Trải qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, điện thoại di động ngày càng trở nên phổ biến và không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Chúng không ngừng được thay đổi, cải tiến trong công nghệ, chức năng cũng như kiểu dáng. Đặc biệt là vào năm 2007, một thay đổi lớn đã diễn ra với sự ra đời của Apple iPhone, đánh dấu sự sáng tạo đột phá về thiết kế và công năng với nét đặc trưng là màn hình cảm ứng siêu nhạy giúp người sử dụng có thể thao tác dễ dàng với các ngón tay và khả năng kết nối với mạng Internet toàn cầu.
Là sản phẩm tinh hoa, hội tụ các công nghệ đỉnh cao, cả về cơ khí, điện và điện tử. Mỗi chiếc điện thoại thông minh được lắp ráp từ hàng nghìn linh kiện khác nhau. Hầu hết các linh kiện có giá trị thấp, ví dụ như tụ điện hay điện trở thì chỉ đáng giá vài xu. Một số bộ phận cơ khí như thân, vỏ của điện thoại thì tốn kém hơn ở khẩu thiết kế và sản xuất. Những linh kiện đắt nhất phải kể đến là màn hình, bộ vi xử lý, bộ nhớ, lưu trữ dữ liệu, vỏ máy và camera. Bản thân mỗi linh kiện quan trọng và tốn kém đó là một hệ thống phức tạp, thể hiện tính sáng tạo và trí tuệ, giúp phân biệt sản phẩm cuối cùng và tạo ra tỷ suất lợi nhuận tương đối cao.
Chuỗi cung ứng toàn cầu của điện thoại thông minh Ngành công nghiệp điện thoại thông minh bao gồm rất nhiều thành viên tham gia, trong đó có ba nhóm chính, đó là doanh nghiệp đầu mối (lãnh đạo chuỗi), đơn vị lắp ráp và nhà cung cấp linh kiện. Mô hình tổng thể về chuỗi cung ứng toàn cầu của điện thoại thông minh (Hình minh họa bên dưới)
Samsung dựa vào những yếu tố gì để chọn địa điểm triển khai hoạt động chuỗi cung ứng?
Các doanh nghiệp đầu mối tập trung vào hoạt động nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản phẩm, vào lĩnh vực marketing và xây dựng thương hiệu. Trong chuỗi cung ứng Smartphone, giá trị gia tăng lớn nhất thuộc về các công đoạn thiết kế kiểu dáng, cơ khí, điện tử và phần mềm và nó cũng quyết định sự khác biệt, chất lượng của sản phẩm. Một số công ty có thể tự sản xuất và lắp ráp các linh kiện và cấu trúc quan trọng (ví dụ Samsung tự sản xuất chip vi xử lý, màn hình, bộ nhớ và các linh kiện khác).
Nhưng trong nhiều năm qua, chiến lược của Samsung là tập trung nhiều vào hoạt động gia tăng giá trị vô hình thay vì dành nhiều thời gian vào hoạt động sản xuất và lắp ráp bằng cách thuê ngoài cho những dịch vụ này.
Apple thuê ngoài toàn bộ hoạt động sản xuất của mình, trong khi Samsung, Lenovo và Huawei thì vừa tự làm và vừa thuê ngoài một phần khâu lắp ráp. Hầu hết hoạt động sản xuất của họ được đặt ở các nước có chi phí nhân công thập thông qua các công ty con hoặc liên doanh.
Samsung vừa là nhà sản xuất điện thoại lớn, vừa là nhà cung cấp linh kiện và kiếm lợi nhuận từ cả hai khâu. Bên cạnh các công ty đầu mối, một số nhà cung cấp linh kiện được hưởng lợi nhuận cao, chẳng hạn như nhà sản xuất bo mạch Qualcomm hay ARM (công ty thiết kế bộ vi xử lý và cấp phép của mình cho các nhà sản xuất vi mạch). Qualcomm và các công ty công nghệ khác cũng đóng góp nhiều vào sự phát triển của các tiêu chuẩn kết nối và viễn thông cơ bản cho hoạt động của điện thoại thông minh.
