Năm 2018 được dự đoán là thời điểm thay đổi hình thức hoạt động của ngành Logistics. Tự động hoá và robotic là hai xu hướng công nghệ đang dẫn đầu trong ngành. Internet vạn vật trong lĩnh vực công nghiệp (IoT) thu thập và phân tích “núi” dữ liệu thu thập được, từ đó tìm được insights từ nhu cầu thị trường và tối ưu hóa hoạt động. Không phủ nhận rằng sự tiến triển của công nghệ không những đáp ứng thêm các nhu cầu của doanh nghiệp mà còn đè nặng áp lực lên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Với sự chuyển mình mới mẻ trong lĩnh vực công nghệ Logistics, không thể từ chối rằng năm 2017 đóng vai trò là bước đệm vững chắc cho năm 2018. Năm qua, ngành công nghiệp Logistics trên toàn thế giới chứng kiến sự lên ngôi của thiết bị tự động, Logistics phụ thuộc vào dữ liệu, luôn đáp ứng nhu cầu khách hàng,… Trở thành những xu hướng cốt lõi, chúng là vũ khí lợi hại giúp các doanh nghiệp cải tiến dịch vụ của mình với chi phí và kết quả mang tính tối ưu nhất.
Cùng VILAS nhìn lại 5 công cụ nổi bật nhất trong lĩnh vực công nghệ Logistics trong năm 2017 nhé!
1. Logistics sẽ phụ thuộc vào dữ liệu.
Trước đó, hoạt động Logistics đơn thuần chỉ là quá trình vận chuyển đơn giản. Nhưng Logistics 2017 đánh dấu xu thế định hướng của dữ liệu khách hàng (data-driven). Chứng kiến ảnh hưởng từ rào cản về địa lý, chính trị và mức giá thị trường đối với vận chuyển ở các nước trên thế giới, bạn sẽ nhận thấy sự hiện diện thu thập dữ liệu đang dần chuyển mình tích cực.
Nói cách khác, mỗi thiết bị hoặc công nghệ mới kết nối internet thông qua Wi-Fi hoặc các kết nối có dây đều tạo ra nhiều thông tin hơn cho doanh nghiệp. Đối với nhà sản xuất, xu hướng giúp các mô hình dự báo thêm chi tiết và chính xác hơn. Khi đó, nhà cung cấp có thể đáp ứng gần như ngay lập tức cho nhu cầu đối với bất kỳ sản phẩm vào bất cứ lúc nào, ở đúng nơi với giá cả phù hợp nhất.
2. Chính người tiêu dùng có quyền quyết định các hoạt động Logistics.
Vì họ là những người mua hàng. Ngay cả trong mối quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng là đối tượng xác định những dịch vụ được và không được thực hiện. Do đó, năm 2017 là thời đại của các công cụ đo lường có khả năng hiển thị, mang tính trách nhiệm cao và khiến khách hàng hài lòng. Theo Nishith Rastogi từ Entrepreneur.com, công cụ trên có thể cung cấp dưới dạng dịch vụ, hỗ trợ khách hàng tốt hơn để duy trì và thúc đẩy các mối quan hệ này.
3. Sự đánh dấu của Logistics Ngược
Sản phẩm hư hại, thay đổi thị hiếu của người mua, sản phẩm không đạt chất lượng hoặc các vấn đề khác là những nguyên nhân hình thành gia tăng của dòng Logistics Ngược. Công nghệ tự động, bao gồm các xe tải tự hành, máy bay không người lái và các quy trình tháo dỡ, sẽ được phát triển để đáp ứng nhu cầu này.
Quản lý dòng Logistics Ngược cũng sẽ được giám sát nhiều hơn trước đây vì khả năng theo dõi các giao dịch và giai đoạn vòng đời sản phẩm ngày càng rút ngắn để luôn sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng. Về cơ bản, người máy, thiết bị cầm tay hoặc công nghệ RFID có thể được sử dụng thường xuyên hơn để rút ngắn thời gian xử lý hàng hóa và hoàn lại tiền cho người tiêu dùng.
4. Amazon thiết lập xu hướng giao hàng.
Amazon đóng vai trò thúc đẩy kỳ diệu các sáng chế về tốc độ hoạt động trong khâu Logistics của mình Trong năm 2017, Amazon khởi đầu đúng hướng khi quyết định sử dụng máy bay không người lái để giao hàng. Chính sự kiện đã buộc đối thủ cạnh tranh của đại gia bán lẻ một phải đối mặt, phát triển hoặc bị loại bỏ khỏi sân chơi. Tuy nhiên, một số thiết bị tự động khác bao gồm xe ô tô tự lái và xe tải tự hành có thể được tận dụng cũng như máy bay không người lái.
Nói cách khác, tạo ra một sự kết hợp của những bộ phận khác nhau có thể tạo ra một hoặc hai khung thời gian giao hàng mà người tiêu dùng đang mong đợi. Theo Odyssey Logistics, Cục Quản lý Hàng không Liên bang (FAA) đã ủng hộ và cho phép các công ty thử nghiệm và sử dụng máy bay không người lái cho mục đích thương mại. Theo đó, nếu phát hiện bất kì dấu hiệu của Amazon Air trong tương lai, thì công ty của bạn cũng cần xem xét lại trình độ công nghệ của mình, duy trì mức cạnh tranh.
5. Thực tế tăng cường – AR (Augmented Reality) sẽ tái xác định lại quá trình chọn và sửa chữa.
Thực tế tăng cường được ứng dụng tương đương với thực tế ảo, nhưng nó sử dụng hình ảnh tại thời gian thực với các lớp thông tin được trình bày cho người dùng. Ví dụ: một cặp kính có thể chứa các thông tin thu thập của sản phẩm cho người lao động trong kho. Điều này sẽ loại bỏ sự nhầm lẫn và lỗi, giúp họ xác định sản phẩm ngay lập tức.
Theo Tech Gistics, AR loại bỏ mối quan tâm về việc ghi nhớ bằng chữ,số và âm thanh của con người bởi vì não có thể xử lý hình ảnh từ thị giác nhanh hơn. Do đó, thực tiễn này sẽ khuyến khích nhiều công ty chấp nhận AR hơn vào năm 2017.
Theo Cerasis