Tin tức - Kiến thức - Sự kiện

DỮ LIỆU – VŨ KHÍ TƯƠNG LAI CỦA CÁC NHÀ BÁN LẺ THỰC PHẨM

Dữ liệu trở thành một vũ khí tương lại hàng đầu với các nhà bán lẻ khi các ứng dụng công nghệ trong bùng nổ tại các cửa hàng tạp hóa.

Áp dụng cảm biến hồng ngoại, máy quét không dây, và 850 thuật toán phân tích dữ liệu từ các chiến lược quảng cáo, … là những công cụ giúp Kroger – chuỗi siêu thị hàng đầu Hoa Kì, có màn khởi đầu thuận lợi trong cuộc chiến phân tích dữ liệu trên thị trường

Đâu là những lợi ích của “vũ khí tối tân” trong ngành bán lẻ thực phẩm hiện nay?

Khách hàng đang đẩy một giỏ hàng tại quầy thực phẩm đông lạnh bên trong cửa hàng tạp hóa Kroger.

Hệ thống Scan, Bag, Go của Kroger cho phép khách hàng có thể vừa thanh toán trong lúc mua sắm món hàng.

Các nhà bán lẻ thực phẩm đang chạy đua cùng nhau tận dụng một loại vũ khí quan trọng nhất trong cuộc chến của mình để giữ chân người tiêu dùng đến của hàng tạm hoá, đó chính là dữ liệu.

“Dữ liệu chính là chiến trường mới nhất”, Stuart Aitken – Giám đốc điều hành của 84.51˚ – đơn vị phân tích dữ liệu cho công ty Kroger nói.

Làm việc trong các cơ sở nghiên cứu nhỏ cách xa khu trụ sở chính tại thành phố, hay trong phòng thí nghiệm ẩn mình tại các trung tâm thương mại vùng ngoại ô, các nhà phát triển ứng dụng và khoa học dữ liệu của Kroger đang ngày đêm khai thác thông tin khách hàng để sáng tạo ra mô hình cửa hàng tạp hoá của tương lai. Họ đang thử nghiệm các ứng dụng dành riêng cho thiết bị di động có khả năng tư vấn bán hàng dựa đặc điểm tiêu dùng của khách hàng. Bạn muốn tối nay ăn món bánh taco cá ư? Sẽ có ngay một ứng dụng khác tổng hợp danh sách mua hàng điện tử với các nguyên liệu cần thiết đang có sẵn tại cửa hàng.

Cùng lúc đó, thông qua ứng dụng thực tế ảo tăng cường (augumented reality) trên điện thoại, người quản lý cửa hàng có thể nắm bắt một cách trực quan tình hình bán sản phẩm (về giá cả và doanh số) tại một dãy hàng nhất định

Cơn sốt ý tưởng

“Chúng tôi hoạt động trong nhiều không gian khác nhau”, Matt Wiley – một nhà phát triển tại 84.51˚, chia sẻ. Đơn vị phân tích này ngoài ra cũng tư vấn cho các công ty hàng đầu như Procter & Gamble, General Mills, và PepsiCo.

Kroger, chuỗi siêu thị lớn nhất nước Mỹ về doanh thu và số lượng cửa hàng, cạnh tranh với các công ty kinh doanh thực phẩm, chẳng hạn: Wal-Mart và một nhóm đối thủ trong thị trường trực tuyến, đứng đầu trong số đó là Amazon.com. Công ty có trụ sở tại Seattle này nhìn chung đang làm đảo ngược lĩnh vực bán lẻ với giá cả cạnh tranh, dịch vụ giao hàng nhanh chóng cùng công nghệ phân tích dữ liệu được sử dụng để nhắm đến từng đối tượng khách hàng dựa trên thói quen tiêu dùng và mua sắm của họ.

Theo những nhà quản lý trong ngành công nghiệp thực phẩm, để duy trì lợi thế cạnh tranh, họ cần phải thông minh và luôn “đi trước một bước”. Do đó, Kroger đã đầu tư hàng tỉ đô la trong thập kỷ qua để tuyển dụng các kỹ sư từ các trường đại học hàng đầu, cũng như tránh xa các công ty có nhu cầu tuyển dụng nhân viên có cùng các kỹ năng với mình, bao gồm phân tích dữ liệu, logistics và phát triển ứng dụng. Những cải tiến được phát triển gần đây trong phòng thí nghiệm của Kroger bao gồm cảm biến hồng ngoại giám sát số lượng khách hàng trong một cửa hàng và tự động triển khai thêm nhân viên thu ngân khi số lượng khách hàng tăng lên. Chỉ với công cụ này, Kroger nói rằng họ đã rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng tại cửa hàng đến vài phút.

Hầu hết trang thiết bị bên trong các cửa hàng Kroger đều có khả năng điều chỉnh độ tươi mới của từng sản phẩm nhất định và thông báo cho người quản lý ngay khi hệ thống làm mát gặp trục trặc. Các cửa hàng Kroger vào năm sau sẽ được trang bị các kệ hàng được tích hợp với cảm biến nhằm nhận dạng và giao tiếp với các ứng dụng trên điện thoại của từng khách hàng. Những ứng dụng này chứa dữ liệu về thói quen mua sắm của khách hàng, và các kệ hàng sẽ phản hồi lại bằng cách hiển thị quảng cáo được tùy chỉnh riêng cho từng đối tượng mua sắm.

