Foundation Logistics

Chương trình đào tạo Logistics Services Executive có gì?

Logistics được được ví như “mạch máu” của chuỗi cung ứng, bao gồm nhiều hoạt động liên kết với nhau theo một quy trình chặt chẽ để đảm bảo sự lưu thông liền mạch và xuyên suốt của hàng hóa, từ khi còn ở trạng thái là nguyên vật liệu cho đến khi được sản xuất và vận chuyển đến khách hàng cuối cùng. Mạng lưới Logistics không chỉ diễn ra bên trong chuỗi cung ứng mà bao phủ nhiều khu vực trong và ngoài nước.

 

Hiểu được vai trò và tính phức tạp của hệ thống vận hành Logistics trong doanh nghiệp, chương trình đào tạo Logistics Services Executive của VILAS cung cấp kiến thức toàn diện và chi tiết về vai trò của Logistics trong chuỗi cung ứng qua 7 Chapter, bao gồm các dịch vụ và các bên liên quan chính sẽ tham gia vào hoạt động Logistics.

Chapter 1: Fundamentals of Supply Chain Management

Về bản chất, Logistics là một phần trong chuỗi cung ứng, nên ở phần đầu tiên, chương trình đào tạo sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về chuỗi cung ứng, bao gồm các chức năng chính trong chuỗi theo SCOR model: PLAN – SOURCE – MAKE – DELIVER – RETURN – ENABLE ứng với các phòng ban, đặc biệt nhấn mạnh vào Deliver và Return, hai khía cạnh nổi bật thể hiện vai trò của Logistics. 

 

Ở Chapter này, học viên sẽ hiểu được vai trò chiến lược của quản lý chuỗi cung ứng trong một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, học viên cũng sẽ hiểu được tổng quan và những vấn đề và thách thức mà các chuỗi cung ứng thường phải đối mặt

Chapter 2: Introduction to Logistics Services

Chapter tiếp theo làm rõ vai trò của Logistics trong chuỗi cung ứng, bao gồm việc cung cấp cấp kiến thức về 11 hoạt động chính yếu trong Logistics hoàn chỉnh và các bên liên quan chính trong Logistics. Qua đó, học viên sẽ nhìn thấy rõ vai trò và sự phức tạp của hệ thống Logistics qua từng thời kỳ.

 

Logistics được xem là phần chiếm phần trăm chi phí cao nhất trong chuỗi cung ứng, chính vì thế, ở phần này học viên sẽ nắm bắt được cấu trúc chi phí trong Logistics, ví dụ như: Delivery Cost, Storage costs, Carried costs,… và hiểu được sự đánh đổi (Trade off) trong những quyết định ở phòng ban Logistics, điển hình là việc tối ưu hóa các hoạt động hay cắt giảm chi phí sẽ ảnh hưởng đến những khía cạnh khác như thế nào, và làm sao để giảm chi phí mà vẫn có thể đảm bảo chất lượng và đạt được sự hài lòng từ khách hàng.

Chapter 3: International Logistics and Trade

 

Bắt đầu từ Chapter 3, kiến thức sẽ đi sâu vào các hoạt động trong Logistics, trước hết là kiến thức về thương mại quốc tế, bao gồm nội dung về các khối thương mại phổ biến trên thế giới và Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết.

Tiếp theo là đào sâu vào thực tiễn quy trình và các điểm quan trọng trong khía cạnh xuất nhập khẩu (XNK) của cả thị trường Việt Nam và Quốc tế, đặc biệt là các quốc gia đang giao thương với Việt Nam. Kiến thức về quy trình khai báo hải quan từ đầu đến cuối, cách thức khai báo ở cả hai phương thức, điện tử và khai báo giấy, những điểm cần lưu ý bao gồm những bất cập, đối tượng, giấy tờ và hồ sơ liên quan, các loại C/0 (Certificate of Origin – chứng nhận xuất xứ), từ đó xác định các chính sách thuế ưu đãi ở các quốc gia.

Học viên sẽ được hướng dẫn đọc và hiểu bộ chứng từ XNK của cả đường biển và đường hàng không, bao gồm 4 loại chứng từ: PO, commercial invoice vận đơn, thông báo hàng đến. Qua đó, chapter này cũng sẽ đề cập đến 6 phương pháp xác định trị giá thuế, đặc biệt cung cấp kiến thức chuyên sâu về những phương pháp phổ biến tại Việt Nam.

 

Xuyên suốt chapter 3 sẽ luôn có những bài tập thực hành nhằm giúp học viên thuần thục các thao tác và các lưu ý khi thực hiện quy trình xuất nhập khẩu, bao gồm các bài tập:

  • Lựa chọn hợp đồng thương mại phù hợp khi giao thương với các quốc gia khác nhau.
  • Xác định các loại thuế quan và thực hành tìm mã HS Code để khai báo Hải quan.
  • Xác định và phân loại các CO (Certificate of Origin) – chứng nhận xuất xứ theo yêu cầu của các phương thức vận tải. Song với đó là xác định các mức ưu đãi dựa vào các Hiệp định thương mại.   
  • Xác định các điều khoản Incoterm phù hợp 

Chapter 4: Warehousing

Một trong những vai trò “then chốt” trong Logistics là lưu trữ hàng hóa, ở giai đoạn này, các hoạt động cần được kiểm soát một cách nghiêm ngặt để việc lưu trữ hàng diễn ra hiệu quả và đảm bảo được sự an toàn cho các nhân sự vận hành. Để đạt hiệu suất tối đa, việc lên kế hoạch và thiết kế chi tiết cho mọi hoạt động trong kho là điều không thể thiếu.

