- Mô hình giả lập Chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới
- Được ứng dụng bởi hơn 1200 chuyên gia & hơn 600 tập đoàn đa quốc gia như Apple, Unilever, Coca – Cola, DHL, Pepsico,…
- Giúp người chơi trải nghiệm lĩnh vực Chuỗi cung ứng một cách chuyên nghiệp
- Cơ hội vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống kinh doanh thực tế
- Nhìn thấy được tác động và kết quả của việc ra quyết định trong việc quản lý Chuỗi cung ứng
Góc nhìn của doannh nghiệp và cựu thí sinh về The Fresh Connection?
Anh Đoàn Tiến Hưng
National Logistics Director – TH Group
Tôi đánh giá rất cao về chất lượng cuộc thi. Tôi chắc chắn rằng các bạn sinh viên sẽ tiếp cận Chuỗi cung ứng một cách rất thực tế thông quan mô hình TFC…
Anh Nguyễn Hải Dương
Golden Champion at VSCC 2021
- Áp dụng 90-100% những kiến thức đã học được từ TFC vào công việc hiện tại
- Hiểu được những quyết định sẽ tác động như thế nào đối với các phòng ban khác
Chị Nguyễn Thị Cẩm Uyên
Top 3 Vietnam Supply Chain Challenge 2021
- Trải nghiệm nhiều Case Study khác nhau
- Mở rộng mối quan hệ
- Kiến thức, tư duy, hướng tiếp cận và cách giải quyết vấn đề trên TFC giống đến 90% với công việc hiện tại.
- Điểm sáng lớn cho CV ứng tuyển
The Fresh Connection là gì?
Kiến thức được tiếp nhận tốt nhất trong quá trình trải nghiệm, không nằm ở kết quả. Tuy nhiên, phần lớn mọi người vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các phương pháp đào tạo truyền thống mặc dù biết rõ lợi ích của việc học từ trải nghiệm (experiential learning). Học từ trải nghiệm không giống như những hình thức dạy – học khác, người học sẽ tiếp thu kiến thức thông qua việc làm một dự án, một công việc cụ thể, từ đó tự kết nối giữa lý thuyết và rút ra kinh nghiệm, bài học cho bản thân. Môi trường trải nghiệm khi học là một yếu tố quan trọng và cần thiết trong quá trình trải nghiệm. The Fresh Connection
Vì vậy, VILAS đồng hành cùng B.V Inchange giới thiệu đến các bạn mô hình giả lập chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới – The Fresh Connection.
The Fresh Connection (hay còn được gọi là TFC) tạo ra môi trường mô phỏng chuỗi giá trị trong kinh doanh bao gồm: khách hàng, sales & marketing, chuỗi cung ứng, nhà máy.
Cho đến nay, The Fresh Connection đã được trải nghiệm bởi hơn 12.000 chuyên gia và 600 tập đoàn lớn như Coca Cola, DHL, Apple, MAERSK, Unilever, Pepsico, … nhằm ứng dụng trong việc phát triển nhân lực, đào tạo nội bộ.
Trong TFC, một nhóm 04 người sẽ đóng vai trò quản lý, mỗi người sẽ chịu trách nhiệm cho 1 phòng ban gồm: Sales, Supply Chain Management, Operations, Purchasing. Các thành viên của nhóm sẽ phải giải quyết những thách thức theo từng vòng bằng cách đưa ra quyết định chiến lược và chiến thuật để cải thiện tình hình của công ty.
Về bộ phận Sales
Bộ phận Sales sẽ phụ trách thương lượng các điều khoản với khách hàng. Các yếu tố như mức độ cam kết dịch vụ, các ưu đãi về quảng cáo, hạn sử dụng của sản phẩm đã cam kết với khách hàng và các yếu tố khác tác động trực tiếp đến doanh thu của công ty.
Chính vì vậy, vai trò của quản lý phòng Sales là rất quan trọng để gia tăng giá trị hợp đồng thông qua thương lượng với khách hàng, từ đó có thể tăng lợi nhuận cho công ty.
Mỗi khách hàng sẽ có những yêu cầu và đặc điểm riêng, điểm mấu chốt của Sales là nắm bắt được điều đó và đưa ra những điều khoản thương lượng có lợi cho đôi bên.
Về bộ phận Supply Chain
Bộ phận Supply Chain Management là cầu nối giữa các bộ phận khác nhờ vào việc thiết kế một chiến lược chuỗi cung ứng và lên kế hoạch dự trữ hàng hóa cũng như nguyên vật liệu phù hợp vào từng thời điểm.
Bộ phận Supply Chain Management trong TFC giúp công ty ứng phó được với các trường hợp nguồn cung và lịch sản xuất không ổn định, từ đó tạo điều kiện cho các bộ phận khác cung cấp sản phẩm đúng hẹn, giữ vững uy tín của công ty với khách hàng.
Về bộ phận Operations
Bộ phận Operations phụ trách về nhân công và vận hành máy móc sản xuất. Vai trò của nhà quản lý bộ phận Operations là điều phối các ca làm việc và đảm bảo rằng các nhân viên được đào tạo phù hợp, đề phòng tình trạng lỗi máy móc xảy ra. Operations cũng đưa ra quyết định không gian và nguồn nhân lực cần thiết tại các nhà kho và trạm dự trữ.
