1. Quản trị viên tập sự (Management Trainee) là gì?
Từ giai đoạn đầu tiên khi được phổ biến ở Việt Nam năm 2005 với tên gọi ‘Kỳ thực tập sinh’, chương trình quản trị viên tập sự (Management Trainee – MT) đã trở một trong những chương trình tuyển dụng nhân sự nhận được quan tâm đông đảo từ các bạn sinh viên năm 3-4, vừa tốt nghiệp hoặc dưới 1-2 năm kinh nghiệm. Mục đích của MT nhằm tạo ra sân chơi cho thế hệ trẻ Việt Nam để thể hiện bản thân song song đó là công cụ để giúp doanh nghiệp có thể tìm kiếm, đánh giá và đầu tư vào những nhân tố tiềm năng ngay từ giai đoạn bắt đầu định hình sự nghiệp, qua đó tạo sự gắn bó lâu dài với công ty. Mức lương cao, cơ hội thăng tiến, được làm việc ở môi trường chuyên nghiệp chính, và trên hết là cơ hội được học tập và đào tạo bài bản trong thời gian dài là những lí do tạo nên sự thu hút vượt trội của chương trình MT với công đồng các bạn sinh viên.
Hàng năm, các tập đoàn lớn như Unilever, Friesland Campina, Nestlé, Suntory Pepsico, Vinamilk… đều tổ chức chương trình MT nhằm chọn ra những ứng viên sáng giá nhất để đào tạo thành những nhà lãnh đạo tương lai. Tuy nhiên, chương trình MT không đơn thuần chỉ nằm trong một ngành hàng, hay một lĩnh vực mà đã có sự đa dạng hóa từ chính mục tiêu, quy trình tuyển chọn, tiêu chuẩn đầu vào đặc thù của từng doanh nghiệp.
2. Sự đa dạng hóa của chương trình MT tại Việt Nam:
Khi nhắc đến các chương trình MT hiện nay ở Việt Nam, không thể không nhắc đến doanh nghiệp ở trong ngành Logistics/Chuỗi Cung Ứng với đại diện tiêu biểu như:
MT- Future Leaders Programme & Unilever Fresh Programme
- Với bề dày kinh nghiệm trong triển khai các chương trình MT và hệ thống, quy trình chuẩn mực, chương trình Future Leader Programme của Unilever luôn là điểm đến của các bạn thực tập sinh với mong muốn trở thành những nhà lãnh đạo tương lai ngành sản phẩm tiêu dùng nhanh FMCG.
- Những lĩnh vực Unilever đang đào tạo: Phát triển khách hàng, Chuỗi bộ phận Marketing, Chuỗi cung ứng, Bộ phận tài chính, Bộ phận sản xuất , Nhân sự, Giải pháp thực phẩm
P&G Corp- Dream P&G Corp
- Khác biệt với chương trình MT của Unilever và các doanh nghiệp đa quốc gia khác, P&G chọn ứng cử viên là những bạn sinh viên chưa tốt nghiệp nhưng có khát khao trở thành một nhà lãnh đạo tài năng trong chuỗi cung ứng dòng sản phẩm tiêu dùng. Bằng việc đào tạo kĩ năng và cho ứng cử viên làm việc trên mô hình chuỗi cung ứng thật, chương trình đào tạo MT của P&G là sự lựa chọn hàng đầu của các bạn sinh viên.
- Những lĩnh vực P&G đang đào tạo: Marketing, Kế toán tài chính, Pháp lý, Logistics, Quản trị chất lượng, Sales
ITL- Management Trainee Programme
- Trong lĩnh vực Logistics, ITL Corp với chương trình MTP – Management Trainees Program – Chương trình Quản Trị Viên Tập sự, tuy phát triển ở giai đoạn sau của sự bùng nổ MT, tuy nhiên lại gần như là đơn vị tiên phong trong mảng Logistics đang tạo được sự quan tâm nhất định và thu hút rất nhiều ứng viên ‘lãnh đạo tương lai’.
- Những lĩnh vực ITL đang đào tạo: Quản lí cước vận tải, Hoạt động Logistics, Xây dựng hệ thống và Kế toán và tài chính
Masan – Masan Young Entrepreneur
- Masan là một trong những doanh nghiệp Việt Nam với chương trình đào tạo MT được đầu tư trong lĩnh vực sản xuất mặt hàng tiêu dùng với tiêu chí tạo điều kiện cho ứng viên được tiếp xúc với nhiều phòng ban khác nhau trong Chuỗi Cung Ứng trong công ty, qua đó nhìn nhận bức tranh tổng quát cả Chuỗi.
- Những lĩnh vực Masan đang đào tạo: Marketing, Tài chính, Chuỗi cung ứng, Pháp lý, CNTT, Nhân lực và Nghiên cứu và phát triển.
Như đã đề cập, không chỉ ở các ngành có xu hướng về sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ Logistics/ Chuỗi Cung Ứng mới đang đầu tư vào chương trình đào tạo ứng cử viên tài năng MT, mà sự đa dạng hóa đó còn có thể kể đến thông qua các chương trình của:
FE Credit
- Với lộ trình đào tạo và định hướng phát triển cho ứng cử viên rõ ràng trong 2 năm, nghiệm hầu hết các phòng ban của công ty, sau đó là cam kết việc làm dài hạn, FE Credit có thể được biết đến như đại diện tiêu biểu nhất trong ngành tài chính.
