Với xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh của các MNCs tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng nhân tài quốc gia vào các vị trí giám đốc chuỗi cung ứng (CSCO), giám đốc vận hành (COO) sẽ gia tăng đáng kể. Điều này đòi hỏi nhân sự Việt Nam cần nâng cao năng lực lãnh đạo cung ứng chuyên nghiệp trong môi trường quốc tế với hiểu biết sâu sắc về vận hành song có góc nhìn toàn diện về chuỗi giá trị toàn cầu của tổ chức.

Cơ hội lớn trong thách thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Việt Nam hiện đang chào đón làn sóng FDI lần thứ 4 với mục tiêu thu hút 50% trong số 500 tập đoàn lớn nhất toàn cầu trong danh sách Fortune vào năm 2030. Theo đó, vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam của các tập đoàn lớn đến từ châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Thái Lan; từ châu Âu như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Anh cũng như Mỹ sẽ tăng 70-75%. Điều này được nhấn mạnh trong Quyết định 667 của Thủ tướng Chính phủ, ký ngày 2 tháng 6 năm 2022, ban hành Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 – 2030.

Joanna Yeoh, Cựu chuyên gia Chiến lược Quản lý Nhân sự và Quản lý Tài năng tại Talentnet Corporation, nhận định Việt Nam là quốc gia có lượng lao động rất lớn nhưng thiếu chuyên môn sâu và kỹ năng quản lý. Bên cạnh đó, các tập đoàn đa quốc gia bắt đầu tìm kiếm ứng viên người Việt cho các vị trí cấp cao trong khu vực.

Riêng đối với lĩnh vực Quản lý Chuỗi cung ứng, các chuyên gia trong ngành ước tính rằng 270.000 vị trí quản lý chuỗi cung ứng mới được tạo ra mỗi năm trên toàn cầu. Tuy nhiên, cứ 06 cơ hội việc làm, chỉ có 01 nhân sự đủ tiêu chuẩn.

Khoảng cách cung cầu về nhu cầu tuyển dụng trên cho thấy nhiều cơ hội lớn bị bỏ ngõ do nhân sự chưa trang bị đủ cho bản thân hiểu biết chuyên môn sâu sắc, toàn diện và tư duy lãnh đạo Chuỗi cung ứng đúng đắn.

Mô hình lãnh đạo C.H.A.I.N

Thông qua các cuộc trò chuyện với các CSCO và COO hàng đầu của World Economic Forum, một khuôn khổ phát triển năng lực được gọi là C.H.A.I.N. đã xuất hiện. Mô hình lãnh đạo C.H.A.I.N. chỉ ra các năng lực quan trọng nhất của nhà quản lý và cũng là những đặc tính cần thiết để lãnh đạo chuỗi cung ứng và kinh doanh thành công.

Collaboration

Cộng tác (Collaborative)

Một trong những thách thức phổ biến nhất mà các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng phải đối mặt là thiếu sự cộng tác trong các mắt xích cung ứng từ đầu đến cuối. Điều này dẫn đến sự thiếu hiệu quả, giảm lợi nhuận và khiến khách hàng không hài lòng. Beatrix Praeceptor, CPO của Tập đoàn Mondi tin rằng: “Một chuỗi cung ứng hiệu suất cao không phụ thuộc quá nhiều vào các quy trình và công cụ mà phụ thuộc vào việc mọi người cộng tác và giao tiếp hiệu quả.”

Toàn diện (Holistics)

Để đưa sự cộng tác trong chuỗi cung ứng từ đầu đến cuối lên một tầm cao mới, nhà lãnh đạo cần thiết có một cái nhìn tổng thể về toàn bộ hoạt động kinh doanh và tập trung mọi quyết định vào khách hàng. Các nhà lãnh đạo nên thể hiện văn hóa ám ảnh về khách hàng, điều mà được xác định ở phần đầu trong các nguyên tắc lãnh đạo của Amazon.

Để trở thành nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng toàn diện, việc cam kết không ngừng học hỏi kiến thức chuyên sâu về ngành là cần thiết. Điều này sẽ cho phép các nhà lãnh đạo xác định các giải pháp hiệu quả ưu tiên sự hài lòng của khách hàng, đồng thời tối ưu hóa hoạt động của chuỗi cung ứng.

