Tình hình Sustainable ở Việt Nam

Các doanh nghiệp SEMs cũng có nhiều cơ hội tiếp cận chuỗi cung ứng bền vững, đặc biệt nếu họ tham gia vào THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU hoặc CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU. Những thị trường này thường có yêu cầu và kỳ vọng cao hơn đối với chuỗi cung ứng bền vững, điều này có thể thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ cải thiện các hoạt động bền vững và tiếp cận hỗ trợ tài chính và công nghệ từ người mua hoặc bên trung gian của họ. Hơn nữa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tận dụng các công nghệ kỹ thuật số để nâng cao tính bền vững về môi trường và khả năng học tập của họ. 

Vì vậy, mức độ tiếp cận chuỗi cung ứng bền vững của các doanh nghiệp tại Việt Nam phụ thuộc vào cả yếu tố bên ngoài và bên trong. 

Các yếu tố bên ngoài

  • Nhu cầu thị trường
  • Áp lực pháp lý 
  • Áp lực của các bên liên quan
    đối với tính bền vững của chuỗi cung ứng

Các yếu tố bên trong

  • Quy mô công ty
  • Lĩnh vực
  • Chiến lược
  • Văn hóa
  • Đổi mới

Các doanh nghiệp tại Việt Nam cần đánh giá thực trạng của mình, xác định những khoảng trống và cơ hội để tiếp cận chuỗi cung ứng bền vững. Họ cũng cần hợp tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng và các bên liên quan khác để tạo ra giá trị chung và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Những yếu tố thúc đẩy chuỗi cung ứng bền vững

Trong ngữ cảnh của các doanh nghiệp Việt Nam, có nhiều yếu tố khác nhau thúc đẩy hướng tới chuỗi cung ứng bền vững. Tùy thuộc vào mục tiêu, thách thức và cơ hội cụ thể của từng công ty và từng ngành, nhưng một số yếu tố phổ biến có thể được áp dụng.

Nhu cầu thị trường

Ngày càng có nhiều người tiêu dùng quan tâm đến nguồn gốc và quy trình sản xuất của sản phẩm, ưu tiên lựa chọn những sản phẩm và dịch vụ bền vững, đặc biệt là các sản phẩm làm đẹp (Vd: Các thương hiệu như Lush,  Kjaer Weis, Beautycounter,… đã xây dựng một chuỗi cung ứng bền vững bằng cách sử dụng các thành phần tự nhiên, hữu cơ và không gây hại cho khách hàng và môi trường trong sản phẩm của mình). Doanh nghiệp nhận thấy rằng triển khai chuỗi cung ứng bền vững không những giúp đáp ứng nhu cầu và mong đợi ngày càng tăng của khách hàng, người tiêu dùng và nhà đầu tư về các sản phẩm và dịch vụ bền vững hơn, mà còn giúp các doanh nghiệp nâng cao hình ảnh thương hiệu, uy tín và lòng trung thành của khách hàng, cũng như đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Chính sách hỗ trợ từ chính phủ

Chính phủ có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng bền vững bằng cách áp dụng chính sách thuế quan ưu đãi. Điều này có thể bao gồm giảm thuế quan hoặc miễn thuế đối với các sản phẩm hoặc nguyên liệu có tính bền vững cao như những nguyên liệu tái chế. Những khoản tiết kiệm từ việc giảm thuế quan có thể được sử dụng để đầu tư vào nâng cao công nghệ, tăng cường khả năng tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững và mở rộng hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó còn có chính sách hỗ trợ tài chính trong việc nghiên cứu và đầu tư công nghệ vào việc triển khai chuỗi cung ứng bền vững. 

Tăng cơ hội hợp tác 

Triển khai chuỗi cung ứng bền vững giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới, các khách hàng yêu cầu tiêu chuẩn bền vững. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn và yêu cầu bền vững sẽ làm tăng khả năng được chấp nhận và lựa chọn bởi các khách hàng quan tâm đến môi trường và xã hội. Điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh và mở rộng phạm vi tiếp thị cho doanh nghiệp.

Áp lực pháp lý

Áp lực pháp lý là một yếu tố thúc đẩy quan trọng cho chuỗi cung ứng bền vững ở Việt Nam. Chính phủ và các tổ chức quốc tế thường xuyên đưa ra các quy định và chuẩn mực nghiêm ngặt liên quan đến bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Việc tuân thủ các quy định này không chỉ giúp các doanh nghiệp tránh rủi ro pháp lý mà còn xây dựng danh tiếng và tạo giá trị dài hạn.

Ví dụ: Chính phủ Việt Nam đã ban hành quy định về giảm thiểu sử dụng túi nhựa một lần và khuyến khích sử dụng túi vải tái sử dụng. Các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng phải tuân thủ quy định này bằng cách thay đổi quy trình đóng gói và cung cấp các sản phẩm thân thiện với môi trường như túi vải tái sử dụng.

