Quản Trị Vận Hành Và Chuỗi Cung Ứng Thời Bình Thường Mới

Sự lây lan trên Toàn cầu với những biến chủng coronavirus mới vào năm 2021 đang ngày càng khiến tình hình chống dịch của các quốc gia trở nên phức tạp và kéo dài dai dẳng, khiến các nhà quản lý khó có thể đưa ra những liệu pháp toàn vẹn để giữ vững cán cân sức khỏe xã hội – kinh tế. Các khu vực bị ảnh hưởng hiện nay đều là mắc xích của nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu. Các quy định giới hạn di chuyển đã làm gia tăng sự đứt gãy liên kết giữa nguồn cung và thị trường. Nhìn kỹ hơn, sự tắc nghẽn sản xuất và vận tải đang khiến sự thiếu hụt hàng hóa gia tăng đến quy mô cục bộ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền của các doanh nghiệp, đẩy các doanh nghiệp đang dùng vốn vay đến gần nguy cơ phá sản hơn.

Việc các nhà quản lý phải nhanh chóng tìm hiểu làm thế nào các doanh nghiệp đa quốc gia đang vận hành trong quãng thời gian gián đoạn này sẽ giúp cho các công ty đúc kết ra được giải pháp hợp lý cho ngữ cảnh của chính họ. Nhiều công ty trên nhiều ngành bị tác động bởi COVID dường như không thể tránh khỏi. Trong thời gian tới, chi phí cung cấp từ Trung Quốc có thể tăng lên. Bắt nguồn từ:

  • Tình trạng thiếu container ở châu Á. Đó là kết quả của việc phân phối không đồng đều để đáp ứng nhu cầu lớn hơn của cả châu Á, châu Âu và Mỹ.
  • Cũng như từ việc trả phí cao hơn để đảm bảo nguồn cung và khả năng nắm giữ hàng hóa. Các công ty cũng đang thực hiện chiến lược tìm nguồn cung ứng thay thế. Điều này rất quan trọng để có thể duy trì được nguồn hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp vận hành ứng với các kịch bản COVID. Ví dụ, khi các trường hợp lây truyền vi rút xuất hiện ở các vùng lãnh thổ khác nhau.

Tình hình chống dịch trên toàn Thế Giới

Diễn biến dịch bệnh trên toàn Thế Giới không tương đồng. Cũng như chiến lược chống dịch của mỗi quốc gia cũng khác biệt. Do đó tại một thời điểm, cách thức ứng phó của mỗi quốc gia là khác nhau. Hiện nay có thể thấy Anh đã loại bỏ gần như tất cả các hạn chế coronavirus. Đức đang cho phép những người đã được tiêm phòng đi du lịch mà không cần kiểm dịch. Việc đeo khẩu trang hầu như không còn ở Ý. Các trung tâm mua sắm vẫn mở ở Singapore.

Song, một xu hướng chung dễ nhận thấy chính là: Chúng ta phải học cách sống chung với virus. Mười tám tháng sau khi virus coronavirus lần đầu tiên xuất hiện, các chính phủ ở châu Á, châu Âu và châu Mỹ đang khuyến khích mọi người quay trở lại nhịp sống hàng ngày và chuyển sang một nhịp sống bình thường mới, trong đó tàu điện ngầm, văn phòng, nhà hàng và sân bay một lần nữa chật kín.

covid

Chiến lược chống dịch của Việt Nam trong năm 2021

Ở Việt Nam, dịch bệnh diễn biến phức tạp ở quy mô toàn quốc từ cuối tháng 5, 2021. Trung tâm kinh tế cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh đã liên tục bị siết chặt và phong tỏa theo chỉ thị 16 đến hết tháng 9. Đồng thời, công tác phòng chống dịch theo phương án tiêm vaccine cũng đã được triển khai mạnh mẽ đối với nguồn nhân lực chống dịch và nhân viên tham gia trực tiếp vào dây chuyền sản xuất. Song, công tác chống dịch của chính phủ được nhận xét là theo đuổi “Zero Covid”.

