Qua bài viết tuần trước : “CHI PHÍ THỰC SỰ CỦA MỘT ĐÔI GIÀY SNEAKER LÀ BAO NHIÊU?”, hẳn các bạn đọc giả đã hiểu một phần lí do vì sao Nike lại bán một đôi giày trị giá sản xuất 30$ với giá 160$. Đó chính là vì ngoài chi phí sản xuất thì chi phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế nhập khẩu xuất khẩu chiếm phần lớn lợi nhuận. Cụ thể, một chiếc giày giá 100$ đã tốn 22$ chi phí dỡ hàng và chi phí bán sỉ cho cho một nhà bán lẻ bên thứ ba là 50$. Đối với thương hiệu, tỷ suất lợi nhuận gộp trong giá trị đồng đô la là 50$ – 22$ = 28$. Theo tỷ lệ phần trăm, nó sẽ là ($ 28 / $ 50) x 100 = 56%.
Vậy tại sao các “ông lớn” của các hãng giày nổi tiếng tuyên bố rằng chỉ lời từ 2-3$/đôi giày. Hãy cùng VILAS tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
- Các khoản chi khác, thuế và lợi nhuận ròng:
Tỷ suất lợi nhuận gộp 40% là một con số cao với bất kỳ thương hiệu nào. Vào năm 2015, Adidas có tỷ suất lợi nhuận gộp (doanh thu thuần) là hơn 48%, trong khi Nike chiếm 46%, thấp hơn 2% so với Adidas.
Một số bạn đọc sẽ nhận ra mâu thuẫn ở điểm này: Dựa trên số liệu thống kê đầu tiên của chúng tôi, có vẻ như chi phí tạo ra một số đôi giày Adidas tốn kém nhiều hơn so với giày Nike có giá tương đương. Vì vậy, nếu giày của Nike tốn ít chi phí để tạo ra hơn so với Adidas, làm thế nào mà họ có thể đạt được tỷ suất lợi nhuận gộp thấp hơn?
Dựa trên quan sát có để đưa ra phán đoán, thứ nhất, từ quan điểm của sản phẩm, Adidas bán nhiều quần áo hơn Nike, và nhìn chung ngành may mặc là một ngành công nghiệp có lợi nhuận cao hơn. Nike luôn là một thương hiệu giày dép, và trong lịch sử từ những số liệu bán hàng, ngành may mặc không phải là thế mạnh của Nike.
68% doanh thu của Nike đến từ việc bán giày dép và chỉ có 32% doanh thu đến từ may mặc. Một sự khác biệt tương đối lớn nếu so sánh với sự phân chia doanh thu của Adidas, là 55% giày dép và 45% may mặc. Cũng có thể các mặt hàng khác như giày dép Adidas Originals có tỷ suất lợi nhuận cao hơn giày chạy bộ. Chẳng hạn như Superstar Adidas trắng, bán với giá 80 đô la, nhưng được sản xuất với giá 16 đô la. Điều đó làm cho chi phí sản xuất chỉ bằng 20% giá bán lẻ, do đó tạo ra một tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn nhiều.
Nhưng việc bán nhiều thể loại giày dép và quần áo chỉ là một trong nhiều yếu tố có thể làm tăng hoặc giảm lợi nhuận. Các hành động như quyết định nên bán sản phẩm đối tác nào, lựa chọn kênh bán hàng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn hoặc làm cho chuỗi cung ứng hiệu quả là một số cách khác để tăng tỷ suất lợi nhuận thương hiệu.
Trong tổng lợi nhuận gộp, thương hiệu sẽ phải trả tiền lương nhân viên, chi phí phân phối, tiếp thị, khấu hao, thuế và các chi phí liên quan đến kinh doanh khác. May mắn thay, hầu hết những con số này đều có sẵn cho mọi người xem, miễn là thương hiệu được giao dịch công khai.
Marketing chiếm một phần lớn trong tổng chi phí của thương hiệu. Vào năm 2015, Nike đã chi hơn 10% doanh thu thuần trên thị trường vào hoạt động Marketing, và Adidas đã chi tiêu nhiều hơn, khoảng mức 17% doanh thu thuần.
Đối với tất cả các chi phí khác ngoài Marketing, Nike đã chi 22% trong năm ngoái và trong trường hợp của Adidas, thương hiệu Đức đã chi 26%.
Các doanh nghiệp cũng cần phải nộp thuế, do đó năm 2015 Nike và Adidas đã trả 22% và 34% tương ứng. Sau khi chi tiêu tất cả tiền mặt đó, còn lại là thu nhập ròng. Như đã đề cập trước đó, tỷ lệ này là 4,1% doanh thu thuần của Adidas và 7,3% đối với Nike.
3) Tổng kết:
Bây giờ, chúng ta có một cái nhìn tương đối toàn diện về các chi phí liên quan đến kinh doanh giày dép. Có thể thấy rằng, việc kinh doanh giày Sneaker dường như không còn là “một bức tranh màu hồng” nữa khi trên mỗi đôi giày trị giá 100 USD, Adidas chỉ kiếm được 2 đô la còn Nike chỉ kiếm được 5$ lợi nhuận.
Hóa ra, việc điều hành một doanh nghiệp Sneaker nhiều tỉ đô la không phải lúc nào cũng mang đến nhiều lợi nhuận.
Theo solereview.com