Chuyển động của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam
Cuộc đổ bộ của đại gia bán lẻ:
Aeon – AeonEshop
Ngày 1/1/2017, đại gia bán lẻ Aeon (Nhật Bản) chính thức đặt chân vào thị trường TMĐT Việt Nam khi cho ra mắt trang AeonEshop. Hiện, AeonEshop hoạt động chủ yếu tại Tp.HCM và dự kiến sẽ mở rộng khắp Việt Nam trong tương lai. Việt Nam là thị trường thứ 3 mà Aeon mở trang TMĐT sau Nhật Bản và Malaysia.
Lotte – Lotte.vn
Trước đó, tập đoàn bán lẻ lớn của Hàn Quốc Lotte đã cho ra đời sàn TMĐT lotte.vn. Tập đoàn Lotte cho biết, sau khi phát triển hệ thống TMĐT thành công ở Hàn Quốc thì Việt Nam là thị trường mà tập đoàn chọn để phát triển hoạt động này thay vì Trung Quốc và Malaysia. Để đầu tư cho trang TMĐT lotte.vn tại Việt Nam, 3 năm đầu tập đoàn sẽ chi khoảng 25 triệu USD và các năm tiếp theo tùy tình hình mà lượng tiền đầu tư sẽ tăng lên. Hiện đội ngũ giao hàng trước mắt được thực hiện bởi bên thứ 3, tuy nhiên, từ 2017 trở đi Lotte sẽ xây dựng đội ngũ giao hàng mang thương hiệu Lotte Express.
Central Group – Zalora
Sau khi mua trọn Big C Việt Nam, đại gia bán lẻ Thái Lan Central Group cũng đã nhanh tay cho dừng website C Discount vì kinh doanh kém hiệu quả và chuyển toàn bộ đội ngũ nhân viên vào chung hệ thống vận hành của Zalora để tập trung phát triển – đây là một trong những sàn TMĐT đứng top đầu tại Việt Nam và được Nguyễn Kim mua – đơn vị mà đại gia bán lẻ này đang nắm cổ phần lớn.
Saigon Co.op – CoopHomeShopping
Saigon Co.op không chỉ bán hàng qua hệ thống website CoopHomeShopping mà cuối 2015 đơn vị này cũng bổ sung thêm app mua sắm trực tuyến trên điện thoại di động.
Tiềm năng thị trường TMĐT Việt Nam
- Năm 2015, tổng doanh thu của thương mại điện tử ở nước ta đạt 4,07 tỷ USD (tăng gấp 5 lần so với năm 2012), trung bình tốc độ tăng trưởng của TMĐT là hơn 20%/năm.
- Đến năm 2020, TMĐT Việt Nam được dự báo có thể sẽ đạt doanh thu 10 tỷ USD, chiếm 50% tổng mức bán lẻ hàng hóa của cả nước. Đặc biệt, điểm sáng nhất của TMĐT là tiếp thị trực tuyến, dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt được 1,8 tỷ USD.
- Doanh thu TMĐT trong toàn ngành bán lẻ Việt Nam hiện đạt khoảng 3% (tại các thị trường phát triển như Mỹ, Đức… chiếm khoảng 5%).
- Doanh thu tiếp thị trực tuyến tăng từ 26 – gần 330 triệu USD trong giai đoạn 2010 – 2015 – Tốc độ phát triển Internet trên 50%
- Hiện nay, Việt Nam có 600.000 doanh nghiệp có pháp nhân nhưng thực tế có 2,4 triệu đơn vị đang kinh doanh bán lẻ dịch vụ, có 400.000 đơn vị đã kinh doanh qua hình thức online. Tiềm năng TMĐT của Việt Nam là rất lớn và dự báo sẽ lọt top 20 thị trường TMĐT lớn nhất thế giới vào năm 2020.
Tiêu điểm logistics theo ngành
Ngành hàng không
Đầu tư 3 trung tâm logistics hàng không
Vietnam Airlines vừa được đồng ý làm chủ đầu tư xây dựng, khai thác 3 trung tâm logistics hàng không tại Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, Trung tâm logistics hàng không ngoài việc có đầy đủ tính chất của trung tâm logistics thông thường, còn có nhiều đặc điểm riêng biệt như:
- Các trung tâm này phụ thuộc vào CHK và vận chuyển bằng đường hàng không là chủ yếu.
- Hàng hoá của trung tâm logistics hàng không là những mặt hàng thường có biến động nhanh về giá, giá trị của sản phẩm hay những yêu cầu vận chuyển về thời gian
- Địa điểm của trung tâm logistics hàng không phải nằm trong hoặc gần khu vực CHK Hai ‘ông lớn’ ngành hàng không đã có cổ đông chiến lược
- Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) đã hoàn thành đàm phán, ký kết hợp đồng cổ đông chiến lược với hãng All Nippon Airways (Nhật Bản)
- Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đang đàm phán với Tập đoàn Aeróports de Paris, dự kiến ký kết các hợp đồngtrong tháng 3/2017.
