Khởi điểm với hoạt động bán sách ở trong nhà để xe, Amazon giờ đây đã trở thành một trong những ông trùm bán lẻ toàn cầu và góp phần tái định nghĩa các quy tắc trong chuỗi cung ứng. Với hơn 130 triệu đơn vị hàng tồn kho cần quản lý và hàng triệu giao dịch cần kiểm soát, bài viết này sẽ góp phần cung cấp cho bạn một cái nhìn cận cảnh về cách thức Amazon quản lí Chuỗi Cung ứng của mình, để trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực.
Câu chuyện của Amazon – thành công từ sự chuẩn bị bài bản:
Nổi tiếng là một trong những đơn vị tiên phong với những đột phá trong quản lí Chuỗi cung ứng, có thể kể đến như sử dụng máy bay không người lái Drone, hay việc xếp hàng hóa lộn xộn nhưng sử dụng công nghệ để định tuyến đường ngắn nhất để lấy hàng trong kho… Amazon giờ đây được xem như là một ông trùm ngành bán lẻ. Và thành công này hoàn toàn đến từ sự chuẩn bị bài bản, từ Kho, Giao hàng đến việc ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động Chuỗi cung ứng.
- Kho hàng:
- Tất cả các kho của công ty đều được đặt ở vị trí chiến lược: Nằm gần các trung tâm đông dân cư và siêu thị lớn. Ngoài ra, công ty còn trang bị các nhà kho nhỏ ở các khu vực ít dân cư hơn để đảm bảo các đơn đặt hàng có thể được giao hàng nhanh chóng.
- Kho cũng được tối ưu hóa nội bộ. Điểm đặc biệt tại các kho của Amazon chính là việc hàng hóa đều được sắp xếp không theo thứ tự, búp bê đồ chơi có thể được xếp cùng ngăn với bàn chải đánh răng và tiểu thuyết. Điều này có thể giúp cho nhân viên lấy hàng có thể tiết kiệm được thời gian lấy hàng (vì họ không phải sắp xếp hàng hóa ở đúng vị trí chỉ định) và có thể nhanh chóng hoàn tất nhiều đơn hàng cùng một lúc bằng việc sử dụng hệ thống quản lí nhằm tối ưu tuyến đường lấy hàng.
- Phân phối:
- Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa chiến lược chuỗi cung ứng của Amazon và các nhà bán lẻ trực tuyến khác là công ty cung cấp rất nhiều lựa chọn hình thức phân phối, bao gồm: giao hàng miễn phí, giao hàng Prime trong 2 ngày và thậm chí tùy chọn Prime Now, sẽ nhận các sản phẩm từ điểm A đến điểm B trong hai giờ sau đó.
- Để đạt được điều này, Amazon sử dụng một loạt các chiến lược khác nhau – từ sử dụng các hình thức tiếp cận truyền thống đến áp dụng siêu công nghệ cao. Ngoài ra, nhà bán lẻ cũng tận dụng các tuyến giao hàng hiện có qua Fedex và UPS.
- Những chiến lược khác nhau này cho phép công ty nhận đơn đặt hàng nhanh hơn, dễ dàng hơn và hiệu quả hơn về cơ bản ở mọi nơi trên thế giới – ngay cả vùng sâu vùng xa và nông thôn không được phục vụ bởi các lựa chọn truyền thống.
- Công nghệ:
- Cách tiếp cận quản lý chuỗi cung ứng của Amazon là ứng dụng công nghệ. Công ty sử dụng vô số các giải pháp tự động hóa và robot, để chọn và đóng gói các đơn đặt hàng cũng như quản lí hàng tồn kho.
- Những công cụ này không chỉ tăng hiệu quả và tốc độ phân phối của công ty mà còn giảm chi phí cho nhà kho và nhân viên.
- Sản xuất:
- Amazon vẫn cho phép người bán hoạt động trên các nền tảng của mình, nhưng đồng thời, công ty cũng nhận ra được tiềm năng mà các sản phẩm có thể mang lại, khi mà Amazon hoàn toàn có thể tạo ra sản phẩm tương tự với giá rẻ hơn nhiều. Amazon cung cấp đa dạng các nhãn hiệu từ các sản phẩm gia dụng đến vật nuôi hay sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh, và danh sách này hiện vẫn đang được mở rộng. Điều này cho phép Amazon kiểm soát toàn bộ vòng đời của các sản phẩm của mình – từ khâu sáng tạo đến tiếp thị đến lưu trữ đến lô hàng.