Bên cạnh, Kroger cũng đang chuẩn bị tung ra một thiết bị quét không dây với tên gọi “Scan, Bag, Go” tại 400 cửa hàng vào năm tới. Khách hàng khi mua sắm sẽ sử dụng thiết bị này để quét các món đồ tạp hoá, sau đó trả tiền mua hàng thông qua ứng dụng.

Khách hàng tại siêu thị Kroger đang sử dụng thiết bị Scan, Bag, Go để quét mã sản phẩm cần mua

Các nhà bán lẻ khác cũng đang sử dụng các thiết bị và công nghệ tương tự để thu hút khách hàng. Tại hệ thống bán sỉ Sams Club của Wal-Mart, các thành viên có thể quét hàng hóa trên điện thoại của mình trong khi mua sắm và thanh toán qua ứng dụng khi ra khỏi cửa hàng. Wal-Mart cũng đã phát triển mô hình công nghệ được cấp bằng sáng chế về nhận dạng khuôn mặt, song, kế hoạch này vẫn chưa được triển khai. Theo Wal-Mart, công nghệ này có thể được sử dụng để phát hiện những khách hàng không hài lòng và biện pháp đáp ứng nhu cầu của họ.

Doug McMillon – giám đốc điều hành của Wal-Mart, từng phát biểu rằng “Chúng tôi khiến khách hàng cảm nhận rằng mua sắm cùng Walmart sẽ nhanh hơn, dễ dàng hơn và thú vị hơn”.

Tuy vậy, không phải tất cả cải tiến công nghệ của ngành công nghiệp bán lẻ đều nhắm đến việc tăng doanh thu. Đơn cử như, Costco Wholesale Corp. sử dụng công nghệ theo dõi từng lần mua hàng để thông báo cho người tiêu dùng về các đợt thu hồi thực phẩm không an toàn. Và tại Wal-Mart, các cửa hàng đang sử dụng thiết bị thực tế ảo để đào tạo nhân viên đối phó từ tình trạng đông đúc khách hàng trong các dịp lễ mua sắm, cho đến việc họ làm đổ nước tại quầy giải khát.

Ngày nay, phân tích nguồn dữ liệu từ khách hàng được coi là chìa khóa duy trì thị phần của các chuỗi siêu thị hàng đầu. Các chuỗi siêu thị lớn tại địa phương, như Meijer ở Michigan và Raley ở California, cũng thuê các dịch vụ tư vấn để thu thập dữ liệu từ khách hàng của họ.

Khởi đầu sớm

Tuy nhiên, Kroger đã có màn khởi đầu sớm hơn so với nhiều đối thủ cạnh tranh. Bước dấn thân của Wal-Mart vào lĩnh vực kinh doanh thực phẩm vào cuối những năm 1990 đã thúc đẩy hãng bắt đầu chương trình về độ trung thành của khách hàng để thu thập thông tin người tiêu dùng tốt hơn. Hiện nay, Kroger đang sử dụng 850 thuật toán để cá nhân hóa các phiếu giảm giá được gửi tới hơn 12 triệu hộ gia đình. Khi sử dụng dữ liệu mua hàng, công ty có để xác định xem liệu khách hàng của mình có đang ăn kiêng, có con hay đã về hưu.Từ đó, từng kế hoạch tiếp thị khác nhau sẽ tiếp cận từng khách hàng khác nhau.

Giám đốc điều hành Kroger Rodney McMullen nói rằng: “Chúng tôi hiểu rõ khách hàng của mình hơn bất kỳ ai.”

Theo các nhà phân tích bán lẻ, Kroger và các công ty tạp hóa khác cần nỗ lực hơn để các chương trình giảm giá có khả năng thu hút người tiêu dùng. Đặc biệt, khi Amazon đang nỗ lực chiếm lĩnh thị trường bán lẻ tại Mỹ với trị giá lên đến 800 tỷ USD. Phi vụ mua lại toàn bộ chuỗi siêu thị Whole Foods giúp gã khổng lồ thương mại điện tử lộ rõ tham vọng trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm, khi chi đến 12% doanh thu hằng năm cho các cải tiến công nghệ.

David Ciancio, chuyên viên cao cấp về chiến lược phát triển khách hàng tại Dunnhumby nói rằng: “Các cửa hàng tạp hóa cần phải nghĩ mình như những công ty về công nghệ.”

Khoản đầu tư đầy rủi ro

Lợi nhuận thấp khiến tạp hoá trở thành lĩnh vực kinh doanh gặp nhiều rủi ro khi đầu tư vào các công nghệ tiên tiến. Đôi khi, khách hàng không có nhu cầu sử dụng những tính năng mới từ các ứng dụng công nghệ này.

Do đó, khoảng đầu tư về công nghệ số hóa của Kroger là một trong những lý do khiến hãng hạ thấp mức triển vọng tài chính của mình trong năm nay. Ngoài ra, cổ phiếu của thương hiệu này cũng giảm 1/3 giá trị trong năm nay.

Tuy nhiên, các nhà quản lý tại Kroger vẫn khẳng định rằng công nghệ có vai trò quyết định tính cạnh tranh của hãng.

Chris Hjelm – Giám đốc thông tin của Kroger, chia sẻ ” Trải nghiệm của khách hàng tại Kroger và ứng dụng của công nghệ để phát triển trải nghiệm đó, chính là mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi”

Theo www.marketwatch.com

Learn more about us!!!