Ngành vận tải biển
Zim rời TSA Zim sẽ rời khỏi TSA (Transpacific Stabilization Agreement) – một thỏa thuận của các hãng vận chuyển container đang khai thác tuyến Á – Mỹ.
TSA đã xác nhận với Llod’s List việc hãng vận chuyển Israeli đã gửi đơn xin ra khỏi thỏa thuận kể từ cuối năm nay. Động thái này đến sau khi hãng tái cấu trúc lại các tuyến vận chuyển để đối phó lại với những thay đổi lớn trong ngành vận chuyển container toàn cầu và việc triển khai một số liên minh mới vào tháng 4 tới. TSA thực hiện tổng hợp các dữ liệu thị trường và các vấn đề liên quan đến giá, bao gồm hầu hết các hãng vận chuyển lớn như Maersk, MSC, CMA CGM, Cosco, Evergreen và Hyundai Merchant Marine. Không có hãng vận chuyển nào của Nhật tham gia TSA.
Mặc dụ Zim rời khỏi TSA, Hãng vẫn duy trì hoạt động trên thị trường Châu Á-Bắc Mỹ và xây dựng lực lượng khách hàng mạnh mẽ trên tuyến Tây Bắc Thái Bình Dương.
HMM sẽ không trở thành thành viên của 2M
Hãng vận chuyển Hàn Quốc sẽ không trở thành một thành viên chính thức của liên minh 2M được thành lập bởi Maersk và MSC, nhưng sẽ có một thỏa thuận hợp tác chiến lược kéo dài 3 năm với họ vềviệc mua và trao đổi chỗ của ba bên. Cùng với đó, Maersk Line và MSC sẽ tiếp quản một số tàu thuê và khai thác của HMM. Sự hợp tác này nằm ngoài phạm vi thỏa thuận chia sẻ tàu 2M của MSC và Maersk Line. Tuy nhiên, nó sẽ cho phép HMM được khai thác mạng lưới 2M. Maersk Line cho biết sự hợp tác này sẽ tạo ra các cơ hội mới, cụ thể là 2M sẽ được khai thác các tuyến vận chuyển của HMM trên tuyến xuyên Thái Bình Dương.
Thỏa thuận dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 4 năm 2017. Các bên cho biết họ dự kiến sẽ thông báo thêm các thông tin về sự thay đổi mạng lưới và lịch tàu vào đầu năm 2017.
Kline và SITC mở thêm tuyến mới Trung Quốc – Việt Nam – Indonesia
- Tên tuyến: China Saigon Indonesia Service – CSI
- Hành trình: Qingdao, Shanghai, Ningbo, HCM, Jakarta, Semarang, Makassar, Xiamen, Qingdao
- Thời gian: 4 tuần
- Số lượng tàu khai thác: 4 tàu 2.500 TEU, trong đó SITC 3 tàu, K Line 1 tàu
- Chuyến tàu đầu tiên: đi từ Qingdao ngày 26/12 với tàu STAR RIVER có trọng tải 2.732TEU. 4 TIÊU ĐIỂM THÁNG 11 &12/2016
Vinalines tiếp tục chào bán “cắt lỗ” tàu 71 triệu USD
Vinalines mời khách hàng quan tâm tham gia chào giá cạnh tranh mua tàu biển Vinalines Global, hiện đang neo tại Khu neo cảng Kakinada, Ấn Độ. : Jak Akshay) được Vinalines mua lại vào hồi tháng 1/2008 với giá 71 triệu USD từ Great Eastern Shipping Co. Ltd (Ấn Độ). Tàu này sau đó được giao cho chi nhánh Vinalines TP HCM (VNL-HCM) khai thác. Vinalines đã phải chi ra gần 1,04 triệu USD để trang trải các chi phí và bồi thường cho việc tàu bị bắt giữ tại Trung Quốc. Đến nay, Vinalines Global có tuổi đời khoảng 22 năm, dùng để chuyên chở hàng khô và container.
Trước đó, ngày 5/10, Vinalines cũng đã chào đấu giá tàu Vinalines Global với giá khởi điểm 58,951 tỷ đồng (tương đương 2,64 triệu USD).
