Lễ Tốt nghiệp chương trình đào tạo Quản trị dịch vụ Logistics theo tiêu chuẩn quốc tế của Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế FIATA và Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế IATA đã được diễn ra thành công tốt đẹp vào ngày 26/12/2020 tại trường Đại học Tôn Đức Thắng. Đây là buổi lễ đánh dấu sự trưởng thành của 167 sinh viên ngành kinh doanh quốc tế K21 của trường.
Tham dự buổi lễ gồm đại diện của trường Đại học Tôn Đức Thắng, đại diện Hiệp Hội Doanh nghiệp dịch vụ Logsitics Việt Nam (VLA), đại diện của VILAS, các thầy cô giảng viên và mentor trực tiếp giảng dạy chương trình và hơn 300 sinh viên từ các ngành của trường đến để chứng kiến khoảnh khắc trao bằng tốt nghiệp cho các nhân sự Logistics tương lai.
Phần tọa đàm tư duy ngành Logistics
Với mục tiêu đưa ra bức tranh toàn cảnh và giúp nguồn nhân lực trẻ Logistics nắm bắt tốt hơn những cơ hội & thách thức của ngành sau đại dịch Covid-19, các chuyên gia đã mang đến buổi tọa đàm “Tư duy thương mại & Logistics toàn cầu trong trạng thái bình thường mới”. Đội ngũ chuyên gia bao gồm:
- Ông Lê Duy Hiệp – Chủ tịch Hiệp Hội Doanh nghiệp dịch vụ Logsitics Việt Nam (VLA);
- Ông Đặng Vũ Thành – Phó chủ tịch Hiệp Hội Doanh nghiệp dịch vụ Logsitics Việt Nam (VLA), CEO SoTrans Việt Nam;
- Ông Trần Chí Dũng – Trưởng ban cố vấn chuyên môn VILAS;
- Chị Nguyễn Thị Thúy An – Quản lý dự án Global Project & Industry Solutions DB. Schenker Việt Nam.
Mở đầu buổi tọa đàm, ông Trần Chí Dũng có chia sẻ “Logistics moving the World”. Chính vì vậy, dù có điều gì xảy ra thì Logistics vẫn luôn tồn tại và phát triển không ngừng. Sức ảnh hưởng của đại dịch lên ngành Hàng không rất đáng kể. Tuy nhiên, cũng chính đại dịch đã thúc đẩy sự phát triển ngành Logistics E-commerce – giao hàng chặng cuối. Từ đó ta có thể thấy được trong thách thức sẽ luôn tồn tại cơ hội. Để nắm bắt được cơ hội đó chúng ta phải vững chuyên môn và luôn sẵn sàng hành động. Logistics là về những con đường, mà những nhân sự Logistics phải là người khai phá con đường đó.
Chia sẻ thực tế từ các chuyên gia
Chia sẻ với các bạn sinh viên, ông Đặng Vũ Thành nhấn mạnh để trở thành một nhân sự ngành Logistics không chỉ ở kiến thức, kỹ năng mà còn là thái độ trong công việc. Tốt nghiệp Văn bằng FIATA về giao nhận vận tải Quốc tế chính là lợi thế của các bạn. Với thái độ cầu thị, ham học hỏi và kiên trì sẽ không ngừng phát triển bản thân, nâng cao chuyên môn các bạn đạt được những thành công ngoài mong đợi.
Bên cạnh đó, chị Nguyễn Thị Thúy An cũng có những chia sẻ về cơ hội phát triển to lớn trong ngành. Nhận thấy được sự phát triển của Việt Nam về mặt kinh tế và nguồn nhân lực trong ngành. Các doanh nghiệp đa Quốc gia hướng đến Việt Nam với vai trò là “tháp điều khiển” hoạt động Logistics trong khu vực. Điều này đồng nghĩa với việc cơ hội phátt triển rất lớn đối với nhân sự Logistics.
