Tin tức - Kiến thức - Sự kiện Case Study Supply Chain

Case study Tim Cook: 7 điểm làm nên nhà quản lí Chuỗi Cung ứng thành công

Từng bị coi là ngoài tầm với đến các vị trí lãnh đạo cấp cao, tuy nhiên những năm gần lại đây, các nhà quản trị chuỗi cung ứng và những người làm ở vị trí này đã dần chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong sự phát triển của doanh nghiệp. Tim Cook của Apple hay Bali Padda của LEGO là 2 minh chứng rõ ràng nhất cho thấy sự hiểu biết sâu sắc và sự liên kết năng lực sản xuất – chuỗi cung ứng với các kết quả kinh doanh bắt buộc đã tạo ra thành công vượt bậc cho doanh nghiệp họ đang dẫn dắt.

 

Kết quả hình ảnh cho tim cook

 

Từ Tim Cook – Phân tích 7 dấu hiệu của nhà quản lý chuỗi cung ứng thành công.

Năm 1998 (tại thời điểm chuỗi cung ứng của Apple hoàn toàn là một mớ hỗn độn, công ty nắm giữ 500 triệu USD hàng tồn kho khoảng 2 tháng, cao hơn nhiều so với các công ty công nghệ khác). Steve Job đã mời Tim Cook cho cuộc phỏng vấn mời về Apple làm việc trong khi ông vẫn đang giữ vai trò lãnh đạo chuỗi cung ứng tại công ty khác.

Jobs giải thích với Cook rằng ông muốn triển khai hệ thống JIT giống như cách mà Michael Dell đã làm ở Dell. Cook chia sẻ cùng một tầm nhìn với Jobs và sau đó quyết định gia nhập Apple.

Những điều Tim Cook nhận ra là thực tế chuỗi cung ứng của Apply quá phức tạp để có thể xử lý. Vì vậy, ông đã giảm số lượng các nhà cung cấp chính, từ 100 xuống còn 24. Cook cũng yêu cầu họ xem xét giảm giá và di chuyển gần nhà máy của Apple hơn.

Cook giảm số lượng kho hàng từ 19 xuống 9 và giảm mức tồn kho từ 2 tháng xuống 1 tháng. Đến tháng 9 năm 1998, mức tồn kho đã giảm xuống còn 6 ngày. Ông cũng giảm thời gian chu kỳ sản xuất, từ 4 tháng xuống còn 2 tháng. Điều này đã tạo ra những khoản tiết kiệm chi phí rất lớn và cải thiện dịch vụ mạnh mẽ.

Xem cách Tim Cook đã cải thiện chuỗi cung ứng của Apple

 

Chất lượng lãnh đạo

7 đặc điểm của một nhà lãnh đạo tài năng khiến Tim Cook nổi bật trong mắt Steve Jobs.

  1. Tìm hiểu trước khi bắt đầu công việc

Có thể bạn đã biết, Steve Jobs đôi khi không được lòng nhiều người bởi tính cách kì lạ của mình. Tuy nhiên, Tim Cook có một quan điểm rất khác biệt. Ông chia sẻ:

“Qua những gì tôi biết về Steve chính là mọi người đã hiểu sai các ý kiến của anh ấy và xem những lời đó như nguyền rủa và phủ nhận. Nhưng thực sự nó là cách anh ấy thể hiện niềm đam mê. Đó cũng chính là cách tôi xử lý các vấn đề, không bao giờ lấy ý kiến cá nhân để đánh giá mọi thứ.”

Do đó có thể thấy rằng, Cook là một người luôn cố gắng để hiểu người khác đầu tiên.

  1. Ưu tiên cho điều quan trọng nhất

Để đạt được kết quả nhanh chóng, Tim Cook đã làm việc rất chăm chỉ. Ông dậy lúc 4.30, đến phòng tập Gym và sẵn sàng làm việc tại bàn của mình vào khoảng 6 giờ sáng. Ông sắp xếp một cuộc họp vào chủ nhật để có thể chuẩn bị tất cả những gì cần làm trong một tuần tới. Các công việc sẽ được lên kế hoạch chi tiết để sắp xếp theo mức độ ưu tiên.

  1. Chủ động

Khi Tim Cook báo cáo vấn đề với một trong những nhà cung cấp của Apple ở Trung Quốc, ông nói với nhân viên của mình: “Ai đó nên ở Trung Quốc để lái xe này”. Ba mươi phút sau, một trong những nhân viên của ông vẫn còn trong văn phòng. Ông hỏi: “Tại sao anh vẫn ở đây?” Nhân viên của ông sau đó lái xe trực tiếp đến sân bay và mua vé đến Trung Quốc. Cook đã chọn để sửa chữa tình hình một cách nhanh chóng hơn là để cơ hội vụt mất đi.

  1. Tránh bị tê liệt bởi việc phân tích

Cook có bằng đại học về kỹ thuật công nghiệp của Đại học Auburn và bằng MBA của Đại học Duke. Không chối cãi Tim có một kỹ năng phân tích rất tốt. Tuy nhiên, đôi khi ông cũng đưa ra sự lựa chọn dựa vào cảm xúc hoặc trực giác (đặc biệt là khi tình hình phức tạp và sự lựa chọn đều tốt và cả xấu.

  1. Giữ bình tĩnh

Dù phong cách làm việc của Cook và Jobs có sự trái ngược nhau – Cook điềm tĩnh, Jobs quái dị. Nhưng cả hai lại rất hoàn hảo trong việc hỗ trợ nhau để hạn chế thiếu sót trong công việc.

  1. Khiêm tốn

Một số người chỉ biết đến Tim Cook sau khi ông trở thành CEO của Apple. Tuy nhiên, Tim Cook trong một bài phỏng vấn của mình, chia sẻ: “Một số người nghĩ tôi bực tức vì khi nhắc đến Apple, người ta chỉ nghĩ đến Steve Jobs, tuy nhiên, tôi không thực sự quan tâm về điều đó. Thành thật mà nói, tôi còn không muốn tên của mình xuất hiện trong các giấy tờ hay báo chí quá nhiều.

  1. Trung thực và học hỏi từ những sai lầm

Khi ứng dụng Apple Map không đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng, Cook xin lỗi vì đã nhầm lẫn và tuyển dụng đội ngũ chuyên gia GIS để cải thiện ứng dụng.

Kết luận

Tim Cook là người đã thiết lập tiêu chuẩn mới cho những ‘người kế vị’ có thể học hỏi và phát triển từ vị trí quản lý chuỗi cung ứng. Câu hỏi đặt ra là, bạn đã sẵn sàng để trở thành nhà quản trị chuỗi cung ứng tương lai?

 

Theo Supplychainopz.com

Learn more about us!!!