Bên cạnh chi phí, thời gian và giai đoạn trong suốt quá trình vận chuyển là những yếu tố mà chúng ta cần lưu ý khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng lẻ bằng container – LCL (Less than container load).
Với phần đầu tiên trong chuỗi chia sẻ kiến thức về phương thức vận chuyển LCL, chúng ta cùng tìm hiểu về:
– Thời gian và sự khác biệt giữa những giai đoạn vận chuyển LCL
– Yếu tố ảnh hưởng đến khoảng thời gian đó
Less than container load hay LCL (hình thức vận chuyển hàng lẻ bằng container lẻ) là một dịch vụ được cung cấp bởi các công ty giao nhận vận tải, cho phép chủ hàng chỉ đặt một phần chứa của container. Nếu bạn chỉ có nhu cầu gửi một lô hàng nhỏ cho người thân chẳng hạn, thì đây là hình thức thông dụng và lợi ích nhất.
Các nhà giao nhận cung cấp dịch vụ LCL theo lịch biểu cố định. Vì phục vụ nhiều khách hàng, nên họ có thể hợp nhất các lô hàng với nhau thành một container đầy (FCL), sau đó, đặt trực tiếp với hãng tàu dưới tên riêng của họ. Khi đó, các khách hàng sử dụng hình thức này có thể san sẻ một phần phí vận chuyển thay vì sử dụng cả một container, nhưng thời gian và độ an ninh vẫn được đảm bảo như được vận chuyển một container đầy đủ.
Bên cạnh dịch vụ vận chuyển từ cảng – cảng (port-to-port service), các nhà giao nhận còn cung cấp một số dịch vụ khác. Dịch vụ bao gồm nhận và vận chuyển hàng từ cơ sở của người gửi cho đến nơi thông quan cũng như đảm bảo quy trình an toàn hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển hàng cho đến trong kho.
Những thông tin cần thiết khi sử dụng dịch vụ LCL:
- Nơi xuất xứ và điểm đến của các lô hàng?
- Đâu là những dịch vụ bạn yêu cầu (ngoài việc vận chuyển từ cảng đến cảng)?
- Khi nào lô hàng đã sẵn sàng – hoặc khi nào bạn cần nó ở đích đến?
- Kích thước, trọng lượng và chi tiết hàng hóa?
Thời gian vận chuyển của một lô hàng LCL
Khi sử dụng dịch vụ LCL, điều quan trọng nằm ở việc kiểm soát và nắm rõ khoảng thời gian vận chuyển nào là phù hợp với nhu cầu của bạn. Trong khi hầu hết khách hàng sử dụng dịch vụ này quan tâm đến tổng thời gian hàng hóa từ lúc giao hàng cho đến người nhận tại điểm đến (door – to – door service), thì các nhà giao nhận sẽ thường chú ý đến thời gian vận chuyển từ cảng – cảng. Nếu không nắm bắt rõ, chúng ta sẽ có sự nhầm lẫn giữa 2 khoảng thời gian trên vì trong thực tế, hai khoảng này có sự khác biệt đáng kể.
Sau đây là một ví dụ cụ thể giữa hai khoảng thời gian này đối với một lô hàng lẻ từ người gửi hàng tại Zurich đến người nhận tại Chicago:
- Người gửi hàng – Công ty giao nhận:
Xe tải vận chuyển từ Zurich đến Rotterdam: 3 ngày
- Công ty giao nhận – Hãng tàu:
Xử lý ở Rotterdam: 4 ngày
- Cảng biển nơi xuất xứ – Cảng biển tại nơi đến:
Vận chuyển từ cảng Rotterdam đến cang Newark: 12 ngày
- Hãng tàu tại nơi đến – Công ty giao nhận:
Xử lý ở Newark: 3 ngày
- Công ty giao nhận – người nhận
Vận chuyển bằng đường sắt / xe tải đến Chicago: 3 ngày
Tổng: Thời gian vận chuyển theo dịch vụ door – to – door từ Zurich đến Chicago: 25 ngày
Trong ví dụ này, tổng thời gian vận chuyển theo door – to – door là 25 ngày,nhưng nhà giao nhận thường thông báo thời gian vận chuyển cả lô hàng chỉ tốn 12 ngày (port – to – port service).
Yếu tố ảnh hưởng thời gian vận chuyển LCL
Phương tiện vận chuyển là một yếu tố quan trọng. Phụ thuộc vào khoảng cách, cơ sở hạ tầng mà chúng ta sử dụng đường bộ (xe tải)/ đường sắt giai đoạn vận chuyển từ người giao hàng – công ty giao nhận tại nơi xuất xứ và công ty giao nhận tại điểm đến – người nhận hàng.
Đối với giai đoạn từ nhà giao nhận – hãng tàu tại nơi xuất xứ và điểm đến, thời gian vận chuyển đến phụ thuộc vào khoảng cách từ nhà kho (Kho hải quan, CFS, …) tới cảng, quy trình và tốc độ cho các thủ tục xuất nhập khẩu, giao nhận. Trong trường hợp kho nằm gần cảng, thời gian này diễn ra trong vòng từ 2 đến 6 ngày.
Thời gian vận chuyển port – to – port dựa vào sự lựa chọn của tuyến vận chuyển và lịch trình của mỗi hãng tàu.
Ví dụ: Châu Âu đến Bờ Đông Bắc Mỹ có thể dự kiến trong khoảng từ 10 đến 20 ngày.
Ngoài ra, quyết định chọn cảng xếp/dỡ của công ty giao nhận cũng là một yếu tố. Quyết định được đưa ra dựa trên hãng tàu và khoảng cách từ nhà kho – cảng. Đối với các chuyến hàng LCL, cảng biển xuất xứ và điểm đến về nguyên tắc không ảnh hưởng đáng kể. Thực tế, dù người gửi có sử dụng dịch vụ của công ty giao nhận hay không thì lô hàng vẫn phải được bàn giao và thu gom tại kho của nhà giao nhận/cảng, bất kể cảng biển được chọn là gì.
Để kết luận, nếu bạn muốn kiểm soát tổng thời gian vận chuyển từ door-to-door, đảm bảo rằng bạn hiểu rõ từng giai đoạn quãng đường đi của lô hàng. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm vận chuyển LCL theo door – to – door, đó chính là tổng thời gian hàng hóa được nhận từ nhà/xưởng sản xuất của bạn cho đến tận tay người nhận. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp warehouse – to – warehouse, thời gian vận chuyển được tính từ hàng hoá được bàn giao cho người giao nhận tại kho nơi xuất xứ đến khi nó có mặt và kho hàng tại điểm đến.
Theo transporteca.co.uk