượng cao.

Với kế hoạch phân phối hiệu quả, cho dù yêu cầu của công ty đặt ra có quan trọng đến đâu, lô hàng vận chuyển dù nhỏ hay lớn, H&M đều có thể đối phó và vượt qua một cách dễ dàng.

Tự tổ chức hoạt động Logistics

Có lẽ H&M là một trong số ít doanh nghiệp với quy mô toàn cầu tự vận hành hoạt động Logistics của mình theo định hướng dịch vụ Logistics 3PL, tự kiểm soát mọi quy trình trong chuỗi logistics từ công đoạn xuất nhập khẩu, quản trị trung tâm phân phối cho đến quản lý kho hàng và lượng tồn kho.

Với tiêu chí: Giản đơn – Minh bạch – Tin cậy và hơn 18 năm kinh nghiệm là thành viên hiệp hội Professional Movers’ Association, dịch vụ Logistics H & M luôn đáp ứng mọi nhu cầu trong việc xử lý và phân phối hàng hóa hiệu quả.

Do nhu cầu trong lĩnh vực sản xuất và phân phối tăng nhanh, dịch vụ Logistics của H & M còn cung cấp cả dịch vụ giao hàng door – to – door. Đối với H & M, sự hài lòng và an tâm từ khách hàng là yếu tố mang giá trị cốt lõi cho công ty. Ngoài ra, hãng thời trang hàng đầu thế giới vận hành dịch vụ mang lại giá trị khác chẳng hạn: đóng gói chuyên dụng, lưu trữ, tháo dỡ và lắp đặt máy móc,…

Đáng lưu ý nhất, với chuỗi Logistics ngược, H&M nhận lại những sản phẩm không vừa ý và tái chế. Và sự thật là, có đến 20% sản phẩm may mặt được tạo ra từ các sản phẩm được thu hồi.

Hội nhập công nghệ

ERP

Bên cạnh, hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến là một trong những yếu tố giúp H&M điều hòa các hoạt động Logistics. Mỗi cửa hàng của H&M đều liên kết với hệ thống ERP toàn cầu, đảm bảo dòng thông tin được truyền đi khắp chủ thể trong chuỗi cung ứng của H&M từ kho hàng cho đến các trung tâm sản xuất, nhà cung ứng…từ đó, giúp chuẩn xác hóa các dự báo, cập nhật xu hướng thời trang mới nhất và hạn chế tình trạng ùn ứ hàng tồn kho.

Kết luận

Từ một chuỗi cung ứng thời trang nhanh của thế giới đến vai trò là một nhà cung cấp dịch vụ logistics cho chính mình, cùng với đội ngũ hàng trăm nhà thiết kế nổi tiếng trên toàn thế giới, H&M và các chiến lược kinh doanh của họ sẽ tiếp tục là điển hình tiêu biểu cho chuỗi cung ứng phát triển bền vững toàn cầu.