Một số doanh nghiệp đã triển khai chuỗi cung ứng bền vững

Unilever

Unilever là một doanh nghiệp hàng tiêu dùng toàn cầu được công nhận với cam kết phát triển bền vững. Họ đã thiết lập mục tiêu rõ ràng và thực tế nhằm giảm tác động môi trường, cải thiện sức khỏe và hạnh phúc của một tỷ người và tăng cường sinh kế cho hàng triệu người vào năm 2030. Unilever triển khai các chính sách và hoạt động bền vững như đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu nông nghiệp bền vững, loại bỏ phá rừng trong chuỗi cung ứng và giảm phát thải khí nhà kính.

Vinamilk: 

Vinamilk đã thực hiện nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy chuỗi cung ứng xanh, bao gồm giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lượng tái tạo và tăng cường hiệu quả sử dụng nước. Họ cũng hỗ trợ nông dân địa phương, cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người tiêu dùng. Vinamilk đã nhận được ưu đãi và hỗ trợ từ chính phủ, bao gồm miễn thuế và vay vốn ưu đãi, để thúc đẩy hoạt động phát triển bền vững.

Heineken Việt Nam

Heineken Việt Nam tập trung vào 6 lĩnh vực chính để phát triển bền vững, bao gồm việc tuyên truyền uống có trách nhiệm, bảo vệ nguồn nước, giảm phát thải CO2 và phát triển cùng cộng đồng. Họ đã được hưởng lợi từ các ưu đãi và hỗ trợ của chính phủ như miễn thuế và các chương trình chuyển giao công nghệ xanh.

Decathlon Việt Nam: 

Decathlon Việt Nam đã tích hợp khía cạnh bền vững vào quản lý chuỗi cung ứng bằng cách phát triển các sản phẩm, dịch vụ và quy trình kinh doanh mới liên quan đến môi trường và trách nhiệm xã hội. Họ đã nhận được ưu đãi và hỗ trợ từ chính phủ như khu công nghiệp xanh và các chương trình chứng nhận xanh. Decathlon Việt Nam đã được chứng nhận là Nhà máy Xanh vì tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Cơ hội nghề nghiệp

Một số công việc khả thi khi tính bền vững tại các doanh nghiệp và chuỗi cung ứng phát triển mạnh mẽ như:

Sustainability reporting analysts

Là người thu thập, phân tích và báo cáo thông tin liên quan đến các hoạt động và tiến độ về bền vững của một tổ chức. Công việc của họ là đảm bảo rằng tổ chức tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về báo cáo bền vững, như GRI (Global Reporting Initiative) hoặc tiêu chuẩn ISO 26000. Họ thu thập và phân tích dữ liệu từ các phòng ban  để tạo ra báo cáo bền vững, bao gồm thông tin về tác động môi trường, xã hội và kinh tế của tổ chức.

Sustainability auditors:

Đây là nhân sự chịu trách nhiệm đánh giá và đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về bền vững trong một tổ chức. Công việc của họ bao gồm kiểm tra và đánh giá các hoạt động, quy trình và hệ thống của tổ chức để đảm bảo rằng chúng tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về môi trường, xã hội và kinh tế. Sustainability auditors cũng thường đảm nhận vai trò đối tác độc lập, không phụ thuộc vào tổ chức mà họ đang kiểm toán, để đảm bảo tính khách quan và trung thực trong quá trình kiểm toán.

Energy management engineers

Energy management engineers chịu trách nhiệm đảm bảo hiệu quả và sử dụng tối ưu nguồn năng lượng trong một tổ chức hoặc hệ thống, bao gồm đánh giá, lập kế hoạch và triển khai các biện pháp tiết kiệm năng lượng, từ đó giảm thiểu lượng tiêu thụ và tác động môi trường. Họ có thể thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng thông qua việc cải thiện hệ thống chiếu sáng, hệ thống làm lạnh và thông gió, cải tiến quy trình sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến, và đề xuất các hệ thống năng lượng tái tạo như điện mặt trời hoặc gió. Energy management engineers sẽ làm việc tại các ngành công nghiệp, bao gồm sản xuất, hóa chất, xây dựng và dịch vụ công cộng.

Sustainability consultant

 Chuyên gia tư vấn phát triển bền vững là người sẽ đưa ra lời khuyên và hướng dẫn cho các công ty về cách cải thiện hoạt động phát triển bền vững và điều chỉnh chiến lược kinh doanh của họ phù hợp với các mục tiêu Phát triển bền vững. Họ giúp các công ty đánh giá tình hình hiện tại, xác định những điểm cần cải thiện và cơ hội, phát triển các kế hoạch hành động, thực hiện các giải pháp, theo dõi và báo cáo tiến độ. Chuyên gia tư vấn bền vững cần phải có kỹ năng phân tích, giao tiếp và quản lý dự án vững vàng, cũng như kiến thức về các tiêu chuẩn, khuôn khổ ESG và các phương pháp hay nhất.

Đây là một số cơ hội nghề nghiệp sẽ phát triển khi tính bền vững tại các doanh nghiệp và chuỗi cung ứng được triển khai rộng rãi. Để nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp đầy triển vọng các nhân sự cần đầu tư vào việc tích lũy những kiến thức liên quan ngay từ bây giờ.

Tham dự Hội thảo SCSS 03: A Step into The Green Jobs – Understand Sustainability For Business And Supply Chain để có sự chuẩn bị tốt nhất và tận dụng những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn khi tham gia Chuỗi cung ứng bền vững.