Operations sẽ phải cân đối giữa việc linh hoạt trong sản xuất và chi phí sản xuất để quyết định lượng sản phẩm phải có, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
Vì vậy, bên cạnh Sales, Operations cũng sẽ là yếu tố quyết định để cải thiện ROI của doanh nghiệp
Về bộ phận Purchasing
Bộ phận Purchasing chịu trách nhiệm thu mua các nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Quản lý bộ phận Purchasing có nhiệm vụ thương lượng các điều kiện cung ứng, giá cả, thời gian giao hàng, điều khoản thanh toán với nhà cung cấp,… , đồng thời có thể quyết định kết thúc hợp đồng với nhà cung cấp hiện tại và ký kết hợp đồng với những nhà cung cấp mới.
Purchasing đóng một vai trò rất quan trọng trong mô hình này. Quyền quyết định lựa chọn các nhà cung cấp đồng nghĩa với việc bộ phận Purchasing cần phải kết hợp và cân đối với bộ phận Supply Chain để đảm bảo hoạt động cung ứng nguyên vật liệu hiệu quả, từ đó giảm tổng chi phí mua hàng và cải thiện ROI của doanh nghiệp.
Ngoài ra quản lý phòng Purchasing phải có kỹ năng quản lý rủi ro để đối đầu với những trường hợp bất khả kháng xảy ra được thiết lập sẵn trong mô hình như là: mất mùa, cướp biển, bão, dịch bệnh, hỏa hoạn, đình công…
The Fresh Connection sẽ giúp bạn như thế nào?
Trong The Fresh Connection, người chơi sẽ được cung cấp các dữ liệu trước mỗi vòng chơi. Người chơi phải nghiên cứu kỹ lưỡng các dữ liệu, đưa ra giả thuyết cho từng trường hợp. Mỗi quyết định mà người tham gia đưa ra đều có sự đánh đổi, vì vậy nhóm tham gia chỉ thành công khi các thành viên nhận biết được sự tác động lẫn nhau của các yếu tố trong mô hình và thống nhất một lựa chọn tối ưu nhất cho công ty trong từng thời điểm nhất định.
Người chơi phải tự tìm hiểu nguyên nhân từng vấn đề để ra quyết định. Từ đó, người chơi sẽ hình thành tư duy phân tích, phối hợp (Collaboration) và đánh đổi (Trade-off) giữa các phòng ban, hiểu tác động từng quyết định đến lợi nhuận thông qua các chỉ số cụ thể.
Chiến lược chuỗi cung ứng xuyên suốt các vòng chơi và sự hợp tác trong vận hành triển khai chiến lược của các phòng ban riêng lẻ là chìa khóa thành công trong TFC.
Mô hình The Fresh Connection sẽ mang đến một trải nghiệm mới lạ trong việc kết hợp lý thuyết và ứng dụng thực tế để đưa ra các quyết định dựa vào sự liên kết giữa các phòng ban – các mắt xích chuỗi cung ứng
Sự ra đời của Cuộc thi Vietnam Supply Chain Challenge
Khi áp dụng mô hình The Fresh Connection vào các chương trình đào tạo, VILAS nhận được những kết quả tích cực thông qua kết quả học tập của các học viên cũng như sự phản hồi từ các nhà quản lý ở các doanh nghiệp mà các bạn đi thực tập và làm việc. Chính vì thế, VILAS đã phối hợp cùng triển khai cuộc thi Vietnam SupplyChain Challenge, với mong muốn mang mô hình TFC tiếp cận với nhiều bạn trẻ hơn nữa. Qua đó tạo cơ hội để các bạn khám phá lĩnh vực Chuỗi cung ứng một cách thật chuyên nghiệp
VILAS rất vinh dự khi trở thành đối tác chiến lược Việt Nam duy nhất của Inchainge được cấp phép tổ chức Giải Vô Địch Quốc Gia của cuộc thi “Global Student Challenge” nhằm chọn ra những thí sinh xuất sắc nhất để thi đấu cùng các đội thi đến từ các quốc gia trên thế giới. Và sau 2 mùa thi vô cùng thử thách, với sự tham gia của hơn 500 thí sinh với 45 đội thi đến từ hơn 30 trường Đại Học khác nhau, VILAS rất vui khi nhìn thấy các thí sinh trưởng thành từ VietNam Supply Chain Challenge và gặt hái thật nhiều thành công trên đấu trường Quốc tế, với 4 đội thi có mặt tại Top 5 Round 1 vòng Chung Kết giải đấu Global Student năm 2020 – 2021
Bạn đã chuẩn bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho để chinh phục Vietnam Supply Chain Challenge 2023?
Để trải nghiệm chuyến hành trình VSCC 2023 theo cách hoàn chỉnh nhất, bạn có thể tham khảo 2 cách sau:
1
Theo dõi thật sát sao lịch trình của cuộc thi để không bỏ lỡ những buổi Sharing giá trị của cá diễn giả của cuộc thi
2
Tham gia khóa Đào tạo SUPPLY CHAIN EXECUTIVE để có sự chuẩn bị thật kỹ trước khi chinh phục VSCC 2023