Theo Cyzerg, các nhà quản lý khi đánh giá về Kho hàng của tổ chức, quy trình mà họ cho là kém hiệu quả nhất trong Chuỗi vận hành là:
- 53% chọn Kiểm soát hàng tồn kho
- 47% chọn Chọn hàng (Picking)
- 45% chọn Nhập hàng (Put Away)
Put Away là quy trình bao gồm các hoạt động nhập và lưu kho các nguyên liệu hay hàng hóa, xếp chúng vào các vị trí trong kho một cách có kế hoạch, để chuẩn bị cho quá trình xử lý tiếp theo. Nếu chiến lược Put Away không được triển khai một cách hiệu quả, quy trình này sẽ trở thành nút thắt cổ chai ảnh hưởng đến việc tối ưu hóa chi phí và thao tác nhanh nhẹn của nhân sự vận hành kho.
Lợi ích mà Put Away tối ưu đem lại
Một quy trình Put Away tốt sẽ đảm bảo
- Hàng hóa được lưu trữ nhanh chóng và hiệu quả;
- Khoảng cách di chuyển giữa các địa điểm trong kho được giảm đến mức tối thiểu;
- Đảm bảo an toàn cho hàng hóa và sự an toàn của nhân viên kho;
- Tối đa hóa không gian Kho được sử dụng;
- Dễ dàng tìm, chọn và theo dõi hàng hóa trong kho.
5 Cách tối ưu hóa hoạt động nhập hàng
Giám sát dung lượng lưu trữ & không gian sẵn có
Hạn chế thời gian di chuyển dư thừa đến vị trí không có sẵn không gian lưu trữ, thay vào đó hãy tăng khả năng lưu trữ hàng hóa bằng cách giám sát khả năng lưu trữ và tính sẵn có của không gian.
Để giám sát dung lượng và không gian sẵn có, kho có thể sử dụng máy quét mã vạch và vị trí thùng để theo dõi không gian đã hoặc chưa sử dụng trong kho. Giải pháp này hiện có sẵn trên hầu hết các hệ thống quản lý kho (WMS). Tuy nhiên, hệ thống này dễ bị lỗi do tính phụ thuộc vào nhân viên kho để quét vị trí thùng và hàng hóa mỗi khi họ thực hiện nhiệm vụ.
Một giải pháp khác là sử dụng RFID (Radio Frequency Identification) để tự động ghi lại các nhiệm vụ mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào của con người. Mặc dù giải pháp này vẫn đang được điều chỉnh và thử nghiệm, việc sử dụng RFID kết hợp với các công cụ tiên tiến hơn, như cảm biến, sẽ là một phần của hệ sinh thái công nghệ với khả năng theo dõi thời gian thực trong kho.
Tham khảo: Những phương thức Order Picking thông dụng trong Kho hàng
Giảm thời gian di chuyển
Một trong những mục tiêu chính của Nhập hàng là giảm thời gian di chuyển hàng hóa từ khu vực nhận hàng đến vị trí lưu trữ.
Để thực hiện điều này, các nhà quản lý có thể phân tích ABC để hiểu rõ hơn về hàng hóa có khối lượng / tần suất cao. Sau đó, nên điều chỉnh bố trí kho (nếu cần) để di chuyển hàng hóa có khối lượng / tần suất cao gần hơn với các khu vực vận chuyển:
- A là hàng hóa có giá trị tiêu thụ hàng năm cao nhất. Chiếm 70-80% giá trị tiêu thụ hàng năm của công ty thường và chỉ chiếm 10-20% tổng số mặt hàng tồn kho.
- C là hàng hóa có giá trị tiêu thụ thấp nhất. Có giá trị chỉ 5% – thấp hơn giá trị tiêu thụ hàng năm và chiếm 50% tổng số mặt hàng tồn kho.
- B nằm giữa A và C, với giá trị tiêu thụ trung bình 15-25%, thường chiếm 30% tổng số hàng tồn kho.
