Air Operations

Điều kiện thương mại FCA trong vận tải hàng không

FCA là từ viết tắt của Free Carrier, có nghĩa là Giao hàng cho người chuyên chở. Điều kiện thương mại FCA được đánh giá là một điều kiện Incoterm có tính ứng dụng cao vì phù hợp với nhiều phương thức vận tải, trong đó có vận tải hàng hóa bằng đường hàng không. FCA cho phép người mua hàng chủ động hơn trong việc chỉ định nhà vận chuyển thích hợp.

Không giống như EXW, người mua hàng sử dụng FCA không cần mất nhiều thời gian cho việc thông quan hàng hóa trước khi xuất khẩu. Điều này rất có lợi cho người mua trong việc giúp họ giảm thiểu một số chi phí không mong muốn, chẳng hạn như chi phí thuê ngoài các dịch vụ vận chuyển thông quan xuất khẩu, trong trường hợp họ không thông thạo quy trình tại nước xuất khẩu.

Và để hiểu rõ hơn về những nhận định trong phần mở đầu trên, các bạn hãy cùng VILAS tìm hiểu nội dung bài viết “Điều Kiện Thương Mại FCA Trong Vận Tải Hàng Không” để thu thập cho mình những thông tin bổ ích về trách nhiệm của người mua và người bán khi xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không theo điều kiện FCA nhé!

 

  • Trách nhiệm người bán (người gửi hàng, người xuất khẩu)

Theo quy định của điều kiện FCA, người bán hàng phải cung cấp hàng hóa phù hợp với hợp đồng và tiến hành giao hàng tại địa điểm ở nước người bán. Có các địa điểm giao hàng thường gặp:

  • FCA (kho người bán)
  • FCA (Sân bay đi/nhà ga hàng hóa cảng xuất

Bên cạnh đó, người bán hàng phải tiến hành thanh toán các chi phí cho việc sản xuất, kiểm tra chất lượng hàng hoá, đóng gói hàng hoá theo tiêu chuẩn, dán nhãn cho lô hàng. Bên bán cũng sẽ hoàn thành việc thông quan xuất khẩu (cung cấp cho người mua hoặc cho người vận tải do người mua chỉ định giấy phép xuất khẩu, đảm bảo an ninh hàng hóa), và ung cấp bằng chứng về giao hàng cho người vận tải (Proof of Delivery – POD)

Về trách nhiệm chi phí, người bán sẽ chịu các chi phí cũng như rủi ro bốc hàng lên phương tiện vận tải tại xưởng người bán, trả các loại thuế và lệ phí xuất khẩu nếu có…)

 

  • Trách nhiệm của người mua (người nhận hàng, nhà nhập khẩu)

Cũng theo quy định của điều kiện FCA, người mua có trách nhiệm thanh toán tiền hàng hóa cho người bán, ký hợp đồng vận tải và trả cước phí. Trong trường hợp nhờ người bán làm giúp thì người mua phải chịu toàn bộ chi phí. Người mua sẽ nhận hàng, chịu mọi phí tổn nhận hàng tại nơi quy định và làm giấy phép, thủ tục cần thiết để đưa hàng hóa quá cảnh qua các nước trong quá trình vận chuyển Về trách nhiệm chi phí, người mua sẽ:

  • Chịu chi phí + rủi ro bốc hàng lên máy bay/tàu (trả phụ phí xếp dỡ hàng hóa tại sân bay xuất đi).
  • Chịu chi phí + rủi ro dỡ hàng xuống máy bay (trả phụ phí xếp dỡ hàng hóa tại sân bay đến)
  • Chịu chi phí + rủi ro dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải tại xưởng người mua.