- Những lĩnh vực FE Credit đang đào tạo: Khối quản trị rủi ro, Trung tâm tiếp thị, Trung tâm kinh doanh sản phẩm thẻ, Trung tâm phát triển kinh doanh, Trung tâm sáng kiến, Khối quản trị nguồn nhân lực
PNJ
- ‘Ông lớn’ trong ngành kinh doanh đá quý PNJ tất nhiên cũng có sự đầu tư nhất định cho chương trình MT của mình. Với tiêu chí tuyển chọn sinh viên chia theo ở 5 khu vực trên toàn quốc và lộ trình đào tạo nghiêm ngặt nhằm rèn luyện kĩ năng cần thiết cho ứng viên để trở thành một nhà quản trị chuyên nghiệp trong ngành kinh doanh sản phẩm giá trị cao.
- Những lĩnh vực PNJ đang đào tạo: Kinh Doanh – Tiếp Thị, Tài Chính – Kế Toán, Quản Trị Nguồn Nhân Lực, Công Nghệ Thông Tin
- MT = làm ‘sếp’?
Đặc thù của hầu hết chương trình MT là bạn sẽ được làm việc luân phiên qua các phòng ban khác nhau để khi kết thúc chương trình, bạn có thể hiểu rõ cơ chế hoạt động của cả một công ty, cũng như nắm bắt rõ văn hóa công ty, đa dạng hóa kiến thức và kỹ năng ở những mảng công việc khác nhau. Có thể chia quá trình đào tạo MT thành 2 phần:
- Learning by working: Công việc của một MT sẽ bắt đầu từ công việc như một nhân viên bình thường. Nếu bạn làm việc ở bộ phận Sales của Coca-cola, giai đọan đầu bạn sẽ làm nhân viên bán hàng, tiếp xúc với các nhà bán lẻ của Coca-cola để nắm được thông tin về thị trường, biết được khách hàng cần gì và nhân viên bán hàng phải chuẩn bị gì. Sau đó bạn sẽ được đưa về những cấp công việc cao hơn như Chuyên Viên, Giám Sát, Quản Lý … song song với những khóa đào tạo trong chương trình để giúp bạn hoàn thiện cả kiến thức lẫn kỹ năng làm việc.
- Learning by training: Lộ trình đào tạo sẽ được giảng dạy đồng thời với sự trải nghiệm cảu bạn trong công việc, cung cấp những kiến thức chuyên ngành, phân tích sản phẩm, hiểu rõ về cách thức vận hành của công ty và những kỹ năng cần thiết để trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai.
Sau khoảng thời gian được đào tạo, tùy theo chính sách từng doanh nghiệp, bạn sẽ được lựa chọn, chỉ định, hay đề cử lên vị trí phù hợp với năng lực và đánh giá của quản lý trực tiếp. Từ khóa ở đây là ‘phù hợp’. Không có một công thức chuẩn mực hay yếu tố cam kết tuyệt đối nào về vị trí bạn đạt được sau 2, 3, hay 4 năm của chương trình MT. Và vì MT với mục tiêu cuối cùng là lựa chọn nhà lãnh đạo tương lai của doanh nghiệp, nên bản thân cá nhân xuất chúng còn cần phải thể hiện sự hiểu biết tường tận về sản phẩm, con người, văn hóa, và cấu trúc công ty trước khi nhận được cái gật đầu chấp thuận cho vị trí mơ ước. Như vậy có thể nói, chương trình MT không phải là con đường giúp các bạn từ một sinh viên mới ra trường còn chân ướt chân ráo có thể trở thành ‘sếp’ ngay. Hãy nhìn nhận đó như là cả một quá trình rèn luyện, mài dũa nghiêm túc và đầu tư cho tương lai, hơn là một cách đi ‘đường tắt’ của sự nghiệp cá nhân.
Vậy quy trình để bạn bắt đầu tham gia vào một chương trình MT sẽ như thế nào. Cùng VILAS đón đọc phần 2 của bài viết vào thứ 2 tuần sau nhé!
———————————-
Chương trình Career Talk 2018 là một chuỗi sự kiện hướng nghiệp dành cho các bạn sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn TP.HCM, đặc biệt trong ngành Logistics/Supply Chain do VILAS tổ chức. Đến với chương trình đầu tiên trong chuỗi sự kiện Career Talk #1: Management trainee – To be or not to be?, bạn sẽ được cung cấp cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về ngành Logistics/Supply Chain – những thông tin mà không thể dễ dàng tìm được trên Internet. Ngoài ra, bạn còn có cơ hội được chia sẻ, trao đổi trực tiếp với chị Dương Hoàng Phúc – Talent Acquisition Manager, FrieslandCampina Vietnam để hiểu rõ hơn về các chương trình Quản trị viên tập sự để có thể tự chuẩn bị một hành trang thật tốt sẵn sàng chinh phục những nhà tuyển dụng khó tính nhất!
Còn chần chờ gì nữa mà không nhanh tay đăng kí đến tham dự Career Talk #1: Management trainee – To be or not to be? và trả lời những câu hỏi bạn đang thắc mắc về ngành, nghề nhé. VILAS rất mong có cơ hội gặp bạn tại buổi chia sẻ vô cùng thú vị này!
Thời gian: Thứ bảy (14.04) vào lúc 9.00 – 12.00
Địa điểm: Hội trường VILAS, lầu 11 tòa nhà Hải Âu 39B Trường Sơn, phường 4 quận Tân Bình.
Vào cửa tự do, đăng kí trước tại :