Phần hỏi đáp trong tọa đàm
Ngoài những chia sẻ của các chuyên gia. Các bạn sinh viên cũng đưa ra những câu hỏi xoay quanh về Hiệp định EVFTA. Ông Lê Duy Hiệp đã phân tích rõ về cả những cơ hội & thách thức của nước ta khi hiệp định được chính thức áp dụng. Ngoài ra, câu hỏi về tiềm năng phát triển Việt Nam thành một trung tâm Logistics của thế giới cũng được các bạn trẻ quan tâm và mong được tham vấn từ các chuyên gia.
Cả 4 chuyên gia đều khẳng định việc đó hoàn toàn tiềm năng. Những lợi thế chúng ta đang có chính là về: địa lý, nhân lực, tài nguyên,… . Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chia sẻ những góc nhìn của bản thân về những hạn chế và không quên nhắn nhủ đến thế hệ tài năng Logistics tương lai hoàn thành sứ mệnh cao cả này.
Phần trao văn bằng tốt nghiệp Quản trị dịch vụ Logistics
Trong suốt hành trình 2 năm đầy nỗ lực của bản thân, 167 bạn sinh viên đã gặt hái được những bước thành công đầu tiên trong sự nghiệp Logistics của mình. Tuy nhiên, đây chỉ là một sự khởi đầu cho những thách thức lớn hơn trong tương lai mà các bạn phải đối mặt.
167 nhân sự tài năng tương lai này cũng đánh dấu sự nỗ lực của không ngừng đến từ phía đại học Tôn Đức Thắng và VILAS trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cao trong ngành Logistics, góp phần cho sự phát triển vững mạnh của Logistics Việt Nam trong tương lai. VILAS xin trân trọng cảm ơn trường Đại học Tôn Đức Thắng đã chọn chúng tôi là người bạn đồng hành trên con đường phát triển nguồn nhân lực Logistics trong tương lai.
Hơn nữa, VILAS cũng gửi lời xin cảm ơn đội ngũ giảng viên và mentor đã giành tâm huyết của mình để thắp lên ngọn lửa đam mê cũng như truyền đạt những kiến thức của mình đến các thế hệ tiếp nối để các bạn được xướng tên trong buổi lễ tốt nghiệp Chương trình Quản trị dịch vụ Logistics ngày hôm nay. VILAS mong rằng chúng ta có thể cùng nhau đi xa hơn nữa và đạt được những mục tiêu hướng đến sự phát triển bền vững trong tương lai.
Cảm nhận của sinh viên về chương trình.
Là sinh viên xuất sắc trong chương trình, bạn Hoàng Thu Hiền đã thay mặt 167 sinh viên nêu lên những cảm nghĩ của bản thân về chương trình: “Chương trình Quản trị dịch vụ Logistics là một chương trình mang tính thực tế và ứng dụng cao, không chỉ cung cấp các kiến thức chuẩn hóa quốc tế mà còn là nơi các bạn sinh viên có thể học hỏi từ các chuyên gia và doanh nghiệp, dần hoàn thiện mình để phát triển và đóng góp cho nền Logsitics nước nhà. Bên cạnh đó, em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất với các thầy cô và các anh chị mentor đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm để chúng em đạt được thành tích như ngày hôm nay.”
Các bạn sinh viên thân mến! Chúng ta đã cùng nhau trải qua một hành trình dài. Tuy nhiên, đó chỉ là bước khởi đầu cho một hành trình vĩ đại hơn mà chính các bạn là người dẫn đầu. Chắc chắn rằng VILAS sẽ luôn đồng hành cùng các bạn trên hành trình đó. Để hỗ trợ các bạn trên hành trình mới của mình VILAS đã triển khai dự án Logsitics Career – dự án hỗ trợ định hướng nghề nghiệp và tìm kiếm công việc phù hợp. Vì vậy, đừng lo lắng mà hãy bước đi bằng bản lĩnh và kiến thức của mình các bạn nhé! VILAS sẽ luôn bên bạn trên chặng đường sắp tới.