Air Operations Logistics

Ngành Hàng Không Đức “Đổ Bộ” Thị Trường Vận Tải Hàng Không Việt Nam

Là một trung tâm sản xuất trong khu vực, vai trò của Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng với sự tăng trưởng nhanh chóng về khối lượng hàng hoá xuất khẩu sang các nước khác, bao gồm cả thị trường châu Âu. Điều này khiến cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tăng cao.

Nhìn thấy được tiềm năng rộng mở của thị trường Việt Nam, từ cuối tháng 11/2022, Hãng hàng không Lufthansa Cargo của Đức đã thông báo mở đường bay thẳng từ Hà Nội đến Frankfurt, sau 4 năm không mở đường bay quốc tế mới. Cụ thể, Lufthansa Cargo sẽ thực hiện các chuyến bay tới Hà Nội hai lần một tuần. Cùng với hai chuyến bay mỗi tuần đến TP.HCM đã có từ trước, hãng đã tăng gấp đôi công suất vận tải đến Việt Nam và hiện là hãng hàng không vận chuyển hàng hóa duy nhất trên thị trường có đường bay trực tiếp từ thủ đô Hà Nội (Việt Nam) đến Frankfurt (Đức) – trung tâm trung chuyển hàng hóa bằng đường bộ và đường hàng không tới các nước trong khu vực châu Âu và trên toàn thế giới.

Giới thiệu hãng hàng không hàng hoá Lufthansa Cargo

Lufthansa Cargo là một hãng vận chuyển lớn của Đức có trụ sở chính ở thành phố Frankfurt, với 16 máy bay Boeing 777F. Trong giai đoạn Covid-19, Lufthansa Cargo đã mở rộng mạng lưới vận chuyển đến các quốc gia trong khu vực châu Âu và đầu tư thêm 2 máy bay A321.

Trong năm tới, Lufthansa Cargo dự định mua thêm máy bay A321 và 2 máy bay Boeing 777F, phục vụ việc chuyên chở hàng hóa. Bên cạnh đó, Lufthansa Cargo cũng tận dụng mạng lưới 480 máy bay của Lufthansa, Australia Airlines, Brussels Airlines, Eurowings Discover, SunExpress… trong việc khai thác, vận chuyển hàng hóa trong mạng lưới hơn 300 điểm đến rộng khắp toàn thế giới.

Lợi thế với mạng lưới 480 máy bay chở khách và kết nối với hơn 300 điểm đến trên toàn thế giới chính là yếu tố khiến Lufthansa Cargo có thể vận chuyển những loại hàng hóa đặc biệt, đem đến chất lượng đặc biệt phục vụ khách hàng tại Việt Nam. Hàng tuần sẽ có 4 chuyến bay chở hàng hóa đến và đi từ Việt Nam, với công suất đạt 250 tấn. Cùng với đó, hiện Lufthansa Cargo đang có 78 chuyến bay chở hàng thường xuyên. 

Giá trị cốt lõi của Lufthansa Cargo

Lufthansa Cargo không chỉ muốn trở thành những người dẫn đầu mà còn muốn trở thành một hình mẫu để các hãng vận chuyển khác học tập. Lufthansa Cargo cũng đang theo đuổi mục tiêu trở thành hãng hàng không vận chuyển hàng hóa bền vững tại khu vực châu Âu với thành công hướng đến 3 nhân tố chính sau:

  • Thứ nhất, con người Lufthansa Cargo rất đa dạng, đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau, với những kinh nghiệm khác nhau sẽ làm nên sự khác biệt.
  • Thứ hai là đội ngũ tàu bay.
  • Thứ ba, Lufthansa Cargo mong muốn đem lại những những điều có ích cho khách hàng, không chỉ là lợi ích trước mắt mà cả những năm về sau, bằng năng lực vận chuyển và những ưu thế nổi trội về kiến thức, kinh nghiệm vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ cao. Việc mở rộng thị trường tới Hà Nội sẽ đem lại điều tốt đẹp trong những chu kỳ kinh doanh tới.

Tổng quan thị trường vận tải hàng hóa hàng không Việt Nam trong quý 1 năm 2023

Số liệu thống kê từ Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng hàng không trong hai tháng đạt 168.000 tấn, giảm 28,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, hàng hóa quốc tế là 117.000 tấn, giảm 37,3% so với cùng kỳ. Riêng hàng hóa nội địa đã cải thiện khi đạt 51.000 tấn, tăng nhẹ.

Báo cáo cho thấy, việc vận chuyển hàng hóa do các hãng hàng không Việt đảm trách trong hai tháng đầu năm chỉ đạt 42.500 tấn, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm trên, theo các doanh nghiệp là suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng lan rộng. Thị trường lớn là Trung Quốc đã mở cửa, nhưng nguyên phụ liệu từ q

THAM GIA: CỘNG ĐỒNG LOGISTICS VÀ SUPPLY CHAIN VIỆT NAM

uốc gia này vẫn chưa tỏa đi nhiều nhà máy sản xuất trên thế giới. Do đó, các hợp đồng về vận chuyển hàng hóa quốc tế chưa được thực hiện nhiều.

Ngoài ra, chiến sự Nga – Ukraine khiến hàng hóa xuất khẩu trên toàn cầu bị hạn chế di chuyển dù giá cước đã giảm mạnh.

Theo lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), hoạt động giao nhận bằng đường hàng không sẽ phục hồi trong năm nay nhưng chậm do thị trường hàng hóa toàn cầu đang bất ổn. Các hãng Air Cargo trên thế giới đang trong tín hiệu “chờ xem” để có quyết định cụ thể.

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp hàng không kỳ vọng hoạt động vận chuyển hàng hóa có thể bừng sáng vào cuối quý III. Có thể thấy rằng, nhu cầu vận chuyển hàng hóa chuyên biệt vẫn còn khoảng trống. Các hàng hóa công nghệ, giá trị cao khi vận chuyển rất cần sử dụng các máy bay chuyên dụng để đảm bảo chất lượng.

Biên soạn và tổng hợp: VILAS team

Tài liệu tham khảo:

  1. Ánh Tuyết (2023). Tạp chí điện tử. “Ông lớn” hàng không Đức “đổ bộ” thị trường vận tải hàng hóa Việt
  2. Thi Hà (2023). VnExpress. “Vận tải hàng hóa đường hàng không lao dốc”

Chương trình đào tạo Air Freight Logistics

“Cùng bạn cất cánh sự nghiệp Logistics Hàng không”