Logistics

Sự khác nhau giữa Nhà giao nhận hàng hóa quốc tế và Nhà cung cấp dịch vụ logistics

“Nhà giao nhận hàng hoá quốc tế” và “Nhà cung cấp dịch vụ logistics” là hai thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế và phân phối hàng hoá từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Ở các nước phát triển thì hai khái niệm này được phân biệt rất rõ ràng, trong khi đó ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, dường như có một sự nhầm lẫn rất lớn về hai thuật ngữ này. Vậy sự khác nhau giữa hai thuật ngữ này là gì ?

Alpha-Banner-AirSea

Nhà giao nhận hàng hoá quốc tế (IFF)

Đóng vai trò là một nhà vận chuyển (Carrier) nhưng không sở hữu bất kỳ phương tiện vận tải nào (NVOCC – Non_Vessel Operating Common Carrier). IFF sử dụng mối quan hệ của mình với các hãng tàu, hãng hàng không, các công ty vận tải nội địa… để mua giá cước vận chuyển sau đó bán lại cho các chủ hàng và hưởng phần chênh lệch. Ngoài ra, IFF cũng cung cấp dịch vụ khai thuê hải quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu của các chủ hàng.

Như vậy chúng ta có thể thấy, IFF chỉ đơn thuần mua đi bán lại cước vận chuyển và hưởng phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Đây là lí do vì sao các chủ hàng sử dụng dịch vụ của các IFF thay vì đặt chỗ trực tiếp với các hãng tàu, hãng hàng không:

  • Cước vận tải thấp hơn (IFF có lượng hàng lớn, mối quan hệ tốt hơn chủ hàng)
  • Dịch vụ khách hàng tốt hơn (Chất lượng dịch vụ là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với các IFF)
  • Cho khách hàng nợ cước vận chuyển (trong khi đó các hãng tàu chỉ cho các khách hàng lớn nợ cước)

 

le6

 

Theo số liệu của Hiệp hội giao nhận hàng hoá Việt Nam (VIFFAS) thì hiện nay Việt Nam có hơn 1000 công ty cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế. Tuy nhiên, tên gọi của các công ty này rất dễ gây ngộ nhận vì thường được gắn liền với từ Logistics dù họ chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ giao nhận (Forwarding)

Nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP)

Thông thường LSP cung cấp các dịch vụ căn bản của một IFF cộng với các giải pháp logistics : lên kế hoạch, thực thi và kiểm soát dòng lưu chuyển hàng hoá ( dòng hàng hoá, dòng chứng từ và dòng thông tin ) từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng sao cho tối ưu hoá về mặt thời gian và chi phí.

Có thể kể ra một vài giải pháp logistics đang được thực hiện tại thị trường Việt Nam : Quản lí nhà vận chuyển (Carrier Management), Quản lí nhà máy gia công (Vendor Management), Gom hàng cho người mua (Buyer Consolidation), Quản lí nguyên liệu cho nhà máy (Vendor Managed Inventory – VMI), Giải pháp trung tâm phân phối và vận tải ( Distribution Center and Transportation Solution )… Đa số các thuật ngữ về giải pháp logistics vẫn còn rất xa lạ đối với người Việt Nam, thậm chí những người tự xưng mình làm trong ngành logistics.

le3

Có thể nói thị phần dịch vụ logistics tại Việt Nam đang nằm trong tay hầu hết các công ty nước ngoài như APL Logistics, Damco, DHL Global Forwarding, Schenker… Để cung cấp các giải pháp logistics hiệu quả, LSP cần có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, quy trình vận hành hàng hoá chuẩn mực và hệ thống công nghệ thông tin toàn cầu. Điều này vượt quá khả năng của các nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam. Đó là lí do tại sao các công ty Việt Nam chỉ có thể tham gia cung cấp giải pháp logistics cho một vài công đoạn đơn giản trong toàn bộ chuỗi logistics hoàn chỉnh.

Learn more about us!!!