Là thị trường bán lẻ phát triển nhanh nhất ở châu Âu và Bắc Mỹ, thương mại điện tử (E-commerce) được xem là nhân tố cần thiết cho sự thành công của doanh nghiệp. Chỉ xét riêng vào dịp Giáng sinh năm 2015: 73% người tiêu dùng ở Anh đã mua quà tặng thông qua các kênh bán hàng trực tuyến – tổng giá trị lên đến 24,4 tỷ bảng . Không dừng ở đó, tại các quốc gia châu Á, đặc biệt tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có dấu hiệu khởi sắc cho mảng kinh doanh này, theo đánh giá của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam năm 2017 đạt trên 25% và tốc độ này có thể được duy trì trong giai đoạn 2018 – 2020. Tốc độ tăng trưởng trong một số lĩnh vực cụ thể rất ngoạn mục.
67% người dân thành thị tại Việt Nam đã từng mua hàng hóa trực tuyến trước đây. Trong đó, hơn 30% thường mua ít nhất 1 lần 1 tháng trên những trang thương mại điện tử phổ biến là Lazada, HotDeal và Tiki. Ngoài ra tại Việt Nam, Facebook cũng là một kênh thương mại điện tử phổ biến với hơn 45% người tiêu dùng đã từng mua hàng trên kênh này.
Đối với nhiều nhà bán lẻ, thương mại điện tử cho phép họ thâm nhập các thị trường mới và tạo ra tăng trưởng đáng kể. Nhưng đó không phải là toàn bộ thực trạng kinh doanh của thị trường khốc liệt này.
Đầu năm nay có 60% các nhà bán lẻ đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi số lượng của những mặt hàng mua trực tuyến bị trả về ngày càng tăng. Những doanh nghiệp chỉ kinh doanh trực tuyến bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với 31% cho rằng việc quản lý số lượng hàng bị trả lại đang ảnh hưởng đến lợi nhuận biên của họ. 20% trong số doanh nghiệp thừa nhận rằng họ đã tăng giá thành sản phẩm để bù cho khoảng chi phí từ những mặt hàng bị trả lại (theo Barclaycard).
Những biến phí
Hệ quả kéo theo là số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ quay lưng lại với mảng kinh doanh online ngày càng gia tăng đáng kể. Với kết qua này, hơn một phần năm (22%) những doanh nghiệp hiện không có mảng kinh doanh online vẫn sẽ không đầu tư vào mảng này vì lo ngại về chi phí quản lý việc giao và đổi trả hàng.
Thương mại điện từ là một mảng không thể thiếu đối với những công ty lớn, những công ty mà đủ khả năng vận hành một hệ thống vận chuyển giao-trả từ kho, cửa hàng đến tay của người dung mà vẫn tạo ra lợi nhuận. Nhưng đối với khá nhiều những nhà bán lẻ, số lượng hàng trả lại nếu ngày càng tăng thì mức chi phí họ phải chịu cũng biến thiên cùng chiều.
Trong tháng 7/2016, có 35% người mua đã từng hủy đơn hàng theo, hai lý do chính yếu được đưa ra là “sản phẩm giao hàng bị lỗi” (36%) và “thay đổi ý kiến” (27%) sau khi đặt hàng. Điều này có thể bắt nguồn từ việc 85% người mua sắm trực tuyến chi trả tiền mặt khi giao hàng nên họ có thể hủy đơn hàng bất kì lúc nào trước khi giao do chính sách của các nhà bán lẻ.
Sự thuận tiện trong việc mua hàng online với hình thức như ship COD (Cash on Delivery) về cơ bản đã thay đổi hành vi mua sắm của khách hàng. Có 30% người mua sắm cố ý mua nhiều hơn dự định rồi trả lại những thứ mà mình không mong muốn. Sự thuận tiện này đã ảnh đến quyết định mua sắm của khách hàng – 58% trong họ đỗ lỗi cho chính sách đổi trả hàng miễn phí của người bán và họ không muốn chi trả cho việc đổi trả hàng của mình. 47% cho rằng sẽ không mua hàng nếu doanh nghiệp không có chính sách đổi trả miễn phí (theo Barclaycard năm 2016).
Nhưng từ khoảng cuối năm 2016 đến nay, các nhà bán lẻ tại Việt Nam đã chọn một hướng đi mới, họ không trực tiếp đầu tư vào mảng thương mại điện tử mà thường sẽ liên kết với các kênh thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee,… làm kênh phân phối chính, đây là hình thức B2B2C (Business to Business to Customer), để giảm thiểu tối đa các chi phí mà đáng lẽ ra các nhà bán lẻ họ phải chịu
Ưu tiên tương tác trực tiếp
Việc không có ý định kinh doanh trực tuyến không phải là dấu chấm hết cho một doanh nghiệp. Theo báo cáo Ngành Bán Lẻ năm 2016 của PWC, các cửa hàng truyền thống vẫn có những thế mạnh riêng mặc dù lượng khách hàng sụt giảm, vẫn có nhiều người muốn “tương tác trực tiếp” với sản phẩm.
Trong khi những kế hoạch kinh doanh không có yếu tố thương mại điện tử được xem là đi ngược lại với xu thế thì Gordon Flatcher, một chuyên gia về Ngành bán lẻ lại Đại học Salford cho rằng thương mại điện tử không đơn thuần là mở shop online và có thể không phù hợp với tất cả loại hình kinh doanh.
“Quan trọng là tìm hiểu tại sao mà các doanh nghiệp nhỏ lại muốn kinh doanh online”, ông ta nói. “Có phải tất cả mọi người đều đang làm vậy không? Giả như chuyện này đã sai ngay từ đầu thì sao?”.
“Một khi bạn đã hiểu được các nhu cầu và yêu cầu chính xác của thị trường, bạn có thể đi một đường thẳng mà không bị ảnh hưởng bởi các tác động từ phía khác, vậy tầm quan trọng của thương mại điện tử có phải do truyền thổi phồng lên hay không, hay là do eBay và Amazon đã thực hiện điều này quá thành công rồi”.
Trong một thế giới mà thương mại điện tử liên tục thay đổi, bất kỳ việc khai thác tiềm năng của thương mại điện tử cũng có thể trở nên lỗi thời một cách nhanh chóng, và điều đó có thể khiến cho các doanh nghiệp nhỏ lâm vào hoàn cảnh khó khăn nếu không tỉnh táo cân nhắc. Fletcher nói rằng mọi quyết định cần được xem xét cẩn thận và mỗi chiến lược cần được hoạch định một cách rõ ràng.
Tạm kết
Đối với các nhà bán lẻ, việc xâm nhập vào mảng thị trường thương mại điện tử mang lại nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó sẽ kèm theo những thách thức lớn, chúng ta nên thận trọng và kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào mảng thị trường này. Vì nếu chỉ theo xu thế, khi sử dụng thương mại điện tử không đem giá trị không những gây ra tốn kém về các khoản phí mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại của doanh nghiệp.
Theo www.theguardian.com