Tin tức - Kiến thức - Sự kiện

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH XUẤT NHẬP KHẨU

 

Trong những năm vừa qua, ngành xuất nhập khẩu ngày càng tỏ rõ tầm quan trọng của mình trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Xuất – nhập khẩu tăng trưởng với nhịp độ bình quân khá cao về kim ngạch, đa dạng và phong phú về mặt hàng. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng . Do đó, nhu cầu việc làm từ các doanh nghiệp cũng tăng nhanh.

Tuy nhiên, khi nhắc đến nghề chuyên viên xuất nhập khẩu, rất nhiều người lầm tưởng công việc này chỉ liên quan đến giấy tờ. Sự thật không phải như thế! Nhân viên xuất nhập khẩu là cầu nối giữa các doanh nghiệp, góp phần cho hoạt động lưu thông hàng hóa quốc tế và nội địa được dễ dàng và nhanh chóng. Để thực hiện được điều này, chuyên viên xuất nhập khẩu phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau: như đàm phán, làm việc với nhà cung ứng…. chứ không chỉ riêng đến việc xử lí chứng từ.

Vậy, bạn đã biết gì về ngành nghề thú vị này ? Hãy cùng VILAS tìm hiểu ngay nhé!

 

  1. Ngành xuất nhập khẩu  “khát” nguồn nhân lực đã qua đào tạo

Năm 2017, xuất nhập khẩu đạt 425,12 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2016. Dự đoán mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 7-8% và mục tiêu tăng trưởng nhập khẩu 10% vào năm 2018 và mục tiêu về nhập siêu chiếm dưới ba% doanh thu xuất khẩu trong năm.

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành dẫn đến nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực. Theo dự báo của Viện Chiến lược phát triển, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến năm 2020, tổng nhu cầu nhân lực sẽ tăng hơn 12 triệu người so với năm 2011, chủ yếu là nhân lực đã qua đào tạo thuộc các ngành Cơ khí – Điện tử, Xuất Nhập khẩu – Logistics, Kinh tế, Quản trị.

Tính riêng tại TP.HCM, giai đoạn 2015-2020, nhu cầu nhân lực các nhóm ngành Xuất- Nhập khẩu – Logistics sẽ vẫn thiếu hụt lên đến 80% nhu cầu lao động đã qua đào tạo, khoảng 25000 việc làm/ năm.

Không chỉ vậy, ngành xuất nhập khẩu còn là ngành mang lại nhiều cơ hội làm việc trong hầu hết các ngành kinh tế hiện nay. Nhân viên xuất nhập khẩu hiện đại cần phải thông thạo không chỉ về nghiệp vụ mà còn phải có tư duy, tầm nhìn cho sự cải cách và xúc tiến thương mại, có khả năng đánh giá yếu tố rủi ro và pháp lý khi thực hiện giao dịch thương mại Quốc Tế cũng như cập nhật những thông tin đổi mới của quy trình Xuất Nhập Khẩu không chỉ Hải Quan trong nước mà còn trên thế giới.

 

  1. Đa dạng lựa chọn nghề nghiệp

Khi trở thành một chuyên viên xuất nhập khẩu, bạn có thể cân nhắc rất nhiều vị trí làm việc trong ngành:

  •  Nhân viên mua hàng (Purchasing Official): Làm việc với nhà cung cấp (qua Internet và các nguồn thông tin khác); phân tích Báo giá nhận được, dự toán các chi phí nhập khẩu (phí vận tải, thuế nhập khẩu…) ; soạn thảo Hợp đồng ngoại thương (Purchase Order); chuẩn bị các chứng từ thanh toán ( mở L/C, chuyển tiền..); thực hiện các công việc cần thiết về vận tải (liên hệ Forwarder, …)…

 

  • Nhân viên Nhập Khẩu (Import Executive): Công việc tương tự 1 Purchasing Official nhưng đa số nhân viên Nhập khẩu đơn thuần không phải tìm kiếm nhà cung cấp; thường làm việc trong các công ty kinh doanh ít mặt hàng và có nhà cung cấp ổn định, các công ty phân phối độc quyền 1 nhãn hiệu nào đó…

 

  • Nhân viên Sales – Xuất nhập khẩu: Công việc của 1 Nhân viên Sales tương tự như Sales nội địa nhưng phải tìm kiếm và giao dịch với khách hàng nước ngoài.  – Phải thực hiện các công việc để xuất khẩu hàng như (thuê vận tải, mở TK xuất khẩu, xin C/O…. )

 

  • Nhân viên Xuất khẩu (Export Executive): Công việc tương tự như Nhân viên Sales Xuất nhập khẩu nhưng không phải tìm kiếm khách hàng do công ty đã có đầu ra ổn định. Nhân viên này chỉ thực hiện các công việc liên quan đến xuất khẩu đơn thuần.

 

  • Nhân viên chứng từ: Các nhân viên chứng từ có thể làm việc trong bộ phận chứng từ thuộc Phòng xuất nhập khẩu của 1 công ty lớn (chỉ chịu trách nhiệm soạn thảo chứng từ Xuất nhập khẩu). Đa số nhân viên chứng từ làm việc trong các công ty forwarder, các công ty dịch vụ khai báo Hải quan (chịu trách nhiệm chuẩn bị mọi chứng từ liên quan đến việc thông quan để nhân viên khác đi làm việc với Hải quan).

 

  • Nhân viên Xuất nhập khẩu hiện trường: Đây là những người trực tiếp đi đến các kho bãi, cảng hàng không, cảng biển để làm các thủ tục thông quan và nhận hàng từ các công ty vận tải. Nhân viên hiện trường thường làm việc nhiều nhất cho các công ty forwarder, các công ty dịch vụ khai báo Hải quan.

 

  • Nhân viên Phòng Thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng: Những nhân viên này phải có kiến thức chủ yếu trong mảng Thanh toán quốc tế, hiểu các quy định, các chuẩn mực trong Thanh toán quốc tế giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng và khách hàng.

 

  • Nhân viên tại Văn phòng Đại diện của các công ty đa quốc gia

 

Vậy, bạn đã sẵn sàng mở cánh cửa cơ hội của mình trong ngành Xuất nhập khẩu chưa?