Sản xuất theo nhu cầu (Demand-driven Manufacturing) là phương pháp sản xuất chủ yếu được sử dụng dựa trên nhu cầu thực tế (đơn đặt hàng hoặc lượng tiêu thụ) chứ không phải theo dự báo (forecast). Điều này có được thông qua quá trình lặp lại khép kín một cách đồng bộ giữa các đơn đặt hàng của khách hàng, kế hoạch sản xuất và thực hiện sản xuất – trong khi đồng thời phối hợp dòng chảy của nguyên vật liệu và các nguồn lực trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của sản xuất theo kiểu Demand-Driven chính là sự đồng bộ hóa (syncronization) và dòng chảy (flow).
Top 10 xu hướng dành cho Sản xuất theo nhu cầu dưới đây dựa trên sự tương tác với hàng trăm nhà sản xuất và các chuyên gia đầu ngành – nhằm hướng tới giải quyết các thách thức, hỗ trợ đổi mới và giới thiệu công nghệ:
- DIGITIZING THE SHOP FLOOR
Các đề xuất về giá trị của IOT ngày càng trở nên phổ biến: chia sẻ dữ liệu thời gian thực giữa các máy móc, công cụ, máy cảm biến và các hệ thống khác nhau – nhằm thu thập những dữ liệu hữu ích. Khả năng này sẽ giúp các nhà sản xuất làm việc một cách thông minh hơn và cạnh tranh hơn, ảnh hưởng không chỉ các KPIs quan trọng nhất mà còn hướng đến nhiều sáng kiến giúp tối thiểu hóa thời gian sản xuất và thời gian nghỉ ngơi của máy móc.
Các nhà sản xuất Demand-Driven hiện đại đang ngày càng hướng tới sự kết nối môi trường sản xuất của công ty họ – giữa các nhà máy riêng lẻ, giữa nhiều nhà máy của một doanh nghiệp và trong suốt chiều dài của chuỗi cung ứng – trong khi vẫn giữ dữ liệu thống nhất trong một máy chủ. Dữ liệu được truy cập, tổng hợp, phân tích và chia sẻ một cách “bình thường hóa” và có thể truy cập trong thời gian thực thông qua các công nghệ chẳng hạn như SignalR. Dữ liệu khi đó sẽ trở thành dòng chảy trong ranh giới được thiết lập. Trong khi có những thiết bị phần cứng đóng vai trò chuẩn hóa dữ liệu, các nhà sản xuất Demand-Driven hiện đại đang tìm kiếm các phần mềm chuẩn hóa tiêu tốn ít dung lượng và linh hoạt hơn – điều này rất quan trọng vì các hệ thống phần mềm mở rộng có thể chuẩn hóa dữ liệu theo hướng làm cho dữ liệu dễ tiếp cận hơn và đẩy mạnh hiệu quả chuyển đổi dữ liệu tổng hợp, nâng cao hiệu suất cải thiện thông tin.
- SUPPLY CHAIN COLLABORATION AND VISIBILITY
Đối với nhiều người, collaboration (sự phối hợp) và visibility (tầm nhìn) là một. Visibility (tầm nhìn) lớn hơn dẫn đến collaboration (sự phối hợp) nhiều hơn. Điều này đang ngày càng được các nhà sản xuất quan tâm đến. Thúc đẩy tăng trưởng và duy trì lợi thế cạnh tranh dựa trên việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng phụ thuộc vào một chuỗi cung ứng hiệu suất cao. Tầm nhìn thời gian thực (real-time visibility) vào tín hiệu của nhu cầu, tình trạng bổ sung nguồn nguyên vật liệu, hàng dự trữ, mức hàng tồn kho – ngay cả việc tuân thủ SLA (thỏa thuận cấp độ dịch vụ) của nhà cung cấp, tất cả sẽ được cập nhật tức thời nhằm hỗ trợ việc đề ra các quyết định kịp thời và đúng đắn.
- MULTI-PLANT, ENTERPRISE WIDE VISIBILITY
Tầm nhìn bao quát ngày càng trở nên quan trọng đối với sự đổi mới, giá trị cạnh tranh, hoạt động đồng bộ hóa, truy xuất nguồn gốc, quy trình sản xuất..v.v. Khi nhu cầu cá nhân tăng, các nhà sản xuất Demand-Driven hiện đại sẽ dựa trên tầm nhìn lớn hơn tại các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, hay cấp độ doanh nghiệp để tăng hiệu suất hoạt động.
