Mới đây, Gartner, Inc. vừa công bố bảng xếp hạng thường niên Top 25 chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới, nhằm xác định cũng như phân tích các yếu tố thành công của các ‘ông lớn’ như Unilever, Inditex… trong ngành công nghiệp cạnh tranh vô cùng khốc liệt này.
Ông Stan Aronow, phó chủ tịch nghiên cứu của Gartner cho biết: “Năm 2018, khi chủ nghĩa bảo hộ đang lan rộng để đáp lại những động thái đã được công bố của Mỹ và Anh với những quốc gia khác. Điều này đã khiến nhiều công ty đánh giá lại chiến lược cho mạng lưới chuỗi cung ứng của họ. Năm 2018 cũng được dự báo là năm kìm hãm sự tăng trưởng mạnh mẽ tại nhiều khu vực địa lý, tăng chi phí Logistics và lao động. Các chuỗi cung ứng tiên tiến nhất đang chủ động quản lý những rủi ro này và tiếp tục cải thiện những vấn đề hiện có để phát triển hơn trong tương lai.”
Unilever tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trong năm thứ ba liên tiếp, tiếp theo là sự theo đuổi sát nút của Inditex, Cisco, Colgate-Palmolive và Intel. Home Depot đã gia nhập lại bảng xếp hạng sau ba năm gián đoạn, trong khi Novo Nordisk và Adidas tham gia chuỗi cung ứng Top 25 lần đầu tiên.
Ông Aronow cũng cho biết thêm: “Unilever có một thương hiệu chuỗi cung ứng mạnh, được phản ánh bởi điểm số bình chọn hàng đầu của các chuyên gia dành cho thương hiệu nổi tiếng toàn cầu đến từ Hà Lan này. Unilever cùng đồng thời nhận được 10 điểm hoàn hảo cho trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). Một trong những sáng kiến mới của Unilever trong quản lí chuỗi cung ứng năm nay đó chính là tự động hóa quy trình rô-bốt (RPA) hỗ trợ quá trình từ lúc đặt hàng cho đến lúc thanh toán, liên tục từ các điểm kiểm soát dịch vụ khu vực. Với hơn 20 các rô bốt đã tự động hóa hàng trăm quy trình, với lộ trình tiếp tục, phát triển mở rộng mô hình này trong tương lai.
Bảng xếp hạng 25 chuỗi cung ứng toàn cầu năm 2018 do Gartner công bố:
- Unilever
- Inditex
- Cisco Systems
- Colgate – Palmolive
- Intel
- Nike
- Nestlé
- PepsiCo
- H&M
- Starbucks
- 3M
- Scheneider Electric
- Novo Nordisk
- HP Inc.
- L’Oréal
- Diageo
- Samsung Electronics
- Johnson & Johnson
- BASF
- Walmart
- Kimberly-Clark
- The Coca Cola Co.
- Home Depot
- Adidas
- BMW
Ba xu hướng chính nổi bật trong năm nay đối với các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng toàn cầu là:
- Tập trung vào trải nghiệm khách hàng
Gartner định nghĩa trải nghiệm của khách hàng (Customer Experience – CX) là nhận thức của khách hàng và cảm xúc liên quan do tác động một lần và tích lũy bởi các tương tác với nhân viên, kênh phân phối, hệ thống và sản phẩm của nhà cung cấp. Các công ty nhận ra rằng khách hàng của họ bị ảnh hưởng nặng nề bởi những trải nghiệm trong quá khứ liên quan đến chuỗi cung ứng – một sự thất vọng giao hàng trễ, một món hàng giao hàng nhanh có thể ảnh hưởng phần nào dẫn đến quyết định mua hàng trong những lần tiếp theo.
“Các chuỗi cung ứng hàng đầu đang sử dụng các kết nối kỹ thuật số với khách hàng để hiểu rõ hơn về việc công dụng của sản phẩm, dự đoán nhu cầu trong tương lai và phản ứng nhanh hơn với các vấn đề, ngay cả trước khi chúng xuất hiện”, ông Aronow nói.
- Khả năng mở rộng chuỗi cung ứng kỹ thuật số
Sau một vòng thử nghiệm đầu tiên, các công ty hàng đầu đang mở rộng các giải pháp chuỗi cung ứng kỹ thuật số khả thi nhất trong các nhà máy, kho và văn phòng công ty. Trong khi tự động hóa là phổ biến nhất trong sản xuất và Logistics, cũng đã có một sự phát triển vượt bậc trong số hóa dịch vụ khách hàng. Điều này bao gồm RPA từ quy trình đặt hàng và đến thanh toán cũng như sử dụng các dịch vụ khách hàng chatbots bằng trí tuệ nhân tạo (AI).
- Chuyển sang thiết kế Circular Supply Chain
Các công ty hàng đầu từ lâu đã thay đổi tư duy của họ trong việc xác định tính bền vững về môi trường. Theo đó, các chuỗi cung ứng tiên tiến hiện nay dựa trên phương pháp vòng đời để hiểu tổng tác động của sản phẩm và hoạt động trong chuỗi giá trị.
Ông Aronow nói: ” Các công ty này đều có những điểm chung là mong muốn đóng góp lại những gì tốt nhất cho cộng đồng, kết hợp giữa yếu tố thương mại và xã hội để tiếp tục tạo ra sự khác biệt trong thị trường đầy cạnh tranh. Kết quả là, một số công ty đang tái chế và tái sử dụng các bộ phận cũ trong sản phẩm mới và kéo dài vòng đời hiện có, như một phần của chiến lược kinh doanh Circular Supply Chain. “
Theo gartner.com