Tin tức - Kiến thức - Sự kiện

3 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CHUỖI CUNG ỨNG THEO TỔ CHỨC SILO

Không thể phủ nhận môi trường thương mại năng động hiện nay luôn đòi hỏi một chuỗi cung ứng có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, khi người tiêu dùng hiện đại luôn yêu cầu sản phẩm, hàng hóa phải được giao thật nhanh chóng, liền mạch bất kể các hình thức mua hàng là gì, sản phẩm được đặt khi nào và giao ở đâu. Tuy vậy, một chuỗi cung ứng mang tính chất “Silo” lại khiến hàng loạt khách hàng phải thất vọng, suy giảm doanh thu, nguồn lực và thời gian.

Vậy, hệ thống Silo trong chuỗi cung ứng là gì? Đâu là những dấu hiệu phát hiện ra sự xuất hiện của chúng?

Hệ thống Silo:

Hoạt động theo cấu trúc Silo xảy ra khi các chức năng của một tổ chức được thực hiện theo chiều dọc, hay việc kém hiệu quả trong vận hành nội bộ của một doanh nghiệp qua quy trình làm việc độc lập vì lợi ích và mục tiêu riêng của từng bộ phận, chức năng. Khi đó, giao tiếp kém và rời rạc giữa các bộ phận, quy trình tắc nghẽn, không trung hòa các nhiệm vụ và mục tiêu giữa các chức năng là những nguyên nhân dẫn đến trình trạng hoạt động kém tối ưu trong doanh nghiệp. Do thế, Silo là một trở ngại lớn nếu xảy ra trong một chuỗi cung ứng vì một khi dòng thông tin phức tạp của lĩnh vực này tắt nghẽn, ắt sẽ khiến hàng loạt bộ phận và cả toàn doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ lớn.

Dấu hiệu 1: Quy mô hợp tác với nhà cung ứng theo khu vực địa lý

Trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, các doanh nghiệp phải hoạt động mà không có ranh giới. Đáng buồn thay, nhiều công ty tập trung vào hợp tác với các nhà cung cấp theo một khu vực địa lý cụ thể. Tuy vậy, khi mô hình kinh doanh của bạn hoạt động trên quy mô toàn cầu thì chuỗi cung ứng của phải có quy mô tương tự.

Hãy cân nhắc xem toàn bộ chuỗi cung ứng có thể hoạt động như thế nào nếu bạn luôn có quan điểm tận dụng nhà cung ứng trong khu vực tầm 10.000-foot để cắt giảm chi phí, hợp lí hoác các quy trình trong khi vẫn có thể kiểm soát một vài yếu tố trong tại chính nội bộ doanh nghiệp, chẳng hạn thị trường lao động, ngôn ngữ, các chuẩn mực văn hoá và nhiều hơn nữa.

Dấu hiệu 2: Mỗi loại nguyên vật liệu và thành phần trong chuỗi cung ứng của bạn đến từ các nhà cung ứng khác nhau

Quy trình của một chuỗi cung ứng bắt đầu từ giai đoạn hoạch định, thu mua và sản xuất cho đến phân phối, giao hàng, hỗ trợ, và quy trình trả lại, Như vậy, doanh nghiệp của bạn sẽ đề xuất bao nhiêu nhà cung cấp riêng trong suốt quá trình này? Ba? Năm? Hay nhiều hơn thế?

Có rất nhiều giải pháp khác nhau để giải quyết cho vấn đề trên. Chúng ta hãy ví vọn việc chọn số lượng nhà cung ứng tương tư như việc di chuyển bằng năm xe buýt khác nhau, hay bằng một chiếc ôtô. Một số tuyến buýt chắc chắn sẽ bị trễ, có nghĩa là bạn sẽ bỏ lỡ kết nối và lịch làm việc của bạn sẽ phải thay đổi, hay điều này dẫn đến tình trạng giao hàng chậm trễ và khiến khách hàng của bạn không hài lòng với dịch vụ của mình. Do đó, thay vì chiến lược tập trung vào phân bổ các nhiệm vụ cho nhiều nhà cung cấp khác nhau, chúng ta cần hợp tác với một “chiếc xe”. Nhờ đó, doanh nghiệp có khả năng quản lý quy trình của mình trong suốt chuỗi cung ứng từ giai đoạn hoạch định cho đến lúc thu về lợi nhuận.

Dấu hiệu 3: Tôi không thể kiểm soát hoàn toàn hoạt động của doanh nghiệp

Thông thường mỗi bộ phận khác nhau của chuỗi cung ứng được quản lý bởi những bộ phận, nhân viên khác nhau. Nhưng về mặt tổng thể, bộ phận nào chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ quy trình cung ứng của doanh nghiệp? Nếu bạn không biết câu trả lời cho câu hỏi này, thì chắc chắn bạn đang chịu ảnh hưởng bởi Silo trong tổ chức của mình.

Tiếp tục lấy ví dụ từ phương pháp di chuyển tại Dấu hiệu 2. Chúng ta thấy rằng rủi ro từ lựa chọn sử dụng “xe buýt” có thể được hạn chế bằng bằng cách xác định và đưa ra một đội xe buýt với một bản điều phối di chuyển cho toàn bộ nhân viên nhằm tránh tình trạng thất lạc. Điều này tương tự như chúng ta giám sát và định hướng toàn bộ hoạt động của chuỗi cung ứng. Do vậy, tất cả các khía cạnh của chuỗi cung ứng cần được tiến tới một mục đích chung duy nhất.

Chúng ta hãy lấy ví dụ khác từ kho hàng. Hầu hết những vấn đề xuất phát từ hoạt động trong kho hàng chính là một trong những vấn đề gây “đau đầu” cho đa số các nhà quản lý chuỗi cung ứng, đặc biệt là tình trạng thiếu nguồn nhân lực lao động trong những mùa cao điểm hay chiến lược tăng doanh số từ nguồn kinh doanh trực tuyến. Rủi ro xảy ra nếu các bộ phận khác của chuỗi cung ứng, chẳng hạn như thu mua và sản xuất, không biết rằng các kho hàng đang trong tình trạng “chạy nước rút”, họ vẫn sẽ tiếp tục hoạt động với tốc độ bình thường và dẫn đến hệ quả tắc nghẽn cho cả chuỗi vận hành.

Khi đó, các giải pháp quản lý chuỗi cung ứng cần mang tính toàn diện và tích hợp với một mục đích phát triển chung cho toàn doanh nghiệp

Theo Nick Foy – inboundlogistics.com

Learn more about us!!!