Các doanh nghiệp đa quốc gia rất cần sự quan sát dựa trên thời gian thực. Tầm nhìn phổ quát vào tình trạng các nhà máy hay chi nhánh khác nhau giúp bạn có thể nhanh chóng thực hiện điều chỉnh, quản lý rủi ro và giám sát tiến độ thực hiện chỉ số hiệu suất chính (KPI) trên phạm vi toàn cầu.
Độ phức tạp ngày càng tăng lên cùng với sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nhiều nhà máy sản xuất – và thực trạng nhu cầu trở nên quan trọng hơn.
Ví dụ, một nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn với các hợp đồng sản xuất phụ kiện cho các nhà sản xuất trên toàn thế giới đã không có tầm nhìn bao quát vào tình trạng của đơn đặt. Điều này dẫn đến sự gián đoạn trong suốt chuỗi cung ứng vốn luôn phụ thuộc lẫn nhau của họ. Tầm nhìn có nghĩa là sự kết nối với thời gian thực về việc giám sát các đơn hàng, bổ sung và giao hàng để duy trì liên tục dòng chảy sản xuất.
Hãy bắt đầu những nỗ lực gầy dựng tầm nhìn trong một cách dễ quản lý tại một nhà máy ban đầu. Sau khi đạt được một số thành tựu và có được những hiểu biết về những thông tin có giá trị nhất trong việc thúc đẩy cải tiến thì hãy bắt đầu mở rộng trên toàn doanh nghiệp.
- SMART DATA, SMART DECISIONS – MANAGING BIG AND NOT SO BIG DATA
Hãy xem xét trường hợp các nhà phân tích chất lượng cần phải lấy dữ liệu từ tất cả các nguồn tài nguyên khác nhau dọc theo chuỗi giá trị để phân tích nguyên nhân gốc rễ. Bao nhiêu thời gian có thể được tiết kiệm nếu họ có thể truy cập dữ liệu thời gian thực từ tất cả các nguồn lực thông qua một màn hình duy nhất? Và bao nhiêu thời gian máy móc ngừng hoạt động có thể được giảm thiểu nếu thông qua sự kết hợp của các dữ liệu cảm biến thời gian thực và dữ liệu lịch sử, qua đó các đội bảo trì cơ sở hạ tầng có thể thu thập ngay lập tức dữ liệu hiệu quả thiết bị tổng thể (OEE) để quản lý thiết bị và thực hiện bảo trì phòng ngừa một cách nhanh chóng hơn? Khả năng nhanh chóng truy cập vào các dữ liệu phù hợp với các quyết định một cách hiệu quả và kịp thời có thể ảnh hưởng đáng kể đến lưu lượng sản xuất và lợi nhuận.
Không ít các nhà sản xuất đang ngày càng cải tiến quá trình làm việc của họ theo chiều hướng thông minh hơn nhờ vào sự kết nối kỹ thuật số, đặc biệt là môi trường được kích hoạt IOT, liên quan đến khả năng truy cập dữ liệu và biến nó thành thông tin. Thông tin có thể bị tác động để đổi mới – nâng cao hoạt động và cuối cùng là mang lại hiệu suất kinh doanh đáng kể.
- AUTOMATING MANUAL PROCESSES
Việc số hóa sản xuất chắc chắn sẽ tự động hóa những nhiệm vụ khó khăn của việc thu thập dữ liệu, tập hợp và chia sẻ dữ liệu giữa các máy móc và hệ thống. Đáng ngạc nhiên là vẫn còn không ít các nhà sản xuất vẫn sử dụng bảng tính (spreadsheet) cho kế hoạch sản xuất và thẻ thủ công Kanban cho việc bổ sung hàng tồn kho. Các nhà sản xuất Demand-Driven cần tự động hóa những hoạt động thủ công này để có thể thu được lợi ích một cách nhanh chóng từ các hoạt động đầu tư công nghệ.
