Air Operations Logistics

Vi mạch bán dẫn được vận chuyển bằng đường hàng không như thế nào?

Ngành công nghiệp vi mạch (hay còn gọi là ngành công nghiệp bán dẫn – semiconductor industry) là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử, có nhiệm vụ tạo ra vi mạch và linh kiện điện tử dùng để sản xuất ra các sản phẩm phức tạp như một siêu máy tính cho đến các sản phẩm đơn giản dân dụng như máy giặt.

Công nghiệp bán dẫn (vi mạch) với vị trí chủ chốt trong sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử không phải là một ngành mới lạ đối với nền công nghiệp của Việt Nam. Trong bối cảnh nhu cầu về thiết bị bán dẫn tăng mạnh trong những năm trở lại đây, Việt Nam đang có nhiều cơ hội khai thác, làm chủ công nghệ và thương mại hóa nguồn lợi từ ngành công nghiệp siêu lợi nhuận này.

Cùng VILAS tìm hiểu chi tiết hơn về chuỗi cung ứng của vi mạch bán dẫn và bối cảnh của ngành công nghiệp này tại Việt Nam có thêm nhiều góc nhìn bổ ích các bạn nhé!

Bức Tranh Về Chuỗi Cung Ứng Vi Mạch Bán Dẫn

Vi mạch bán dẫn là thành phần quan trọng được tìm thấy trong thiết bị điện tử hiện đại. Chúng được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm, từ điện thoại thông minh và máy tính xách tay đến ô tô và thiết bị y tế. Vi mạch bán dẫn thường được lắp đặt trong bộ vi xử lý, mô-đun bộ nhớ và mạch tích hợp có trong các thiết bị này và các thiết bị khác.

Chuỗi cung ứng vi mạch bán dẫn đề cập đến mạng lưới các công ty tham gia thiết kế, sản xuất, thử nghiệm, đóng gói và phân phối. Chuỗi cung ứng này rất phức tạp, liên quan đến sự phối hợp của một số giai đoạn khác nhau, từ tìm nguồn cung ứng các bộ phận và nguyên vật liệu đến bán hàng cho người dùng cuối cùng.

 

Chuỗi cung ứng của vi mạch bán dẫn thường thường bao gồm các giai đoạn sau:

  • Thiết kế và phát triển:

Các công ty vi mạch bán dẫn, còn được gọi là các công ty “không tưởng”, thiết kế và phát triển chip mới, nội bộ hoặc thông qua hợp tác với các công ty khác. Họ được gọi là fables vì ​​họ không tự chế tạo chip mà họ thiết kế và tiếp thị.

  • Chế tạo:

Việc sản xuất chip bán dẫn thực tế được thực hiện bởi các nhà máy chuyên biệt gọi là xưởng đúc. Các xưởng đúc nhận thiết kế chip từ các công ty fabless và họ sử dụng thiết bị tùy chỉnh để tạo và khắc chữ lên một tấm wafer silicon.

  • Kiểm tra và lắp ráp:

Sau khi chip được sản xuất, chúng cần được kiểm tra để đảm bảo rằng chúng hoạt động bình thường. Điều này thường được thực hiện bởi các công ty riêng biệt chuyên về thử nghiệm và lắp ráp. Khi các con chip đã vượt qua các bài kiểm tra cần thiết, chúng sẽ được lắp ráp thành các sản phẩm có thể được sử dụng trong thiết bị điện tử và các thiết bị khác.

  • Phân phối:

Các chip đóng gói sau đó được phân phối cho các công ty sẽ bán chúng cho người dùng cuối hoặc kết hợp chúng vào sản phẩm của họ, trực tiếp hoặc thông qua các nhà phân phối.

 

Vận chuyển vi mạch bán dẫn bằng đường hàng không

Vận chuyển bằng đường hàng không đối với mặt hàng vi mạch bán dẫn có quy trình tương tự với vận chuyển các mặt hàng thông thường, bao gồm các bước chính sau:

  • BKD – Booking confirmed: thể hiện booking của chủ hàng đã được hãng bay xác nhận đặt chỗ thành công, đồng thời hãng bay sẽ phát hành booking với những thông tin cơ bản sau để người gửi hàng/công ty giao nhận được ủy quyền theo dõi thực hiện các thủ tục liên quan về hàng hoá cũng như chứng từ.
  • RCS – Shipment accepted – shipment physically received from shipper/agent: thể hiện hàng hoá và chứng từ đã được hãng hàng không chấp nhận. 
  • MAN – Manifested – shipment manifested on flight: thể hiện hãng bay đã nhận đầy đủ hàng hóa từ người gửi hàng/công ty giao nhận. Đồng thời, hàng hoá cũng đã chất xếp xong và được kéo ra tàu bay để chuẩn bị khởi hành.