Lưu ý về việc chuyển giao rủi ro

Người bán hết trách nhiệm khi giao hàng cho người vận tải. Cụ thể: 

Nếu giao tại xưởng của người bán:

  • Người bán phải bốc xong hàng lên xe tải tại xưởng người bán thì người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro.
  • Nếu giao tại sân bay Tân Sơn nhất (cụ thể là giao đến các kho SCSC, TCS, kho DHL, FEDEX…) cho các hãng bay mà người mua thuê, người bán cần chở hàng đến các kho SCSC, TCS, kho DHL, FEDEX… để giao cho hãng bay là hết trách nhiệm. Thậm chí người bán không chịu trách nhiệm và chi phí cho việc dỡ hàng xuống khỏi xe tải tại kho này. Và nôm na, nếu mất hàng trong kho này thì rủi ro/chi phí này thuộc phạm vi trách nhiệm của người mua

Tham gia: Cộng đồng Logistics và Supply Chain Việt Nam

 

Ví dụ minh hoạ

Và để phần lý thuyết trên trở nên thực tế hơn , các bạn hãy cùng tìm hiểu trách nhiệm về hàng hoá và chi phí của người bán/người mua thông qua tình huống sau nhé:

Công ty United Orthopedic Corporation (UOC) có địa chỉ nhà máy tại đường số 57, Công viên Khoa học  Hsinchu, Đài Loan xuất khẩu 1 kiện hàng với kích thước 42*31*56 cm về sân bay Tân Sơn Nhất theo điều kiện thương mại FCA Sân bay quốc tế Đào Viên Đài Loan (TPE cargo airport) cho Công ty VMDC qua hãng bay China Airline (CI). Mặt hàng là dụng cụ phẫu thuật dùng trong y tế. 

 

Dưới đây là phân bổ trách nhiệm hàng hoá và chi phí của Công ty UOCCông ty VMDC

Trách nhiệm hàng hoá

Công ty UOC Công ty VMDC
  • UOC chuẩn bị đầy đủ hàng hóa theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận và vận chuyển hàng đến nhà ga hàng hóa sân bay quốc tế Đào Viên Đài Loan.
  • UOC khai báo và làm các thủ tục hải quan đầu xuất.
  • VMDC liên hệ trực tiếp hãng bay hoặc Công ty logistics để tiến hành đặt chỗ. Ở đây, VMDC sẽ đặt booking đi từ Sân bay quốc tế Đào Viên Đài Loan (TPE) đến sân bay Tân Sơn Nhất (SGN).
  • Về vận đơn hàng không, VMDC sẽ gửi các thông tin cần thiết cho công ty Logistics/hãng bay để các bên này phát hành vận đơn. VMDC sẽ gửi vận đơn cho UOC để cùng kiểm tra. Nội dung trên vận đơn cần được sự đồng tính từ cả hai phía người mua và người bán.
  • Khi hàng hóa đến sân bay đích, VMDC sẽ làm thủ tục hải quan nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa đến kho hàng mình.

Trách nhiệm chi phí

  • Chi phí vận chuyển từ kho UOC đến nhà ga hàng hóa Sân bay quốc tế Đào Viên Đài Loan
  • Chi phí hải quan tại cảng xuất
VMDC sẽ thanh toán cước vận chuyển và các chi phí liên quan bao gồm:

  • Phí địa phương tại cảng xuất, trong tình huống này, VMDC có trách nhiệm thanh toán các phí như phí xếp dỡ tại sân bay (terminal fee); phí vận đơn (bill of lading fee), phí xử lý hàng hóa, phí soi chiếu và các phụ phí khác theo quy định của từng hãng bay
  • Phí địa phương tại cảng nhập. Các công ty Logistics thường thu phí lệnh giao hàng (DO fee) và phí xử lý hàng (Handling fee)
  • Cước bay từ sân bay Đào Viên Đài Loan tới sân bay Tân Sơn Nhất
  • Chi phí hải quan tại cảng nhập và các chi phí phát sinh liên quan khác trong quá trình vận chuyển hàng hoá

Cùng tham khảo thêm hình ảnh theo dõi lô hàng này theo tracking dưới đây bạn nhé!

Tổng hợp và Biên Soạn: VILAS Team

Chương trình đào tạo Air Freight Logistics

“Cùng bạn cất cánh sự nghiệp Logistics Hàng không”