Ví dụ, hệ thống Kanban thủ công có thể quản lý đến 200 SKUs (Stock keeping units), tuy nhiên việc mất thẻ, lỗi của con người trong hoạt động quản lý và việc phải duy trì giao tiếp với các nhà cung cấp thật sự là mối lo của không ít những nhà sản xuất đang sử dụng hệ thống thủ công này. Các nhà sản xuất theo Demand-driven ngày nay có thể sử dụng hệ thống Kanban điện tử (ekanban) để tự động hóa toàn bộ quy trình Replenishment (bổ sung) dựa trên các dấu hiệu về nhu cầu ở thời gian thực. Việc sử dụng hệ thống e-Kanban không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn rút ngắn lead times, chi phí mang vác cất giữ và tăng hiệu suất kho bãi.
Với Spreadsheet, vấn đề chính là bảng tính này không mang tính cập nhật vì không có sự kết nối giữa các bộ phận sản xuất. Chưa kể đến việc có vô số trở ngại khi được sử dụng bởi nhiều con người khác nhau trong cùng một bộ phận. Khi nhu cầu thay đổi, buộc phải có sự hỗn loạn trong tiến trình sản xuất do các bộ phận phải thông báo lẫn nhau để sản xuất theo một số lượng chính xác. Vì vậy, các nhà sản xuất cần vứt bỏ ngay bảng tính này, thay vào đó sử dụng phần mềm nào phù hợp với hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) một cách tốt nhất.
- REAL-TIME COMMUNICATION
Communication (giao tiếp) luôn là một trong những vấn đề nhức nhối của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất.
Một sốnhà sản xuất Demand-Driven hiện đại đang cốgắng tận dụng hệ thống quy hoạch và hệ thống thực hiện của họ như các hồ sơ có tính năng lưu trữ. Cùng với sự tích hợp ERP, việc tiếp cận bao quát cũng như sự giao tiếp về tình trạng sản xuất thời gian thực, thông tin liên lạc của công việc và những gì cần làm kế tiếp ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
Sự thống nhất trong dữ kiện sẽ tạo ra một chuỗi cung ứng bền vững, tinh gọn và “sạch sẽ” hơn. Một tùy chọn khác cho phép giao tiếp thời gian thực chính là thông qua một hệ thống thông tin hình ảnh có thể kết nối với bất kỳ nguồn dữ liệu nào và hiển thị trực quan cấu hình đồ họa cho người dùng cá nhân, trung tâm làm việc, nhà máy hoặc doanh nghiệp nhiều nhà máy. Thông tin về tình trạng đơn hàng và tình trạng máy móc, cảnh báo hệ thống, hàng dự trữ, KPIs và nhiều thế hơn nữa có thể được truy cập bởi tất cả mọi người; bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, cung cấp một nguồn thông tin thời gian thực thống nhất cho tất cả những ai cần nó.
- COMPLIANCE AND TRACEABILITY
Đối với các nhà sản xuất bị các quy định hạn chế hoặc sản xuất theo yêu cầu cụ thể của khách hàng; hoạt động giám sát, kiểm toán và chứng minh sự tuân thủ đã trở thành mối quan tâm ngày càng tăng.
Như việc ngành công nghiệp đồ uống có các nhà sản xuất rượu vang và bia quan tâm đến hoạt động truy xuất nguồn gốc. Các nhà sản xuất sản phẩm tiêu thụ cần phải theo dõi sản phẩm một cách chi tiết. Trong khi các hoạt động này đòi hỏi khả năng Track and trace (kiểm tra và theo dõi), các hoạt động đó cũng cần phải phù hợp với tiêu chuẩn có liên quan của các cơ quan quản lý bao gồm cả Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO), Quy định liên bang (CFR, trong đó bao gồm các quản lý Thực phẩm và Dược), Tổ chức Quốc tế Tự động hóa (ISA) và chứng nhận của CE Mark.
Các nhà sản xuất Demand-Driven hiện đại cần thắt chặt truy xuất nguồn gốc sản phẩm của mình thông qua hệ thống quy trình giám sát, theo dõi định tuyến và quá trình sản xuất thông qua Serialization (một quá trình để chuyển đổi một cấu trúc dữ liệu hoặc đối tượng thành một định dạng có thể lưu trữ được, sau đó nó có thể được phục hồi để trở lại trạng thái ban đầu trong một môi trường khác thông qua quá trình Deserialization). Hệ thống quy trình làm việc này có cấu hình cao trong việc điều chỉnh các thay đổi bắt buộc- và được số hóa để dễ dàng lấy dữ liệu từ các hệ thống khác, kể cả dữ liệu cũ, quản lý tài sản, quản lý hàng tồn kho và nhiều hơn thế nữa.
