Tin tức - Kiến thức - Sự kiện Supply Chain

4 xu hướng Chuỗi cung ứng trong năm 2019 có thể bạn chưa biết

I. Hệ thống Quản lý hàng tồn kho (IMS) sẽ được sử dụng rộng rãi

 

Image result for inventory management

 

Hệ thống Quản lý hàng tồn kho Inventory Management System (IMS) là một phần mềm tự động thu thập, lưu trữ và phân tích trạng thái hàng tồn kho của công ty.

 

Hệ thống sẽ tập hợp thông tin về trạng thái tồn kho từ cả hai thiết bị đầu vào của người dùng như máy quét mã vạch và thiết bị tại điểm bán POS. IMS cho phép các công ty theo dõi sự chuyển động của hàng tồn kho trong thời gian thực, số lượng hàng tồn kho có sẵn, tính tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho và tỷ lệ tồn kho, cũng như dự đoán hành vi mua hàng của người tiêu dùng trong tương lai.

 

Khi hàng tồn kho di chuyển trong Chuỗi cung ứng, các công ty được chia sẻ dữ liệu thời gian thực trong mạng lưới; nhà cung cấp có thể truy cập dữ liệu nhu cầu tiêu dùng của nhà bán lẻ để sản xuất đúng số lượng hàng hóa. Nhờ việc theo sát chặt chẽ tình trạng hàng tồn kho, các nhà cung cấp sẽ tránh sản xuất vượt nhu cầu của người tiêu dùng, giảm tình trạng hàng hóa chiếm nhiều không gian hơn và trong thời gian dài hơn, buộc nhà cung cấp hoặc nhà bán lẻ phải giảm giá sản phẩm để bán nhanh hơn, làm giảm lợi nhuận.

 

Tầm quan trọng của IMS trong Chuỗi cung ứng

 

Nordstrom, hãng thời trang bán lẻ quốc tế cũng ứng dụng hệ thống này để tăng tốc độ quay vòng hàng tồn kho của họ. Khi khách hàng tìm kiếm trực tuyến, IMS sử dụng định vị địa lý để tìm cửa hàng offline gần nhất. Nếu mặt hàng mà khách hàng đang tìm kiếm có sẵn tại một cửa hàng địa phương, thì Nordstrom cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà. Nếu mặt hàng không có sẵn gần đó, hệ thống sẽ tìm kiếm các cửa hàng trong khu vực và tính toán cách nhanh nhất để cung cấp hàng hóa cho khách hàng. IMS của hãng phải theo dõi chính xác hàng tồn kho của nhà bán lẻ trừ khi toàn bộ hệ thống bị hỏng.

 

Tương lai của hệ thống IMS?

 

Nordstrom chính là ví dụ thực tiễn mà một hệ thống IMS hiệu quả có thể nâng cao lợi thế cạnh tranh như thế nào. Áp dụng Machine Learning và AI vào phần mềm IMS sẽ giúp doanh nghiệp nắm được chu kỳ mua hàng của khách và dự đoán được khả năng của hệ thống đặt hàng điện tử.

 

II. Tích hợp quy trình khai báo hải quan 

 

photo of white airliner on port

 

Khi xuất khẩu hàng hóa, người vận chuyển sẽ phải thực hiện khai báo hải quan. Đại lý hải quan sẽ xác định các mức thuế quan thích hợp và đảm bảo lô hàng không chứa hàng hóa bất hợp pháp hoặc vượt phép. Hiện tại, quá trình này yêu cầu một số tài liệu như giấy chứng minh nguồn gốc, hóa đơn thương mại, biên lai nhận hàng,… cũng như chứng minh về thuế phải nộp. Các tài liệu này được chuẩn bị bởi nhân sự trong Chuỗi cung ứng và phân phối cho các công ty vận chuyển và các nhà môi giới xuất nhập khẩu. Mỗi khi chuyển giao tài liệu từ tay người này đến người khác, khả năng cao là một số giấy tờ sẽ bị thay đổi nội dung hoặc thất lạc, gây ra sự chậm trễ ảnh hưởng đến toàn bộ Chuỗi cung ứng.

 

Làm sao để tăng tốc cho quy trình rắc rối này?