Vận tải biển Việt Nam 2016
Tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam thực hiện ước tính đạt 123,8 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2015. Trong đó, thị phần vận tải hàng hóa XNK của đội tàu Việt Nam vẫn duy trì ở mức 10- 12%. Thị trường XNK của đội tàu biển Việt Nam chủ yếu là các nước Trung Đông, Đông Nam Á, Châu Á, một số ít tàu biển Việt Nam đã xuất đi các nước Đông Âu. Đối với vận tải xuất nhập khẩu hàng khô, đội tàu biển Việt Nam chiếm thị phần khoảng 12%. Hiện đã có tàu chạy thẳng sang thị trường Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ nhưng với số lượng ít.
Ngành cảng biển
Sản lượng thông qua cảng Hồng Kông giảm 2,5% trong năm 2016
Sản lượng hàng container thông qua cảng Hồng Kông đạt 19,58 triệu TEU trong năm 2016, giảm 2.5% so với năm 2015 mặc dù tăng trưởng sản lượng trong tháng 12 đạt 2 con số. Đây là lần đầu tiên sản lượng thông qua của cảng giảm xuống dưới mức 20 triệu Teu kể từ năm 2003.
Tháng 12/2016, hai đơn vị khai thác cảng chính tại Hồng Kông là Hutchixon Port Holding và Cosco Shipping Ports hợp tác nhằm tăng cường sự linh hoạt trong kế hoạch khai thác cầu bến.
Cảng Singapore tăng trưởng đều đặn trong năm 2016
Tổng sản lượng hàng hóa thông qua của Singapore năm tăng 3% so với năm 2015, đạt 593,3 triệu tấn. Tuy nhiên, sản lượng hàng container trong năm 2016 vẫn ở mức 30,9 triệu TEU như năm 2015. Sản lượng hàng container đạt đỉnh điểm vào 2014 với mức 33,9 triệu Teu, nhưng giảm trở lại từ đó do lượng hàng xuất khẩu từ Trung Quốc chậm lại và sự sụt giảm của thương mại toàn cầu.
Năm 2016, sản lượng qua cảng Đà Nẵng tăng 13%
Năm 2016 sản lượng hàng hóa qua cảng Đà Nẵng đạt 7,25 triệu tấn, tăng 13% so với năm 2015, trong đó sản lượng container đạt khoảng 320.000 TEU, tăng 24%.
Cảng Hải Phòng đón 5 chuyến tàu chuyên dụng RORO chở ô tô nhập khẩu
Sau chuyến hàng đầu tiên vào đầu tháng 10/2016, đến nay đã có 5 chuyến tàu RORO (tàu chuyên dụng chở ô tô và một số hàng hóa đặc thù) chở ô tô nhập khẩu về cảng Hải Phòng.
Năm 2016, sản lượng hợp nhất toàn CTCP Cảng Hải Phòng (bao gồm cả CTCP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ) thực hiện 35,5 triệu tấn. Năm 2017, Cảng đặt kế hoạch sản lượng hợp nhất đạt 36 triệu tấn.
Cảng Phù Đổng huyện Gia Lâm được thiết kế đón tàu container 800 tấn
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn số 11475/VP-ĐT cho ý kiến về đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cảng Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Theo đó, cảng Phù Đổng tại xã Cổ Bi và Đặng Xá, huyện Gia Lâm là là cảng container và cảng tổng hợp của TP Hà Nội, công suất đến năm 2020 là 2,54 triệu tấn/năm, cỡ tàu 800 tấn.
Chủ trương đầu tư xây dựng cảng Phù Đổng tại huyện Gia Lâm đã được UBND TP chấp thuận giao Công ty cổ phần cảng Container quốc tế Phù Đổng nghiên cứu lập dự án đầu tư.
Ngành Logistics
Hải Phòng quy hoạch lại hệ thống Logistics
UBND TP.Hải Phòng đang thực hiện việc lập quy hoạch lại hệ thống logistics trên địa bàn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
Theo Cục Hải quan Hải Phòng, trên địa bàn hiện có số lượng lên trên 100 kho, bãi, cảng là nơi tập kết, kiểm tra hàng hóa XNK và xu thế xin thành lập mới vẫn tăng lên. Trong đó, dọc theo sông Cấm từ bán đảo Đình Vũ đến khu vực cảng Vật Cách có 50 cảng (cả cảng chuyên dùng); 19 địa điểm kiểm tra tập trung, kho hàng lẻ (CFS); 19 kho ngoại quan; 5 địa điểm là kho chứa gas và một số bãi chứa vỏ container, hàng hóa chờ xuất khẩu…
TP.HCM đề xuất làm đường song hành Quốc lộ 50
UBND TP.HCM đã kiến nghị Thủ tướng bổ sung quy hoạch GTVT TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, theo đó đề nghị cho TP làm đường song hành với quốc lộ 50. Lý do, hiện nay tuyến Quốc lộ 50 đang quá tải do luồng hàng hóa từ các KCN, cảng ở Long An, Tiền Giang về TP tăng nhanh.