Một điểm khởi đầu tuyệt vời cho việc học tập là tiếp xúc liên tục với các lĩnh vực, tiêu chuẩn toàn cầu, kỹ năng và ý tưởng khác. Như vậy, các chuyên gia sẽ nâng cao vị thế cạnh tranh và đi đầu trong thành công của chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp.

Thích ứng (Adaptable)

Lên kế hoạch, chủ động chuẩn bị, ứng phó linh hoạt và biến khủng hoảng thành cơ hội là nền tảng để trở thành một nhà lãnh đạo có khả năng thích ứng. Trong chuỗi cung ứng phức tạp và luôn thay đổi hiện nay, cũng như ảnh hưởng từ các xu hướng vĩ mô của thế giới lên hoạt động doanh nghiệp, một nhà lãnh đạo không thể cố định đường hướng vào một chiến lược duy nhất. 

Một nghiên cứu của Viện Toàn cầu McKinsey trước đại dịch cho thấy các công ty có khả năng gặp phải tình trạng gián đoạn tới hai tháng sau chu kỳ kinh tế mỗi 3,7 năm; điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sẵn sàng cho những điều bất ngờ. Thích nghi với đại dịch mới chỉ là bước khởi đầu – các nhà lãnh đạo phải học cách chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ cuộc khủng hoảng nào trong tương lai và tận dụng tối đa các cơ hội mà họ có.

Ảnh hưởng (Influential)

Chuỗi cung ứng thành công phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác hiệu quả giữa nhiều đối tác và các bên liên quan – cả bên trong và bên ngoài. Một thành phần quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng thành công là khả năng ảnh hưởng đến các đối tác và các bên liên quan.

Điều này đòi hỏi sự giao tiếp hiệu quả, đảm bảo rằng không chỉ sứ mệnh của chuỗi cung ứng được hiểu rõ mà mỗi thành viên trong nhóm đều nhận thức được vai trò cá nhân của họ trong việc đạt được sứ mệnh đó.

Tường thuật (Narrative)

Chuỗi cung ứng không chỉ đơn giản là những con số trên bảng tính, mà là một câu chuyện sống động và là huyết mạch của doanh nghiệp. Dữ liệu mở ra những hiểu biết sâu sắc về kinh doanh sẽ có giá trị và các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng sẽ có vị thế thành công khi có khả năng diễn đạt ngắn gọn và có tác động cho các bên liên quan.

Nghiên cứu từ năm 2021 cho thấy 70% người đi làm nói rằng ý thức về mục đích của nhân viên được xác định bởi công việc của họ. Do đó, công việc có ý nghĩa rất quan trọng. Khi các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng truyền đạt tầm nhìn của họ một cách hiệu quả thông qua những câu chuyện mạnh mẽ, làm rõ tác động của các cá nhân hoặc nhóm đối với kết quả cuối cùng, họ sẽ thúc đẩy các nhóm, đồng nghiệp và đối tác của mình đạt được thành công.

Làm thế nào để trở thành nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng toàn cầu theo mô hình C.H.A.I.N.?

Trong một bài báo gần đây của Forbes, tác giả Anant Agarwal cho biết mức độ thành công trong việc kiểm soát sự nghiệp nằm ở sức mạnh học hỏi của mỗi cá nhân. Để giải quyết khoảng cách năng lực đang diễn ra và chuẩn bị nắm bắt cơ hội, các nhân sự trong ngành phải trau dồi kỹ năng và liên tục phát triển các khả năng mới thông qua học từ công việc và học từ chuyên gia.

Đối với việc học từ chuyên gia, nhân sự lĩnh vực Chuỗi cung ứng được khuyến khích sở hữu Chứng chỉ APICS của tổ chức hàng đầu về quản lý và đổi mới Chuỗi cung ứng toàn cầu – ASCM.

NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA BẠN VỚI 

Chứng Chỉ Quốc Tế APICS về Quản lý Chuỗi Cung Ứng CPIM & CSCP

Dựa trên kết quả từ báo cáo Nghề nghiệp và Lương trong chuỗi cung ứng ASCM năm 2023, các nhà quản lý chuỗi cung ứng có chứng chỉ APICS đã đạt mức thu nhập cao hơn so với các nhân sự không có chứng nhận.