 

Công nghệ Blockchain có thể giúp đẩy nhanh quá trình khai báo hải quan bằng cách sử dụng một hệ thống lưu giữ hồ sơ, loại bỏ hành vi giả mạo để chuyển giao tài liệu cho các đại lý hải quan. Các hồ sơ được tạo trên Blockchain phải được coi là chính xác bằng cách thông qua giao thức đồng thuận từ nhiều bên. Ví dụ: khi thuế thông thường (tax) và thuế quan (tariff) được thanh toán, giao dịch sẽ được ghi lại trên hệ thống Blockchain. Tính minh bạch như vậy cho phép các đại lý hải quan nhanh chóng xúc tiến lô hàng. Các công ty sẽ cần áp dụng một hệ thống Logistics dựa trên Blockchain để cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

 

III. Minh bạch hóa Chuỗi cung ứng

 

Related image

 

Khả năng minh bạch Chuỗi cung ứng là sử dụng các cơ chế theo dõi và giám sát để tăng tính minh bạch và thúc đẩy tính toàn vẹn trong toàn bộ Chuỗi cung ứng. Nó đòi hỏi các nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà bán lẻ phải làm việc cùng nhau và thực hiện các chính sách và thủ tục để giảm thiểu xung đột trong lợi ích cũng như đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về tính minh bạch trong sản phẩm hơn.

 

Giảm thiểu sự xung đột về lợi ích

 

Mâu thuẫn xảy ra lợi ích và mục tiêu của một thành viên không còn đúng hướng với lợi ích và mục tiêu chung của toàn bộ Chuỗi cung ứng. Ví dụ, nhà bán lẻ hứa sẽ cung cấp hàng hóa không có chất gây dị ứng cho khách hàng, như một phần lợi thế cạnh tranh của công ty. Nhà bán lẻ này mua hàng từ một nhà sản xuất và người này lần lượt mua nguyên liệu từ nhà cung cấp. Nhà sản xuất và nhà cung cấp có thể không có cùng mục tiêu như nhà bả lẻ là cung cấp các sản phẩm không gây dị ứng. Do đó, nhà bán lẻ yêu cầu về sự minh bạch từ phía những đối tác của mình để có thể thực hiện lời hứa về sản phẩm không gây dị ứng.

 

Khi yêu cầu của khách hàng làm thay đổi tiêu chuẩn của Chuỗi cung ứng

 

Yêu cầu của khách hàng có trọng lượng lớn trong phong trào minh bạch hóa Chuỗi cung ứng. Các chuyên gia trong ngành liên tục phải đối mặt với những đòi hỏi mới của khách hàng. Trong thế giới mà mọi thông tin có thể được hiển thị với một cú click, khách hàng cũng sẽ mong muốn quá trình mua hàng của họ phải được rõ ràng. Giai đoạn gần đây, người tiêu dùng mong đợi các sản phẩm có tính nhân đạo. Ví dụ năm 2007, Tyson Food, nhà sản xuất các sản phẩm về gà phải đối mặt với khủng hoảng truyền thông 2007 khi phát hiện ra các nhà cung cấp của hãng thực hiện hàng loạt các hành vi gây hại đến môi trường, đối xử tàn tệ với động vật và người lao động. Sau sự cố này, người tiêu dùng đã từ chối sử dụng sản phẩm của Tyson Food. Do đó, công ty đã buộc phải tiến hành thay đổi các tiêu chuẩn về tính minh bạch để đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng.

 

Quy trình minh bạch hóa Chuỗi cung ứng sẽ như thế nào trong tương lai?

 

Quy trình này sẽ bao gồm sử dụng công nghệ theo dõi và giám sát những chuyển động của hàng hóa dọc theo Chuỗi cung ứng. Hệ thống cảm biến sẽ theo dõi nhiệt độ và độ ẩm của sản phẩm từ khi chúng rời khỏi kho cho đến khi chúng nằm trong tay khách hàng. Sử dụng cảm biến cũng giúp người dùng phát hiện sản phẩm giả mạo. Các thiết bị GPS với khả năng hiển thị theo thời gian thực bằng cách truyền vị trí của một lô hàng. Mã vạch được sử dụng để xác định nội dung của một lô hàng, cho phép người tiêu dùng có được thông tin có giá trị về sản phẩm. Ngay trong hiện tại, người tiêu dùng đã có thể quét mã vạch một mặt hàng bằng điện thoại thông minh và biết được nguồn gốc sản phẩm, điều kiện bảo quản và ngày hết hạn của sản phẩm.

 

IV. Smart Manufacturing – Sản xuất thông minh

 

Image result for smart manufacturing

 

Sự ra đời của hàng loạt công nghệ số hóa như kết nối IoT, Al hay điện toàn đám mây… của cách mạng công nghiệp 4.0 đã hình thành nên một nền sản xuất đặc biệt, đó là sản xuất thông minh. Sản xuất thông minh ngày càng đóng vai trò quan trọng và là tất yếu trong quá trình chuyển đổi nền sản xuất với việc ứng dụng công nghệ số hóa vào hoạt động sản xuất, cụ thể là:

 

Làm phẳng các hệ thống quản lý

 

Khi nói đến “làm phẳng”, chúng ta thường nghĩ đến hoạt động loại bỏ các tầng lớp quản lý rườm rà, thu hẹp khoảng cách giữa nhân viên và người lãnh đạo. Đối với hoạt động sản xuất, xu hướng này đề cập đến công nghệ sản xuất có thể kết nối và kiểm soát quá trình sản xuất từ nhà máy đến hoạt động kinh doanh và Logistics.