Tham gia: Cộng đồng Logistics và Supply Chain Việt Nam

  • DEP – Departed – shipment departed on flight: thể hiện lô hàng đã khởi hành.
  • ARR – Arrived – shipment arrived from flight: lô hàng đã đến sân bay đến.
  • RCF – Received from flight – shipment physically received from flight: hàng hóa đã được kho/ hãng bay tại sân bay đến xác nhận và làm thủ tục nhập kho.
  • NFD – agent/consignee informed of shipment arrival: thông báo hàng đến (Arrival Notice) đã được hãng bay/kho gửi cho phía người nhận hàng (Pháp nhân đứng trên mục Consignee trên Master Air Waybill).
  • DLV – shipment delivered to agent/ consignee: trạng thái thể hiện nhà nhập khẩu đã hoàn thành các thủ tục về hải quan, thanh toán tiền cước và nhận hàng thành công.

Bên cạnh đó, khi vận chuyển vi mạch bán dẫn, chủ hàng nên lưu ý lót bằng đệm lên hàng hoá để chất lượng hàng hóa tránh bị ảnh hưởng nhiều do các tác động xung quanh. Trong một số trường hợp, mặt hàng này có thể được đặt trong bao bì nhiều lớp để tiếp tục cách ly chúng khỏi chuyển động.

Tổng Quan Về Ngành Công Nghiệp Bán Dẫn Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, công nghiệp bán dẫn được coi là nền tảng hỗ trợ và đẩy mạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế theo chiều sâu. Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và hành lang pháp lý nhằm tạo điều kiện cho việc ưu tiên đầu tư và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, trong đó, lĩnh vực vi mạch bán dẫn là ưu tiên hàng đầu trong tất cả các lĩnh vực.

Việt Nam hiện có 3 khu công nghệ cao quốc gia được thành lập là Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), Khu công nghệ cao Đà Nẵng và Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh với hoạt động thu hút đầu tư ngày càng chuyển biến tích cực, tạo nền tảng để phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia. Nhiều công ty vi mạch bán dẫn nổi tiếng thế giới đã đặt nền móng và đầu tư mạnh vào lĩnh vực này như Intel, Sonion, Applied Micro…, đặc biệt phải kể đến sự góp mặt của “đại gia” Samsung.

 

Trong đó, khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh được xem là hình mẫu thu hút đầu tư và phát triển ngành vi mạch bán dẫn của cả nước, đặc biệt có những dự án đầu tư 1 tỷ USD cho nhà máy lắp ráp. Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm đứng đầu cả nước về nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực, có thể kể đến như: Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC), Đại học Bách Khoa thành Phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Tự Nhiên thành Phố Hồ Chí Minh, Đại học Công nghệ thông tin thành Phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc tế thành Phố Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu và triển khai – Khu Công Nghệ Cao Thành Phố Hồ Chí Minh.

Từ năm 2022, Việt Nam dần trở thành thị trường mới nổi của ngành công nghiệp bán dẫn với những bước tiến đầu. Minh chứng là Intel và Samsung là hai trong ba nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới hiện đang đầu tư sản xuất các thiết bị, linh kiện bán dẫn tại Việt Nam. Ngoài ra, một số các doanh nghiệp hàng đầu như Renesas, Synopsys,… cũng chọn Việt Nam làm điểm đến công nghệ cao của mình. Một số doanh nghiệp trong nước cũng đã có những bước đi ban đầu như Viettel lên kế hoạch sản xuất chip, FPT Semiconductor mới ra mắt dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT) cho lĩnh vực y tế, tham gia với công đoạn thiết kế chip, gia công thiết kế vi mạch, lắp ráp và kiểm định.

 

Bên cạnh đó, tình hình kinh tế, chính trị ổn định đã góp phần nâng cao uy tín và mở ra cơ hội để Việt Nam trở thành điểm đến thu hút nguồn vốn FDI của một số tập đoàn công nghệ bán dẫn hàng đầu thế giới, như: Amkor Technology Inc, Hana Micron (Hàn Quốc); Renesas Electronics (Nhật bản); USI Electronic của Đài Loan (Trung Quốc)…

Không chỉ dừng lại ở việc gia công, sản xuất thành phẩm trong nước, ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam cũng đạt được những con số ấn tượng trong hoạt động xuất khẩu. Theo số liệu cập nhật nhất từ hãng tin Bloomberg, một số quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đều có thị trường sản xuất chip bán dẫn lớn, và cũng đã tăng thương mại với Mỹ trong lĩnh vực này lần lượt là 75% và 62%.

Riêng Việt Nam đã chiếm hơn 10% số lượng chip nhập khẩu của Mỹ trên toàn thế giới trong 7 tháng liên tiếp. Trong tháng 2-2023, Việt Nam đã xuất khẩu chip vào Mỹ đạt doanh số 562,5 triệu USD, so với tháng 2-2022 chỉ có 321,7 triệu USD. Xét về mặt doanh số, Việt Nam đứng hạng 3 châu Á – sau Malaysia và Đài Loan – trong việc xuất khẩu chip bán dẫn vào Mỹ.

 

Biên soạn và tổng hợp: VILAS Team

Link tham khảo: 

Chương trình đào tạo Air Freight Logistics

“Cùng bạn cất cánh sự nghiệp Logistics Hàng không”

 

Learn more about us!!!