Các bệnh viện, tổ chức liên quan đã và đang thực hiện những hành động cụ thể nhằm cắt giảm chi phí trong lĩnh vực y tế- sức khỏe: trong khi một số tập trung vào sự phân phối hóa đơn và dịch vụ trong dòng thu nhập để cắt giảm ngân sách, thì một số khác lại tập trung vào chuỗi cung ứng y tế sức khỏe của họ. Tuy nhiên, việc quản lý chuỗi cung ứng trong lĩnh vực y tế sức khỏe là một quá trình tương đối phức tạp và nhiều công đoạn.
Chuỗi cung ứng trong lĩnh vực y tế sức khỏe bao gồm việc thu mua nguyên vật liệu, quản lý nguồn cung và vận chuyển hàng hóa và dịch vụ đến các nhân viên y tế và bệnh nhân. Quy trình quản lí dòng hàng hóa, thông tin và dịch vụ trong ngành thường có sự tham gia giữa nhiều bên độc lập, bao gồm nhà sản xuất, công ty bảo hiểm, bệnh viện, nhân viên y tế, nhà phân phối, tổ chức nhóm mua hàng và một số cơ quan chức trách.
Hãy cùng VILAS tìm hiểu về cách thức vận hành chuỗi cung ứng y tếcũng như các khó khăn mà các tổ chức y tế sức khỏe thường gặp phải qua bài viết sau đây nhé!
Thế nào là quản trị chuỗi cung ứng y tế sức khỏe ?
Chúng ta hãy dành một phút suy nghĩ về việc các nhân viên y tế sử dụng gì trong quá trình chữa trị bệnh nhân. Các nhân viên y tế thường sử dụng kim tiêm, thuốc được kê khai, găng tay, bút, giấy và máy tính…. Và những nhân viên hoạt động trong chuỗi cung ứng y tế sức khỏe sẽ có nhiệm vụ lưu trữ và quản lý sản phẩm sao cho luôn có đủ để đáp ứng nhu cầu của các nhân viên y tế này.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc vận hành chuỗi cung ứng y tế không chỉ dừng lại ở việc cung cấp đủ số lượng hàng hóa khi cần thiết .
“Đơn giản mà nói, chuỗi cung ứng là quá trình quản lý mối quan hệ 2 chiều giữa nhà cung ứng và khách hàng và từ đó mang lại giá trị cho khách hàng với chi phí thấp cho cả một chuỗi cung ứng,” theo James Spann – Trưởng phòng thực hành Chuỗi cung ứng và Logistics tại Simpler Healthcare, trả lời trong một buổi phỏng vấn.
Chuỗi cung ứng y tế sức khỏe bắt đầu từ nơi mà các sản phẩm y tế được sản xuất và sau đó vận chuyển đến các trung tâm phân phối. Tùy theo loại sản phẩm, các bệnh viện có thể thu mua sản phẩm trực tiếp thông qua nhà sản xuất hay thông qua nhà phân phối, hoặc quá trình giao dịch này có thể tiến hành thông qua tổ chức nhóm mua hàng – những người đại diện phía bệnh viện để xác lập hợp đồng mua hàng với phía nhà sản xuất.
Các sản phẩm y tế được chuyển đến các tổ chức y tế sức khỏe, nơi mà hàng hóa được lưu trữ. Các tổ chức này sẽ đảm bảo các nhân viên y tế sẽ luôn có đủ các loại sản phẩm cần thiết và bệnh nhân sẽ luôn được tiếp cận đến các công cụ, thuốc cứu sinh kịp thời.
Một khía cạnh khác của việc quản lý chuỗi cung ứng y tế sức khỏe là sự tham gia của các nhà chức trách, ví dụ như Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), của các bên chi trả y tế sức khỏe bao gồm các công ty bảo hiểm y tế. Các nhà chức trách và các bên chi trả thường quyết định nguồn y tế có phù hợp cho người tiêu dùng sử dụng hay không và liệu các nhà cung cấp dịch vụ y tế có được bồi hoàn khi cung cấp dịch vụ cho những bệnh nhân nhất định.
Tại sao việc quản lý chuỗi cung ứng y tế sức khỏe lại vô cùng phức tạp ?
Việc quản lý chuỗi cung ứng y tế sức khỏe trở nên đặc thù chủ yếu là do mỗi bên liên quan đều có những lợi ích riêng để bảo vệ tại những giai đoạn khác nhau trong chuỗi cung ứng. Các nhân viên y tế có thể muốn sử dụng một số sản phẩm cụ thể vì họ được đào tạo với chúng, trong khi bệnh viện lại nhắm đến việc mua những sản phẩm mà họ có thể chi trả.
Bệnh nhân cũng có tiếng nói trong quá trình quản lý chuỗi cung ứng y tế sức khỏe này. Các tổ chức y tế sức khỏe có thể thường xuyên đặt hàng theo tiêu chuẩn của họ ví dụ như găng tay y tế, thì một số bệnh nhân lại cần những sản phẩm y tế đặc chế hơn như găng tay không có latex, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của họ.
Tương tự, các nhân viên y tế có thể sẽ ưa dùng một nhãn hiệu thuốc hoặc một loại sản phẩm y tế cụ thể, điều này có thể dẫn đến những mối quan tâm về chi phí. Ví dụ, các nhân viên y tế sẽ đặt sở thích của họ lên hàng đầu đối với các sản phẩm nhất định, trong khi nhà quản trị tài chính lại nỗ lực cắt giảm các chi phí và hạn chế các sản phẩm quá hạn sử dụng. Đôi khi, các bênh viện phải đối mặt với việc các nhân viên y tế tích trữ một số loại sản phẩm y tế.
Những mục tiêu độc lập và thiếu nhất quán cũng có thể là nguyên nhân gây cản trở chuỗi cung ứng đối với các tổ chức y tế sức khỏe.
Theo RevCycleIntelligence.com