Tuy nhiên, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Tình hình thay đổi thì nhiệm vụ thay đổi, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, chỉ đạo cũng phải thay đổi. Đạt “zero Covid” sẽ là một điều rất khó khăn vì ngay tại những nước phát triển có tỉ lệ tiêm vắc-xin đạt 90% dân số, điều đó cũng là không thể. Chúng ta đang xây dựng hướng dẫn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh Covid-19″.

Theo đó, 6 nguyên tắc phải quán triệt để xây dựng hướng dẫn được Thủ tướng nêu rõ gồm: Y tế là trụ cột, là trung tâm; Kinh tế là cơ sở, là nền tảng; Dữ liệu khoa học, công nghệ là then chốt; Ổn định chính trị-xã hội là trọng yếu và thường xuyên; Vắc-xin, thuốc chữa bệnh và ý thức người dân là điều kiện tiên quyết; An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn.

Lối thoát nào cho các doanh nghiệp Việt Nam?

người
Công nghiệp
người

Theo kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 thứ 4 trên gần 300 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực do FPT và Base.vn thực hiện, có 53% doanh nghiệp đang tạm ngưng hoặc hạn chế một phần hoạt động kinh doanh. Hơn 60% doanh nghiệp sẽ phải “ngủ đông” tạm thời hoặc chuyển đổi mô hình kinh doanh khi buộc phải triển khai vận hành từ xa, đảm bảo tuân thủ giãn cách xã hội.

Tạm ngưng, hạn chế một phần hoạt động hay “ngủ đông” trong thời gian dài cũng đồng nghĩa với việc sự sống của doanh nghiệp bị đe dọa. Để duy trì sự sống còn trong bối cảnh Covid-19 còn kéo dài, doanh nghiệp buộc phải tìm cho mình những giải pháp phù hợp, thực hiện đúng thời điểm để mang lại hiệu quả. Bên cạnh cắt giảm giờ làm, làm việc luân phiên, thắt chặt chi tiêu…, việc triển khai, ứng dụng giải pháp công nghệ vào hoạt động quản trị vận hành, sản xuất kinh doanh cũng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, trở thành giải pháp giúp sống cùng Covid-19 trong dài hạn.

Theo khảo sát của FPT và Base.vn, trên 60% doanh nghiệp khẳng định sẽ xây dựng và triển khai chính sách làm việc từ xa cho nhân viên. Hơn 91% doanh nghiệp đã thực hiện hoặc có kế hoạch triển khai công nghệ để đảm bảo kinh doanh liên tục. Trong đó, ưu tiên hàng đầu là tối ưu quy trình cộng tác nội bộ, quản lý đánh giá phát triển nhân sự và xây dựng hạ tầng kỹ thuật nội bộ.

Để xây dựng môi trường làm việc từ xa với sự hỗ trợ của ứng dụng công nghệ, nhiều chuyên gia lưu ý, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ công cụ cần thiết, thiết lập quy trình làm việc online, xây dựng hệ thống đảm bảo an ninh an toàn và đưa dữ liệu lên nền tảng điện toán đám mây. Doanh nghiệp cũng cần quan tâm, đầu tư để hình thành văn hóa làm việc trực tuyến cho toàn bộ nhân viên.

3 Tại chỗ mùa dịch và Các biện pháp ứng phó thời hậu COVID-19

Việc triển khai “3 tại chỗ” (sản xuất, cách ly, ăn nghỉ tại chỗ) đã chứng minh được hiệu quả tại Bắc Ninh, Bắc Giang và hiện đang được triển khai tại nhiều tỉnh, thành phố phía Nam khi dịch bùng phát mạnh. Thực tiễn cho thấy, có thể đây là phương án tốt nhất hiện nay, nếu không nói là duy nhất, để các doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất ở mức tối thiểu, không bị đứt gãy vì dịch bệnh. Đây cũng là lựa chọn rất khó khăn nhưng cấp thiết lúc này.