7 triết lí kinh doanh từ Chuỗi Cung ứng của Amazon bởi CEO – Jeff Bezos
-
Đặt mình vào vị trí của khách hàng
Đầu tiên, và được xem như là ‘kim chỉ nam’ cho các hoạt động tại Amazon, chính là việc đặt khách hàng ở trọng tâm (customer-centric). Trong nhiều cuộc họp nội bộ, Bezos thường đặt một chiếc ghế trống và nói với mọi người rằng: Công ty nên suy nghĩ từ góc nhìn của một khách hàng quan trọng không thể có mặt để cùng tham gia buổi họp. Từ đó, “ghế trống” trở thành biểu tượng của thực tiễn kinh doanh tập trung vào khách hàng bên trong chuỗi cung ứng của Amazon.
Ngoài ra, nhiều giám đốc điều hành còn phải tham dự các khóa đào tạo tại trung tâm cuộc gọi để có thể trực tiếp hiểu hơn về khách hàng của mình qua các feedback.
-
Đừng bị phân tâm bởi đối thủ cạnh tranh
Nhiều công ty tập trung vào lợi thế của công ty đối thủ để xây dựng các tiêu chuẩn sản phẩm, nhưng đây không phải là trường hợp cho chuỗi cung ứng của Amazon. Bezos tin rằng tốc độ thay đổi của ngành là quá nhanh do đó không nên phản ứng quá mạnh mẽ sau khi các đối thủ cạnh tranh làm một điều gì đó mới. Những gì Amazon làm là chấp nhận những gì xảy ra trên thị trường và tiếp tục tập trung vào nhu cầu của khách hàng.
-
Theo dõi các chỉ tiêu
Văn hóa Metrics là từ được sử dụng để mô tả nỗi ám ảnh về đo lường hiệu suất. Amazon hiện đang quản lí khoảng 500 KPI khác nhau và 80% trong số đó có liên quan đến khách hàng.
-
Tăng chất lượng dịch vụ
Bezos luôn nhấn mạnh việc không ngừng cải tiến để nâng cao chất lượng dịch vụ. Ông chính là người đã thúc đẩy các giám đốc điều hành tại các Trung tâm phân phối mở rộng thời gian nhận đơn hàng đến 6 hoặc 7 giờ tối, cho dù điều này có thể sẽ làm gia tăng các chi phí khác (bao gồm chi phí nhân công, chi phí vận hành…) cho chuỗi cung ứng của Amazon.
-
Phát triển các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng
Như đã được đề cập ở trên, triết lí kinh doanh của Amazon chính là tập trung vào khách hàng. Do đó, đạt được những yêu cầu của khách hàng chính là một trong những nỗ lực hàng đầu của công ty. Đó cũng chính là lí do vì sao, công ty đã đầu tư vào các sản phẩm công nghệ không thực sự mang lại hiệu quả kinh doanh ở ngắn hạn (Ví dụ như máy đọc sách Kindle). Nhưng những sản phẩm này lại là những sản phẩm nhận được rất nhiều sự yêu thích của khách hàng vì tính tiện dụng của mình.
-
Học cách thích nghi với những tình huống kinh doanh bất ngờ
Amazon luôn yêu cầu các ứng viên của mình lập kế hoạch hành động, với giả định rằng sẽ không có ngân sách cho kế hoạch, để kiểm tra xem mỗi ứng cử viên phản ứng với các vấn đề kinh doanh bất ngờ như thế nào. Như đã đề cập trước đó, tốc độ thay đổi của ngành là cực kì nhanh nên Amazon cần những người có thể ‘think outside the box’.
-
Xây dựng đội ngũ trong mơ
Tại Amazon, công ty tin rằng nhóm làm việc với số lượng thành viên ít sẽ làm việc hiệu quả hơn nhóm có nhiều thành viên. Theo nguyên tắc ” ngón tay cái” được phát triển bởi Amazon, một đội làm việc có hiệu quả chỉ nên có 2-3 thành viên để tối ưu hóa hiệu suất.
Nguồn supplychainopz.com