Kết quả này đến từ các giá trị thực tế mà quá trình học chứng chỉ APICS đã mang lại cho mỗi cá nhân như sau:

Xây dựng được tầm nhìn phù hợp để dẫn dắt, tạo ảnh hưởng và chuyển đổi Chuỗi cung ứng ấn tượng trong bất kỳ doanh nghiệp nào

Được xây dựng trên nguyên lý quản lý Chuỗi cung ứng từ các tập đoàn, chuyên gia và tổ chức nghiên cứu hàng đầu thế giới, chứng chỉ APICS CSCP và CPIM cung cấp nội dung chuyên biệt với hệ thống kiến thức chặt chẽ về quản lý chuỗi cung ứng đầu-cuối. Từ đó, học viên có kỹ năng nhận thức và tư duy sâu sắc về ảnh hưởng của các quyết định, chiến lược cung ứng trong thế giới kinh doanh.

Ứng viên tiếp cận với sự cố vấn có giá trị

Tham gia lấy chứng chỉ APICS, học viên có cơ hội tham gia và kết nối với mạng lưới các chuyên gia và học viên tài năng khác không chỉ ở Việt Nam và trên toàn Thế Giới. Điều này giúp các thành viên cập nhật thông tin ngành, học hỏi kinh nghiệm và nhận được sự cố vấn chuyên môn cho sự nghiệp. 

Ứng viên có sự công nhận danh giá trên toàn cầu

Chứng chỉ CSCP và CPIM của APICS là những chứng chỉ danh giá nhất về Quản lý Chuỗi cung ứng và được công nhận trên toàn cầu. Thông qua quá trình học tập sâu và tham gia các đánh giá khắt khe theo tiêu chuẩn của APICS, ứng viên sở hữu chứng chỉ CSCP hay CPIM đều được đề cao và nhận được sự tin tưởng của nhà tuyển dụng cho các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp.

Ứng viên tự tin đưa ra giải pháp hợp lý cho các vấn đề cung ứng phức tạp trong kinh doanh

Với phương pháp đào tạo tập trung phát huy năng lực tự nghiên cứu sâu kết hợp hướng dẫn từ chuyên gia – APICS Master Instructors, học viên sẽ chuyển hoá thành công các kiến thức từ những ghi nhớ ngắn hạn thành những hiểu biết, tư duy thực sự, có thể áp dụng vào dài hạn và hợp lý trong môi trường quốc tế chuyên nghiệp. Từ đó, nhân sự có khả năng giải quyết vấn đề, lên kế hoạch quản lý rủi ro, và dẫn dắt chuỗi cung ứng đầu cuối cho doanh nghiệp.

Với nỗ lực đạt được chứng chỉ APICS CSCP và CPIM, nhân sự sẽ nâng tầm năng lực để thành công trong mọi chức năng của chuỗi cung ứng và cống hiến vào việc phát triển chuỗi cung ứng bền bỉ cho doanh nghiệp. 

Kết lại

Nhân sự lĩnh vực quản lý Chuỗi cung ứng Việt Nam đang đón nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp chuyên nghiệp chưa từng có khi Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng hơn vào hoạt động sản xuất, thương mại trên toàn cầu. Để lãnh đạo cung ứng của doanh nghiệp liên tục chuyển đổi, ứng phó trước những thách thức vĩ mô, vi mô, các nhà quản lý cần phát triển năng lực cộng tác, toàn diện, thích ứng, ảnh hưởng, và tường thuật. 

Mô hình lãnh đạo này được gọi là C.H.A.I.N., song không phải cá nhân lãnh đạo nào cũng dễ dàng đạt được. Nó cần sự học hỏi không ngừng từ công việc và nỗ lực tự nâng cao chuyên môn của các nhân sự trong ngành thông qua các chương trình phát triển năng lực Quản lý Chuỗi cung ứng toàn cầu như chương trình đào tạo Chứng chỉ APICS.

Thăng tiến sự nghiệp với chứng chỉ chuỗi cung ứng APICS

“Lộ trình cho sự phát triển chuyên nghiệp”