Những khó khăn từ đây, mô hình này cũng bắt đầu bộc lộ những bất cập. Cụ thể, việc áp dụng khoảng cách 1,5 m trong dây chuyền sản xuất sẽ giảm năng suất lao động đáng kể của mỗi tổ chuyền, tăng chi phí giá thành trên mỗi đơn vị sản phẩm. 

Lãnh đạo DN thì luôn lo lắng về nguy cơ dịch bệnh lây nhiễm đến đội ngũ bất cứ lúc nào, từ bên ngoài vào cũng như sự bùng phát từ bên trong khuôn viên nhà máy, công ty đối diện với nguy cơ bị phong tỏa, dẫn đến đình trệ sản xuất và thậm chí đóng cửa. Bởi, khi DN bắt đầu triển khai “3 tại chỗ” cũng là lúc nguy cơ lây lan dịch bệnh vô cùng lớn. Vì vậy, ban lãnh đạo cùng các giám đốc chức năng thường xuyên theo dõi và nhắc nhở công nhân – lao động hằng ngày, hằng giờ phải nâng cao ý thức trong việc giao nhận nguyên vật liệu, xuất khẩu thành phẩm cũng như giao tiếp với bên ngoài, mỗi một sơ sẩy sẽ là đại họa.

Công nhân – lao động với tâm lý lo ngại sẽ bị nhiễm bệnh khi phải ở tập trung nên nhiều người đã chọn phương án nghỉ việc ở nhà cho an toàn. Những công nhân còn lại phải làm việc tăng ca để đáp ứng đơn hàng, đẩy chi phí quỹ lương tăng cao, dẫn đến giá vốn sản phẩm tăng thêm, giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Do đó, DN đề nghị Chính phủ cũng như TP HCM có chính sách hỗ trợ người lao động đang tham gia mô hình “3 tại chỗ” với số tiền khoảng 3,5 – 4 triệu đồng/người trong mỗi đợt giãn cách xã hội.

Ứng phó với đại dịch COVID-19 và hậu quả từ đại dịch sẽ là một trong những thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp trong thời đại này. Đội ngũ quản lý sẽ chịu trách nhiệm chính trong công cuộc điều hướng rủi ro cho doanh nghiệp. Chính các nhà lãnh đạo sẽ phải xác định thời điểm và phương pháp thích hợp để thực hiện nhiệm vụ phức tạp: Đưa lực lượng lao động quay trở lại nơi làm việc sau khi các lệnh cấm của chính phủ, như tại Việt Nam, được nới lỏng.

Theo PwC, chiến lược Return to work (RtW) là cần thiết để đưa lực lượng lao động trở lại nơi làm việc sau đại dịch. Chiến lược này bao gồm:

Huy động nhóm chuyên trách và thành lập văn phòng chuyển tiếp

Đánh giá bốn lĩnh vực then chốt khi đưa lực lượng lao động trở lại làm việc

Xây dựng và thực hiện kế hoạch chuyển tiếp nhằm hoạt động trở lại

Xem xét các chiến lược trung và dài hạn

Cân nhắc về lực lượng lao động nước ngoài và vấn đề đi công tác/làm việc ngoài nước

pwc-vietnam-return-to-work-vn-5
pwc vietnam return to work
pwc vietnam return to work
pwc vietnam return to work
pwc vietnam return to work

Kết lại, COVID 19 đặt ra những thách thức chung cho các chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Để vượt qua được những khó khăn hiện tại, các doanh nghiệp buộc phải tái cơ cấu chuỗi sản xuất, tăng tính linh hoạt của dây chuyền và đảm bảo sức khỏe cho nhân viên. Do đó, những nhà quản lý nói chung và quản lý vận hành, chuỗi cung ứng nói riêng phải có tầm nhìn rộng, sát sao với định hướng chống dịch của nhà nước.

Tham khảo Chương trình đào tạo: Quản trị Chuỗi cung ứng – 

Suppply Chain Mangement