 

Sản xuất thông minh sẽ làm phẳng lại cả hệ thống phân cấp bằng cách cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu kinh doanh cho nhiều người hơn, loại bỏ tình trạng chậm thông tin do sự bị động trước các quyết định đi từ cấp cao xuống. Một chiến lược kinh doanh thông minh sẽ luôn tìm cách “dân chủ hóa” dữ liệu. Bằng việc loại bỏ các báo cáo và cuộc họp hằng tuần, sử dụng các công nghệ thông minh sẽ giúp cung cấp dữ liệu phù hợp thông qua bảng điều khiển cho bất cứ ai liên quan.

 

Tăng khả năng kết nối

 

Tài sản sẽ được gắn cảm biến thông minh để các hệ thống có thể liên tục cập nhật dữ liệu từ cả nguồn hiện đại lẫn truyền thống, từ các nhà cung cấp và khách hàng, cho phép doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về các quy trình Chuỗi cung ứng upstream và downstream, thúc đẩy hiệu quả mạng lưới cung ứng tổng thể cao hơn.

 

Tối ưu hóa quy trình

 

Một quy trình sản xuất thông minh cho phép hoạt động vận hành được thực hiện với sự can thiệp thủ công tối thiểu và độ tin cậy cao nhất. Quy trình làm việc tự động, đồng bộ hóa tài sản, theo dõi và tự thiết lập lịch trình được cải thiện và mức tiêu thụ năng lượng tối ưu vốn là những lợi ích mà sản xuất thông minh đem lại, giúp doanh nghiệp tăng năng suất, tiết kiệm thời gian và tối ưu chất lượng.

 

Chủ động hơn

 

Nhân viên và toàn bộ hệ thống có thể tham gia và đề phòng vấn đề trước khi nó xuất hiện, thay vì phản hồi lại với sự cố đã xảy ra rồi. Sản xuất thông minh cho phép doanh nghiệp xác định những bất thường, số lượng hàng hóa trong kho và bổ sung kịp thời, dự đoán các vấn đề về chất lượng, đồng thời giám sát vấn đề an toàn và bảo trì. Trong một nhà máy thông minh, các nhà sản xuất có thể sử dụng twin digital, số hóa một hoạt động và tích hợp các khả năng dự đoán.

 

Tinh gọn hóa

 

Sự tinh gọn cho phép doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi trong lịch trình và sản phẩm với sự can thiệp tối thiểu. Các chức năng của sản xuất thông minh có thể tự cấu hình các luồng thiết bị và vật liệu tùy thuộc vào sản phẩm được chế tạo và lên lịch thay đổi, sau đó xem tác động của những thay đổi đó trong thời gian thực.

 

Trong thực tế, General Motors sử dụng cảm biến để giám sát độ ẩm khi sơn xe. Nếu điều kiện môi trường không thuận lợi, xe có thể được di chuyển sang vị trí khác hoặc hệ thống thông gió được điều chỉnh tới mức cần thiết. Tương tự, hệ thống SXTM của Harley Davidson cho phép kiểm soát tốc độ quạt trong khu vực sơn xe và điều khiển bằng thuật toán theo sự dao động của môi trường. Viện nghiên cứu kinh tế McKinsey Global Institute ước tính số hóa quản lý bảo trì sẽ giúp các nhà sản xuất giảm 40% chi phí bảo trì, giảm thời gian ngừng chạy máy 50% và giảm chi phí đầu tư (để thay thế thiết bị hỏng) tới 5%.

 

Toyota nâng cao hiệu quả quản lý Chuỗi cung ứng nhờ hệ thống sản xuất thông minh. Hãng có thể biết chính xác máy nào đã sản xuất bộ phận gì trên mỗi xe. Điều đó cho phép Toyota lưu vết và khoanh vùng các bộ phận bị lỗi (và thiết bị sản xuất nó), qua đó giảm rất nhiều chi phí và thời gian thu hồi sản phẩm. Hãng GE Aviation Engines có thể lưu vết chính xác các điều kiện – nhiệt độ, độ ẩm, độ cao, bụi – cho mỗi dặm bay bằng động cơ của họ. Nhờ đó GE có thể cung cấp dịch vụ bảo trì chính xác và tối ưu cho các hãng hàng không. Tương tự, Rolls Royce ứng dụng IoT thu thập dữ liệu thời gian thực về động cơ máy bay, qua đó giảm thiểu chi phí vận hành và kéo dài tuổi thọ sản phẩm của họ.

 

Theo neurochaintech.io, forbes.com, techinsight.com.vn & manufacturingtomorrow.com