Workshop Supply Chain Overview: “Kick-start your Career with “4 supply chain pillars” được dẫn dắt bởi 1 chuyên gia rất quen thuộc với VILAS: Ms. Đặng Thị Ngọc Diễm với hơn 20 năm kinh nghiệm về quản lý Chuỗi cung ứng tại các MNC hàng đầu như Fresenius Kabi, Diageo Vietnam, DKSH Vietnam.
Sự kiện thu hút hơn 50 bạn trẻ đam mê về Supply Chain từ các trường đại học trong TP. HCM như: Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại thương, ĐH Bách Khoa, RMIT,… với cùng chung những thắc mắc như: Ngành nghề này trong tương lai có phát triển không, sinh viên cần những tố chất nào để tham gia ngành này, ngành học đang theo đuổi có vị trí như thế nào trong Chuỗi cung ứng, mất bao nhiêu năm để có thể vươn lên vị trí Quản lý,…và dĩ nhiên tất cả tất cả đều được giải đáp thông qua hoạt động trao đổi đa chiều.
Buổi Workshop được mở đầu bằng với những chia sẻ của Ms. Ngọc Diễm về bản thân và đồng thời giúp các bạn sinh viên cởi mở hơn giới thiệu về bản thân mình cũng như niềm đam mê đối với chuỗi cung ứng. Tiếp theo, cô đưa người tham dự về lại lịch sử phát triển của Chuỗi cung ứng, từ thời điểm những công việc, nhiệm vụ đơn lẻ chưa tạo thành “chuỗi” cho đến khi chúng được hợp thức hóa và phân tách dần theo chức năng và khi công nghệ kỹ thuật số tiếp cận vào ngành công nghiệp này.
Sau khi nắm được khái niệm của “Chuỗi cung ứng”, các bạn sinh viên tiếp tục được Ms. Diễm bổ sung những kiến thức về các yếu tố của một chuỗi cung ứng, bao gồm:
- Các dòng chảy thông tin, hàng hóa /dịch vụ và tài chính
- Khái niệm Upstream và Downstream trong Chuỗi cung ứng
- Những đặc điểm của 1 Chuỗi cung ứng hoàn chỉnh
- Tầm quan trọng của Chuỗi cung ứng đối với tình hình kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp
- Những thách thức của Chuỗi cung ứng hiện đại: Nhân sự, Dịch vụ, Quản trị rủi ro, Mạng lưới đối tác và Độ minh bạch trong thông tin
Nắm vững được nền tảng của Chuỗi cung ứng, Workshop bắt đầu đi sâu vào Nội dung chính: Quy trình 4 bước. Ms. Diễm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân tích từng vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận trong dòng chảy cung ứng của doanh nghiệp. Để củng cố thêm cho nội dung chính, diễn giả phân tách từng luồng chức năng, từng công việc trong chức năng, vai trò và rủi ro thường gặp của từng công việc, cụ thể như:
- Planning: Xương sống của Chuỗi cung ứng, nơi các hoạt động Demand Planning, Demand Planning, Supply Planning,… để tránh tình trạng Bullwhip đến vốn, năng suất sản xuất, chi phí lưu trữ,…
- Sourcing: Tối ưu hóa chi phí cho toàn bộ Chuỗi cung ứng bằng cách chọn lọc, tìm kiếm những đối tác phù hợp với mục tiêu và chiến lược của công ty, xây dựng mối quan hệ lâu dài và những quy trình procurement tối ưu nhất
- Making: “Bộ xử lý” của Chuỗi cung ứng với khả năng gia tăng giá trị cho sản phẩm trong hành trình từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng và từ các hoạt động xuất nhập khẩu
- Delivery and Return: Nơi Chuỗi cung ứng thu về giá trị khách hàng bởi những hoạt động tối ưu lưu trữ, phân phối, quản lý hàng tồn kho, chăm sóc khách hàng và tiếp nhận/thu hồi những sản phẩm không đạt yêu cầu.
Bằng những giải thích tận tình và cặn kẽ kèm theo những case study cụ thể, Ms. Diễm đã mang lại cái nhìn tổng quan về vị trí, chức năng của từng quy trình thuộc Chuỗi cung ứng, giúp các bạn nhìn ra những hướng đi cụ thể phù hợp với khả năng và ngành học của mình, để dễ dàng hình dung được lộ trình phát triển của mình trong tương lai sắp tới.
Tại phần tiếp theo “Workshop – Định hướng nghề nghiệp”, các bạn sinh viên được cập nhật những kiến thức mới nhất về ngành nghề, như:
- Lộ trình phát triển của các ngành nghề Transportation & Operations, Purchasing & Procurement, Planning, Freight Forwarding, Warehouse… giúp các bạn nhận ra ẩn sâu trong những chức năng nghe có vẻ to lớn này là hàng loạt các công việc thú vị, lạ lẫm nhưng cực kì quan trọng mà không phải ai cũng biết
- Tình hình thị trường lao động tại Việt Nam: Mức lương trung bình của từng vị trí, Yêu cầu về nhiệm vụ và trách nhiệm của một nhân viên thuộc mắt xích Cung ứng hiện đại, cũng như kỳ vọng của những nhà tuyển dụng đối với nguồn nhân lực thế hệ mới
- Phân tích và giải đáp câu hỏi “muôn thuở” của các bạn: chọn MNC hay SME / Start ups?
Phần cuối cùng cũng chính là phần thú vị và được mong chờ nhất “Question and Answer”, tại đây rất nhiều câu hỏi của các bạn sinh viên liên quan đến chủ đề được đặt ra để nhận được những lời tư vấn đến từ cô. Các câu hỏi thường xoay quanh các vấn đề về: Những công việc cụ thể mà các bạn sẽ phải thực hiện khi trở thành một thành viên làm việc trong Chuỗi cung ứng? Để xác định chức năng thích hợp với bản thân thì cần xem xét những yếu tố nào? Trong sự nghiệp Chuỗi cung ứng ta nên mở rộng theo chiều dọc hay chiều ngang là phù hợp? Thông qua những câu hỏi thiết thực và mang tính gợi mở cao, các bạn sinh viên cũng đã nhận được những sự giải đáp, những câu chuyện thực tế và lời tư vấn tận hình từ cô. Kết thúc buổi Workshop Ms. Diễm cùng các bạn đã chụp với nhau bức hình đánh dấu lại những kỷ niệm đẹp của những ngày đầu tiên với một niềm đam mê chung chính là Chuỗi cung ứng.
VILAS và VILAS Supply chain Club rất vui khi Asia Supply Chain Career – ASCC tiếp tục nhận được sự quan tâm của các bạn trẻ muốn tìm hiểu về ngành nghề Supply Chain, cũng như sự tham gia của nhân sự chuyên môn trong việc nâng cao kiến thức, truyền cảm hứng cho các bạn.
Hãy tiếp tục theo dõi VILAS để chờ đón xem những chủ đề tiếp theo trong chuỗi Series này nhé. Mong sớm được gặp bạn.
ASCC được thiết kế để trang bị kiến thức và kỹ năng cho giới trẻ đam mê ngành Supply Chain bằng nhiều hình thức như hội thảo chuyên đề, hoạt động câu lạc bộ, các cuộc thi sôi động và những trải nghiệm thực tế từ chương trình đào tạo tại nước ngoài. VILAS hi vọng chuỗi sự kiện dành riêng cho sinh viên và người mới ra trường sẽ là hành trang bổ ích giúp các bạn mài dũa kỹ năng, làm quen với môi trường Supply chain hiện đại và tự tin với nghề nghiệp mình chọn. |