Năm 2008, Samsung chính thức nhận giấy phép đầu tư và bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại Bắc Ninh. Đây là dự án đầu tiên trong đại kế hoạch đầu tư cho mảng thiết bị di động của Samsung tại Việt Nam, có vai trò quan trọng tạo tiền đề vững chắc cho sự mở rộng quy mô đầu tư của Samsung trong hành trình đưa Việt Nam trở thành một trong các cứ điểm sản xuất toàn cầu của tập đoàn. Tính đến tháng 2/2019, sự hiện diện của Samsung tại Việt Nam bao gồm 6 nhà máy và 1 trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D), trong đó SEV (Bắc Ninh) và SEVT (Thái Nguyên) là 2 nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của Samsung trên toàn cầu, SEHC (Thành phố Hồ Chí Minh) là nhà máy điện tử gia dụng lớn nhất tại Đông Nam Á, và SVMC là Trung tâm R&D lớn nhất của Samsung tại Đông Nam Á
Nguồn cung của Samsung và giá trị Việt Nam trong chuỗi cung ứng Galaxy
Hầu hết linh kiện đầu vào cho điện thoại thông minh Samsung lắp ráp tại Bắc Ninh và Thái Nguyên. Nguyên liệu đều được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản. Các nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc sản xuất tại Việt Nam thì lại chủ yếu được lấy từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi các nhà cung cấp nội địa mới chỉ cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng thấp như đóng gói hoặc in ấn. Trong năm 2014, chỉ có 10 doanh nghiệp trong nước Việt Nam đủ năng lực tham gia vào chuỗi cung ứng của Galaxy, trong đó có 4 nhà cung cấp bậc 1.
Còn 63 nhà cung cấp bậc 1 khác có địa điểm sản xuất linh kiện tại Việt Nam là các công ty FDI đến từ Hàn Quốc (53), Nhật Bản (7), Malaysia (1), Singapore (1) và Anh (1). Một số đơn vị là công ty con của chính Samsung. Các nhà cung cấp theo chân Samsung đến Việt Nam mở nhà máy nhằm rút ngắn khoảng cách chuỗi cung ứng, cũng như tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ, thị trường tiềm năng và những ưu đãi mà Chính phủ đem lại… Phần lớn họ đã có quan hệ đối tác lâu năm với Tập đoàn Samsung và có quy mô hoạt động kinh doanh lớn, đem về hàng nghìn tới hàng chục nghìn tỷ đồng doanh thu trong năm 2019.
Nổi bật nhất trong số này là Samsung Electro-Mechanics (SEMV) và Samsung SDI Vietnam, là hai công ty con của Samsung, năm 2019 thu về lần lượt 41.000 tỷ đồng và 32.600 tỷ đồng. Samsung Electro Mechanics sản xuất mạch bán dẫn, chip, camera module … trong khi Samsung SDI Vietnam sở trường với pin điện thoại.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được vẫn tương đối nhỏ. Samsung nhấn mạnh rằng họ không thể chi các khoản tiền lớn để giải quyết những bất cập về nguồn cung tại Việt Nam. Một giải pháp thay thế là các doanh nghiệp trong nước xác định vai trò là nhà cung cấp bậc 2 của Galaxy, và để các nhà cung cấp bậc 1 giúp doanh nghiệp Việt Nam cải thiện năng lực của mình. Ví dụ như An Trung Industries từ tháng 3/2019 đã chính thức trở thành nhà cung ứng linh kiện nhựa kỹ thuật cho Elentec, nhà cung cấp bậc 1 của Samsung đối với sạc pin điện thoại, dữ liệu nội địa hóa của Samsung đã tăng lên 58% vào năm 2018 với số lượng doanh nghiệp địa phương là nhà cung cấp cấp 1 tại Việt Nam của Samsung đã tăng lên 29 đơn vị.
Với trình độ công nghệ kỹ thuật hạn chế, doanh nghiệp nội địa hiện khó lòng chen chân vào những cấu phần chính của chuỗi cung ứng. Thay vào đó họ được giao cho những phần việc đơn giản hơn như sản xuất bao bì, in ấn, cung cấp xốp chống sốc, các chi tiết nhựa đơn giản, ốc vít hay như cung cấp suất ăn, xử lý chất thải, an ninh, vệ sinh…Có thể lấy ví dụ một số nhà cung ứng Việt Nam có quan hệ làm ăn chặt chẽ với Samsung hiện đang có doanh thu tương đối ổn định, như Công ty TNHH Bao Bì Việt Hưng, là một trong những nhà cung cấp bao bì carton, pallet giấy đầu tiên và nổi tiếng của Samsung, đặt nhà máy tại tỉnh Hưng Yên.
Thành Long nằm trong số ít doanh nghiệp Việt đủ khả năng cung cấp bản mạch điện tử PCB tương đối phức tạp cho Samsung. CTCP Công nghiệp Hỗ trợ Minh Nguyên (tp.HCM) một trong những đơn vị đầu tiên được chọn cung ứng linh kiện nhựa, khuôn mẫu cho Samsung doanh thu 437 tỷ đồng; HTMP Việt Nam chuyên sản xuất khuôn và ép nhựa đem về 419 tỷ đồng; Manutronics – nhà cung ứng bậc 2 cho Samsung chuyên sản xuất đĩa quang (CD, DVD, CD-R) thu khoảng 221 tỷ đồng trong 2019.