Thông qua cách phân loại ABC, các nhà quản lý có thể phân loại được các nhóm mặt hàng với tần suất ra vào kho khác nhau và sắp xếp vị trí lưu kho phù hợp. Từ đó xác định các tuyến đường ngắn nhất đến vị trí lưu trữ. Để thực hiện được, các nhà quản lý kho phải xem xét các yếu tố như khoảng cách, khả năng tắc nghẽn lưu lượng kho và xung đột tiềm ẩn với các quy trình khác liên quan đến việc đi lại.
Trực tiếp thực hiện Put away bất cứ khi nào có thể
Khi sử dụng phương pháp này, hàng hóa được chuyển trực tiếp từ khu vực tiếp nhận đến vị trí cuối cùng mà không trải qua giai đoạn trung gian. Phương pháp này hiệu quả nếu kho hàng của bạn tương đối nhỏ và đơn đặt hàng đến nhanh chóng. Bằng cách này, việc xử lý hàng hóa nhanh chóng không gây nhầm lẫn và việc kho hàng của bạn có dung lượng lưu trữ hạn chế không khiến bạn phải hoãn việc thực hiện các đơn đặt hàng.
WMS của công ty cần có khả năng chỉ định các địa điểm lưu trữ cuối cùng, từ Thông báo gửi hàng trước (Advance Shipment Notice) từ điểm giao hàng. Không có khả năng này thì kho hàng khó đạt được quy trình nhập hàng trực tiếp hiệu quả.
Sắp xếp các vị trí cố định và linh hoạt trong kho
Vị trí cố định là không gian lưu trữ được xác định trước, khu vực kho, lối đi hoặc thùng được chỉ định theo tiêu chí cụ thể. Ví dụ: một vị trí cố định có thể được liên kết với một danh mục sản phẩm cụ thể, khách hàng, điểm đến cuối cùng, v.v … Các vị trí cố định giúp tăng hiệu quả của quy trình vì nhân viên kho có thể ghi nhớ việc gán vị trí cụ thể của hàng hóa.
Mặt khác, các vị trí lưu trữ không cố định cũng tạo sự linh hoạt hơn, cho phép nhân viên đặt bất kỳ lô hàng nào vào không gian trống đầu tiên mà họ tiếp cận được. Khi sử dụng những vị trí lưu trữ linh hoạt, cần một hệ thống quản lý hàng tồn kho đáng tin cậy để theo dõi hàng hóa và địa điểm. Các vị trí linh hoạt cũng có thể được tận dụng để lưu trữ tạm thời các mặt hàng theo mùa có khối lượng lớn, dễ thay thế bằng những mặt hàng khác khi lưu lượng hàng thay đổi.
Giữ vệ sinh Kho hàng
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, một trung tâm phân phối/kho hàng sạch sẽ và có tổ chức sẽ tạo ra sự khác biệt trong việc vận hành quy trình.
Một cơ sở được tổ chức kém sẽ có tác động trực tiếp đến tốc độ đưa hàng hóa đi. Nhân viên mất nhiều thời gian hơn để địa điểm, di chuyển hàng hóa qua những chướng ngại vật để đến địa điểm mong muốn. Và quan trọng nhất, tổ chức kho kém làm tăng các nguy cơ về an toàn cho nhân viên và nguy cơ ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của hàng hóa.
Như vậy, có nhiều cách khác nhau để tối ưu hóa quy trình Nhập hàng và tăng hiệu quả quy trình quản lý kho. Tối ưu hóa hoạt động kho thông qua các thực hành tốt nhất đơn giản như giữ kho sạch sẽ và có tổ chức, sử dụng công nghệ để theo dõi việc sử dụng không gian hoặc thực hiện phân tích ABC để cơ cấu lại bố cục kho là vấn đề cần chú ý đến chi tiết, lập kế hoạch và tiến hành một cách thận trọng.
Theo cyzerg.com, lokad.com