- ACTIONABLE METRICS
Nhiều nhà sản xuất Demand-Driven hiện đại đang chuyển trọng tâm của họ sang số liệu hành động dựa trên hoạt động quản lý các trở ngại, sản xuất tinh gọn và nguyên tắc Six Sigma. Các số liệu là các chỉ số vận hành; chọn số liệu nào có thể được tác động để cải thiện lưu lượng sản xuất và throughput (Số lượng vật liệu đưa vào một quá trình sản xuất). Ví dụ một số liệu hành động cụ thể đối với các nhà sản xuất theo nhu cầu là Constraint Productivity; đây thước đo để xác định liệu một nguồn tài nguyên bị hạn chế có đang hoạt động hết công suất tối ưu của nó. Các nhà sản xuất giám sát Constraint Productivity dựa vào các số liệu này để điều chỉnh công việc ở một tốc độ sao cho tối ưu hóa các nguồn lực hạn chế.
- SOLUTIONS VS. SYSTEMS
Hoạt động sản xuất và công nghệ đang hợp nhất hơn bao giờ hết. Linh hoạt, khả năng mở rộng, cấu hình cao dựa trên website và các giải pháp điện toán đám mây cho phép các nhà sản xuất hỗ trợ công cuộc đổi mới và cải thiện công việc theo chiều hướng thông minh hơn khi sự phức tạp và áp lực cạnh tranh đang ngày càng tăng cao. Nhiều nhà sản xuất đang vật lộn với công cuộc tìm kiếm cho mình một hệ thống công nghệ khủng, để rồi sau đó hoang mang vì tiền mất, mà năng suất không tăng lên được bao nhiêu do quy mô lớn đôi khi chưa thực sự phù hợp với tiềm năng sản xuất của doanh nghiệp đó, hoặc các hoạt động diễn ra không khớp với hoạch định ban đầu được đề ra.
Thay vì tìm kiếm một hệ thống thay thế theo quy mô lớn (trừ khi đó là những gì thực sự cần thiết), các nhà sản xuất Demand-Driven hiện đại cần tìm kiếm các giải pháp phù hợp để giải quyết tình trạng nảy sinh trong các khoản đầu tư hiện có của họ và chỉ chi trả cho các tiện ích mới mà họ cho là thực sự cần thiết.
- CLOUD TECHNOLOGY; SAAS DELIVERY
Một báo cáo của Gartner cho rằng việc các hệ thống sản xuất theo đám mây cho phép MES (Manufacturing Execution Systems) sẽ tăng trưởng hơn 20% trong năm 2018.
Các nhà sản xuất Demand-Driven hiện đại đã tìm đến giải pháp điện toán đám mây để mở rộng, hoặc tăng thêm giá trị cho các khoản đầu tư hiện có. Thay vì trích xuất và thay thế bằng các hệ thống lớn, các nhà sản xuất đang cải tiến các hệ thống hiện có bằng cách thêm vào các giải pháp điện toán đám mây tương thích có khả năng mở rộng, linh hoạt, cho phép hệ thống làm việc chính xác theo mong đợi của nhà sản xuất mà không tiêu tốn nhiều lệ phí tùy biến. Đối với nhiều người, môi trường đám mây đang ngày càng trở nên phổ biến để xác minh các đề xuất về giá trị của Điện toán đám mây.
Ngoài ra, dựa trên nhu cầu, ngày càng nhiều các nhà cung cấp phần mềm (Cloud hoặc khác) đang áp dụng mô hình thuê bao SaaS (Software-as-a-service) trong việc cấp phép các giải pháp. Đối với nhiều nhà sản xuất Demand-Driven hiện đại, mô hình SaaS có thể chi trả được theo khía cạnh ngân sách. Qua đó nhà sản xuất không phải mất các khoản phí cấp phép phần mềm ban đầu và phí hỗ trợ bảo trì hàng năm. SaaS kết hợp hỗ trợ và bảo trì (nâng cấp) vào thuê bao hàng tháng, thuê bao này có thể được hủy bỏ, theo lệ là sau khi được thông báo trước 30 ngày.