Chuỗi cung ứng Samsung Galaxy tại Việt Nam
Ngành công nghiệp điện thoại thông minh rất năng động. Các yếu tố thực sự nắm bắt giá trị trong ngành là các tài sản vô hình, như bằng sáng chế, thiết kế, bí mật thương mại, tài sản thương hiệu và các tri thức khác, giúp phân biệt Samsung Galaxy với các điện thoại thông minh của các doanh nghiệp khác. Việc triển khai khâu lắp ráp điện thoại thông minh của Samsung tại Việt Nam là một ví dụ điển hình về chuỗi cung ứng toàn cầu mang lại nhiều công ăn việc làm và các lợi ích khác cho một quốc gia trong một khoảng thời gian xác định. Đồng thời, Samsung cũng nhận thấy một số khó khăn khi nỗ lực trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp trong nước và nhận ra rằng nhiều doanh nghiệp Việt không đủ năng lực cung ứng về quy mô, chi phí, chất lượng và dịch vụ giao hàng.
Hình trên mô tả một cách trực quan và đơn giản về chuỗi cung ứng của Samsung Galaxy trên thị trường Việt Nam. Ở phía thượng nguồn Bộ Công Thương và Samsung đã triển khai nhiều chương trình hợp tác cung ứng nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho doanh nghiệp Việt trong thời gian qua. Ông Kim Dong Hwan, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm mua hàng, Samsung Việt Nam, cho biết: “Trong thời gian qua, chúng tôi cũng đạt được một số thành quả đáng kể, tuy nhiên đó vẫn chưa phải là tất cả những gì chúng tôi mong đợi. Nền tảng cơ bản của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu và việc đầu tư có quy mô lớn vào thiết bị hiện đại và nhân lực công nghệ cao vẫn chưa nhiều. Sau chương trình tư vấn cải tiến, các doanh nghiệp này đều đã có nhiều cải tiến ngoạn mục, góp phần nâng cao năng lực sản xuất”. Ở phía hạ nguồn, Samsung không gặp khó khăn gì trong việc tìm kiếm các đối tác tin cậy để ủy thác các hoạt động phân phối và bán lẻ trên thị trường nội địa.
Bên cạnh con đường bán hàng và tương tác trực tuyến tới khách hàng qua kênh online http://www.shop.samsung.vn và quan hệ chặt chẽ với các điểm bán độc quyền do bên thứ ba vận hành Samsung Plaza, thì doanh số bán Samsung Galaxy chủ yếu đến từ kênh bán buôn qua 5 đối tác lớn Petrosetco PSD, Phú Thái, Viettel XNK, CMS và Digiworld. Các đối tác này chịu trách nhiệm giao hàng và phân phối tới mạng lưới bán lẻ rộng khắp trên toàn quốc, bao gồm cả các siêu thị điện thoại di động và điện tử-điện máy lớn như Thế giới di động, FPT shop, Viettel store, Nguyễn Kim … và cả các chuỗi bán lẻ điện thoại nhỏ hơn như CellphoneS, Hoàng Hà Mobile… Đồng thời các trung gian thương mại điện tử như Tiki, Lazada cũng là những điểm tiếp xúc thương hiệu và bán hàng tới nhóm khách hàng trẻ và ưa thích mua hàng online.
Tạm kết:
Samsung là một trong những đế chế điện thoại thông minh có độ phủ rộng rãi trên nhiều quốc gia. Vào năm 2018, Samsung đã đặt nhà máy sản xuất điện thoại thông minh đầu tiên tại Việt Nam, với vai trò chính là doanh nghiệp Lắp ráp sản phẩm. Vì hạn chế về mặt khoa học công nghệ, nên các doanh nghiệp Việt Nam chỉ cung cấp chủ yếu các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp như bao bì, thùng Carton, ốc vít hay các dịch vụ như in ấn, xử lý rác thác thải,…
Với những nổ lực trong việc thúc đẩy các nhà cung cấp nội địa, tính đến hiện tại số lượng các nhà cung cấp bậc 1 tại việc Nam đã tăng lên với vai trò cung cấp các linh kiện nhựa kỹ thuật cho pin điện thoại, bản mạch điện tử PCB. Tuy chưa thể tham gia vào các khâu sản xuất chính, nhưng chuỗi cung ứng của Samsung đã góp một phần lớn trong việc tạo việc làm cho lao động và mang lại lợi nhuận cho một số doanh nghiệp Việt Nam.
Nguồn: Tình huống Quản trị Chuỗi cung ứng, Bộ mộn Logistics và Chuỗi cung ứng, Trường Đại học Thương mại 2021
Hội thảo ASCC 23: Supply Chain Competency Frameworks
“Strategize Meta Competencies for Your Career.”