 

Kiến thức ở phần này xoay quanh 4 trụ cột chính trong Warehouse: Layout – Process – System – People.

Kiến thức về Layout giúp học viên nắm bắt được các cách bố trí kho phổ biến, chỉ ra các ưu, khuyết điểm của từng loại Layout, những điểm cần lưu ý để tối ưu diện tích kho và những không gian chính trong một kho hàng. 

 

Bên cạnh đó, kiến thức ở phần này sẽ giới thiệu về 11 quy trình kho hàng, từ đó học viên sẽ hiểu được cách mỗi hoạt động kho hàng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cách thiết kế kho. Chapter 4 cũng sẽ cung cấp công thức tính số lượng nhân công cho mỗi đầu mục công việc để tối ưu nguồn lực. Ngoài ra, kiến thức về hệ thống sẽ giúp học viên hiểu được cách các hệ thống (WMS – Warehouse Management System) được ứng dụng để hỗ trợ quản lý hiệu quả các quy trình trong kho.

 

Để củng cố kiến thức về kho hàng, học viên sẽ thực hành tính toán diện tích và xác định Layout kho, cũng như tính toán số lượng nhân công một cách tối ưu cho toàn bộ quy trình kho hàng dựa theo dữ liệu được cung cấp từ giảng viên.

Chapter 5: Transportation

Kiến thức ở Chapter này tập trung vào 3 khía cạnh chính cần quan tâm trong Transportation: Speed, Cost, Quality qua việc nắm bắt các đặc điểm của các phương thức vận tải: khối lượng tải hàng, thời gian vận chuyển, chi phí, nguy cơ rủi ro, mức độ ảnh hưởng đến môi trường,… các ưu và khuyết điểm của mỗi loại hình vận tải.

Nội dung ở phần này sẽ giúp học viên thấy được bức tranh thực tiễn về mạng lưới vận tải tại Việt Nam, sự phức tạp và những hạn chế trong hệ thống phân phối, từ đó hiểu được vai trò chiến lược của việc thiết kế tuyến đường trong việc tối ưu thời gian, nguồn lực và chi phí cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, học viên sẽ nắm bắt được cấu trúc chi phí vận tải trong Logistics và 5 bước để kiểm soát chi phí. 

 

Phần này bao gồm 2 bài tập chính:

  • Phân loại 2 tệp chi phí trong Logistics: Fixed costs (chi phí cố định), Variable costs (chi phí biến động) và Direct costs (chi phí trực tiếp), Indirect costs (chi phí gián tiếp)
  • Tính toán chi phí Logistics hiện tại của một doanh nghiệp và đề xuất giải pháp và tính toán để đưa ra bảng kê khai chi phí vận tải nhằm tối ưu chi phí cho doanh nghiệp

Các bài tập, case study và ví dụ ở chapter này hoàn toàn dựa trên thực tiễn diễn ra ở các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải, đây là những dữ liệu và tình huống mà học viên sẽ phải đối mặt khi đi làm việc thực tế. 

Chapter 6: Customer Services

 

Nội dung ở phần này bắt đầu bằng việc định nghĩa về bản chất của “Value”, từ đó đi đến kiến thức về những hoạt động và chính sách tạo giá trị cho khách hàng. Qua chapter này, học viên sẽ nắm bắt kiến thức về các yếu tố liên quan đến chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp cần quan tâm, đặc biệt là nội dung về mô hình tương quan giữa 4 cấp độ dịch vụ (service levels) và chi phí dịch vụ (cost of service), từ đó nắm bắt tư duy về sự đánh đổi (Trade off) để đạt được sự cân bằng giữa hai yếu tố này. 

 

Học viên sẽ đánh giá các kỳ vọng của khách hàng và xác định mức độ dịch vụ phù hợp đối với từng nhóm khách hàng thông qua việc phân loại thành 4 nhóm: Affection, Trust, Distrust, Respect, dựa trên sự hài lòng của khách hàng đối với sự quan tâm từ tổ chức đến khách hàng và lòng tin của khách hàng đối với năng lực của tổ chức. 

Chapter 7: Risk Management in Logistics

 

Chapter cuối cùng đề cập đến những rủi ro trong Logistics, cung cấp các mô hình phân cấp, công thức xác định mức độ phân loại các nhóm rủi ro bằng cách đánh giá khả năng xảy ra của rủi ro và tác động của nó đối với tổ chức khi xảy ra. Từ đó giới thiệu các giải pháp ứng phó với rủi ro theo quy trình ORCA (Operational Risk Corrective Action). 

 

Nhằm giúp học viên có cái nhìn toàn diện về rủi ro trong hoạt động Logistics, học viên sẽ được thực hành phân tích các rủi ro Logistics bằng mô hình xương cá (Fishbone Model).

Tổng kết:

 

Nội dung chương trình đào tạo Logistics Services Executive tập trung vào việc giúp người học xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc và toàn diện, kết hợp các bài tập được thiết kế dựa trên các tác vụ công việc thực tiễn trong Logistics như thiết kế kho hàng, thiết kế tuyến đường vận tải, thực hành khai báo hải quan,… giúp kiến thức được ghi nhớ một cách hiệu quả hơn thông qua việc vận dụng ngay lý thuyết vào thực hành.

Chương trình đào tạo

Chuyên viên dịch vụ Logistics – Logistics Services Executive

“Nắm bắt toàn diện kiến thức và kỹ năng cần thiết để vận hành hiệu quả hoạt động Logistics”