DEMAND AND SUPPLY PLANNING

Nắm bắt chuyên môn và quy trình phối hợp Chuỗi cung ứng

45 giờ học | 5 tuần

Online Virtual Classroom

Giới thiệu Chương trình

Xây dựng dự báo nhu cầu và kế hoạch nguồn cung đã trở thành hoạt động quan trọng và ngày càng phức tạp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Những vấn đề mà doanh nghiệp có thể đang gặp phải khi dự báo nhu cầu và lập kế hoạch nguồn cung như:

Độ chính xác dự báo thấp

Sự thay đổi hành vi mua sắm, tiêu dùng

Hiệu ứng bullwhip qua các mắc xích trong chuỗi cung ứng

Thiếu liên kết, phối hợp với kế hoạch bán hàng

Khan hiếm nguồn cung hoặc gián đoạn cung ứng do vận tải

Dữ liệu không được đồng bộ hoặc không cập nhật theo thời gian thực

Các vấn đề trên đã và đang ảnh hưởng lớn đến khả năng lên kế hoạch và đáp ứng nhu cầu của thị trường của doanh nghiệp, điểm quan trọng để tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Những khó khăn trên đi kèm với sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã thiết lập một hạn mức mới về kỹ năng và tư duy của planners.

Chương trình Demand & Supply Planning (DSP) cung cấp kiến thức chuyên môn về các nguyên tắc và thực tiễn của việc lập kế hoạch cung – cầu. Nội dung đào tạo được thiết kế dựa trên nền tảng kiến thức tiêu chuẩn quốc tế và những thực tiễn áp dụng hiệu quả tại các doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm mang lại cho học viên tư duy đúng và áp dụng vào quá trình xây dựng kế hoạch cung – cầu, vận hành S&OP hiệu quả để S&OP có thể điều phối các kế hoạch mua hàng, sản xuất, logistics, marketing, bán hàng, và dịch vụ, ..v..v… ; từ đó, cung cấp quy trình phối hợp để đồng bộ hóa các nội dung, mục tiêu, chiến lược, số liệu hiệu suất của doanh nghiệp.

MỤC TIÊU
ĐÀO TẠO

Hiểu các nguyên tắc về Quản lý Cung và Cầu trong toàn bộ kế hoạch kinh doanh và hiểu được bản chất của kỹ thuật dự báo nhu cầu và quá trình hoạch định nhu cầu

Có khả năng xác định các yêu cầu về năng lực cung ứng của doanh nghiệp và nhận biết các kỹ thuật hữu ích trong việc tối đa hoá công suất sử dụng

Hiểu và áp dụng được nguyên tắc cân bằng cung và cầu trong qui trình S&OP và phân định được vai trò và trách nhiệm cho từng hoạt động chức năng trong qui trình S&OP

Hiểu rõ sự khác biệt giữa các phương pháp tiếp cận để quản lý dự trữ, ra quyết định quản lý về hoạt động dự trữ

Đội ngũ Giảng viên

Ms. Ngoc Nguyen

Associate Instructor for CSCP, CPIM | APICS

The first Vietnamese approved to participate in APICS Instructor Development Program at the following levels:

CPIM – Certified Production and Operations Management.

CSCP – Certified Supply Chain Professionals. 

 

Nội dung Khóa học

Chapter 1: The Fundamentals of Demand and Supply Management

1.1 Demand Overview

1.2 Supply Overview

1.3 Small practice about Supply chain

Chapter 2: Demand and Supply Planning considerations

2.1 Demand Planning Considerations

2.2 Supply Planning Considerations

2.3 Considerations for Demand and Supply Integration

 

Chapter 3: Balancing the Demand and Supply Plan – The Sales and Operations Planning (S&OP)

3.1 Confliction in demand & supply
3.2 S&OP – A balancing act
3.3 S&OP executions
3.4 Target Roles and Responsibilities
3.5 Four Keys To S&OP Effectiveness
3.6 S&OP Maturity (continuous improvement)
3.7 S&OP Workshop & practice

Mô hình Virtual Classroom

Mô hình Virtual classroom (học tương tác trực tuyến) tại VILAS được phát triển với mục tiêu đào tạo từ xa. Đây là hình thức được tối ưu học giúp học viên có thể tương tác trực tiếp với giảng viên & các nhân sự khác thông qua nền tảng Zoom.

 

  • Chủ động nâng cao chuyên môn;
  • Nội dung đào tạo của chương trình luôn được đảm bảo;
  • Hoạt động online năng động giúp gia tăng tương tác cho lớp học;
  • Chia sẻ thực tế & kinh nghiệm chuyên môn từ giảng viên & mentors;
  • Phương thức hỗ trợ học tập đảm bảo chất lượng (ôn bài, kiểm tra, stimulation game…);

Thông tin Khóa học

Demand and Supply Planning là thuộc chuỗi chương trình đào tạo chuyên sâu về các mảng chức năng trong Chuỗi cung ứng của VILAS – chương trình “Higher Diploma in Supply Chain Management” , với sự kiểm duyệt của Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế, FIATA.

 

Chương trình thiết kế theo hướng chuẩn hóa chuyên môn về Quản lý Logistics – Chuỗi cung ứng theo tiêu chuẩn Quốc tế song hành sự tiếp cận phù hợp với thị trường Việt Nam từ đó giúp học viên xây dựng tư duy thiết kế, xây dựng kế hoạch – chiến lược vận hành, cải tiến, quản trị rủi ro liên chức năng trong Chuỗi cung ứng.

KHAI GIẢNG: 11/2021

THỜI LƯỢNG: 5 Tuần | 45 giờ học

LỊCH HỌC: Thứ 2, 4, 6 (18h30 - 21h00)