Đường song hành L 50 được thiết kế cho 6 làn xe với vận tốc 80 km/h, đầu tư bằng nhiều hình thức đối tác công tư PPP kết hợp ngân sách địa phương, dự kiến xây dựng trong giai đoạn 2016-2020.
WB cam kết tài trợ 3 triệu USD nghiên cứu Logistics vùng ĐBSCL
Ngân hàng Thế giới (WB) đã cam kết gói tài trợ gần 3 triệu USD để phát triển nghiên cứu Logistics vùng ĐBSCL. Đồng thời, WB cũng có kế hoạch phát triển logistics của vùng ĐBSCL kết nối với khu vực TP.HCM nhằm đẩy mạnh thông thương, tiết giảm chi phí cho DN. Theo đánh giá, chỉ cần giảm được 1% chi phí logistics, mỗi năm, vùng ĐBSCL sẽ tiết kiệm được hơn 2.000 tỷ đồng.
Cảng Liên Chiểu thành trung tâm Logistics
Thủ tướng đã đồng ý quy hoạch phát triển cảng Liên Chiểu thành trung tâm Logistics của cảng Đà Nẵng và đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc các cách thức khác phù hợp. Mục tiêu tới năm 2022 TP sẽ chuyển một phần hàng hóa về cảng Liên Chiểu, giảm tải cho cảng Tiên Sa và từng bước chuyển cảng Tiên Sa thành cảng du lịch.
TP.HCM quy hoạch 385 ha tại Hiệp Phước để di dời các cảng nội thành
UBND TP.HCM đã phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung KCN cảng Hiệp Phước tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM. Theo đó, khu đất quy hoạch xây dựng KCN cảng Hiệp Phước có quy mô 1.740,66 ha, được phân làm 4 khu:
- Khu 1 (quy mô 311,4ha) bao gồm: các doanh nghiệp di dời ô nhiễm của thành phố, các loại ngành công nghiệp có nhu cầu sử dụng diện tích đất lớn; công nghiệp gắn liền với vận tải thủy (kho, cảng), công nghiệp dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp và công nghiệp phụ trợ.
- Khu 2 (quy mô 651,66ha) quy hoạch cho các ngành công nghiệp có nhu cầu sử dụng diện tích đất lớn và có điều kiện tập trung để xử lý chất thải (khói, bụi, nước), chủ yếu bao gồm: công nghiệp gắn liền với vận tải thủy (kho, cảng) và công nghiệp đóng, sửa chữa tàu thuyền phục vụ ngành đường biển có quy mô lớn.
- Khu 3 (quy mô 392,89ha) là khu công nghiệp tập trung thu hút các ngành công nghiệp – dịch vụ cảng – logistics, các ngành công nghiệp sử dụng kỹ thuật tiên tiến có hàm lượng chất xám cao, công nghệ cao, công nghệ sạch, không gây ô nhiễm môi trường và liên quan đến hàng hải gắn với hoạt động cảng và vận tải cũng như các loại hình dịch vụ cảng logistics.
- Khu 4 (Khu cảng hạ lưu Hiệp Phước với quy mô 384,71ha) là khu cảng phục vụ cho công tác di dời các cảng ở nội thành ra khu vực Hiệp Phước. Phân khu này được quy hoạch với quy mô lớn, hiện đại, làm đầu mối trung chuyển phục vụ khu vực TPHCM, vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; gắn kết chặt chẽ với Khu công nghiệp Hiệp Phước, với tính chất là khu logistics, hỗ trợ các dịch vụ cảng logistics.
VLA ký kết Thỏa thuận hợp tác với VECOM
Ngày 9/12/2016, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với những nội dung sau:
- Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp hội viên thực thi đúng quy định của pháp luật về lĩnh vực ecommerce và E-logistics cũng như các lĩnh vực khác có liên quan;
- Tạo khuôn khổ hợp tác cùng có lợi và hướng đến phục vụ cho lợi ích chung của công tác thương mại điện tử vì lợi ích của người tiêu dùng dịch vụ logistics. Qua đó tăng cường sự gắn kết giữa các doanh nghiệp hoạt động logistics trong cả nước và các doanh nghiệp thương mại điện tử.
- Nhằm phát triển các dịch vụ thương mại điện tử và dịch vụ logistics trong cả nước để đáp ứng yêu cầu phát triển, quản lý, kinh doanh, hội nhập quốc tế theo chủ trương và định hướng chung; đồng thời nhằm tăng hiệu quả, giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ thương mại điện tử và logistics, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics nói chung.
Nguồn: Gemadept Corp.