Supply Chain Seminar Series A đã bước đến buổi hội thảo thứ 6 với chủ đề “Cost Management: Financial impact on Supply chain performance”.
Đúng như tinh thần của SCSS – đem lại không gian networking giữa nhiều phòng ban thuộc các Chuỗi cung ứng ở nhiều lĩnh vực khác nhau – SCSS No.6: Cost Management đã thu hút các nhân sự thuộc bộ phận Purchasing, Network Sales, Production, R&D, Warehouse Management, Supply chain, Demand Planning, Import-Export Agent,… từ các Chuỗi cung ứng Unilever, DB Schenker, Gameloft, Expeditors, Wine Food, Schneider Electric, BOSCH, Central Retail, Gemadept, II-VI, Maruzen Densan Logistics, Total Solutions Logistics, Decathlon, Siam City Cement , Mr Speedy, Frieslandcampina, EWD-Compass, PwC, De Heus, … để cùng học hỏi và giải đáp những thắc mắc về:
- Phạm vi và sự ảnh hưởng của hiệu suất Chuỗi cung ứng đến dòng chảy tài chính
- Những tác động qua lại giữa chiến lược Chuỗi cung ứng đối với bảng cân đối kế toán, Báo cáo lợi nhuận và lợi tức đầu tư.
- Kết nối tài chính – chuỗi cung ứng để đưa ra quyết định
- Mô hình lợi nhuận chiến lược và phân tích tác động tài chính đến những thất bại trong cung cấp dịch vụ Chuỗi cung ứng.
Buổi Seminar No.6: Cost Management này được dẫn dắt bởi cô Trần Lê Na, với hơn 30 năm kinh nghiệm về kế toán và tài chính tại các tập đoàn lớn:
- Deputy General Director | Platinum Global
- Former Chief Financial Officer | Intertek Vietnam
- và 15 năm kinh nghiệm đào tạo cho CFO , ICAEW, ACCA & những khóa học về Kế toán, Tài chính và kỹ năng mềm
Trước khi bước vào giải đáp câu hỏi lớn nhất của Hội thảo, cô Lê Na mở đầu bằng cách những kiến thức nền tảng để người tham gia có một khung kiến thức chuẩn, cụ thể là phân biệt nhiệm vụ của quản lý chi phí và quản lý tài chính trong từng mắt xích Chuỗi cung ứng, cụ thể là:
Đồng thời, cô cũng không quên làm rõ vai trò của 3 khái niệm: “Financial accounting”, “Management accounting” và “Financial management” để người tham gia hiểu được nhiệm vụ của từng mảng và cách chúng bổ trợ nhau trong Chuỗi cung ứng. Nhờ phân biệt rõ ràng 3 khái niệm này, vai trò hoạch định, phân bổ và quản lý dòng tiền trong dài hạn của Quản trị Tài chính trong môi trường cung ứng mới được nêu bật lên, để hội thảo có thể hình dung được Chuỗi cung ứng sẽ ảnh hưởng đến Tài chính như thế nào.
Đến với phần quan trọng nhất trong Seminar – Cách cân bằng hoạt động Quản lý tài chính và chiến lược Chuỗi cung ứng để đạt được kết quả cuối cùng: Tối đa hóa lợi nhuận công ty, đưa tín hiệu tốt ra thị trường và nhận được sự đầu tư để tiếp tục phát triển. Cô đặc biệt chú ý rằng, hiệu suất tài chính của tổ chức sẽ được đánh giá bằng các chỉ số ROCE, EPS, Share Price và đặc biệt là ROA – phụ thuộc nhiều vào hiệu suất Chuỗi cung ứng. Vì vậy, chuỗi cung ứng càng hiệu quả và hiệu suất, lợi nhuận thu về sẽ càng cao.
Để làm được điều đó, cô đã chia sẻ những “tips” nhỏ trong suốt quá trình quản lý để có thể tối ưu các quyết định về tài chính như: Quản lý các kênh phối (Sử dụng Outsourcing, Giảm tối thiểu hàng tồn kho tại các kho thuộc kênh phân phối, cải thiện cơ sở vật chất,…), Quản lý hàng tồn kho (Giảm lượng tồn kho an toàn, tối ưu hóa thông tin,…), Quản lý đơn hàng (tối ưu hóa tỷ lệ lấp đầy đơn hàng, tái cấu trúc Chu kỳ Order-To-Cash,…), và Quản lý hoạt động vận chuyển (giao hàng đúng giờ, kết hợp nhiều phương thức, giảm biến động trong thời gian vận chuyển…).
Trong thời lượng Q&A của Seminar, diễn giả cũng nhận được nhiều câu hỏi trong suốt quá trình diễn ra, liên quan đến những vấn đề định giá sản phẩm, cách sử dụng hiệu quả Total Cost of Owner và Cost Sharing Reduction (CSR) để thúc đẩy hiệu quả sự hợp tác giữa 2 bên, hoặc xác định đâu là tỉ lệ phù hợp giữa vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng bằng phương pháp Target costing… Tất cả những khó khăn tưởng chừng như chỉ của riêng Chuỗi cung ứng ngành Dịch vụ hoặc Sản xuất, đều được cô Lê Na và các anh chị trong hội thảo bàn luận và giải quyết dưới những góc nhìn mới mẻ, và có thể hỗ trợ rất nhiều trong công việc thường ngày của các anh chị.
VILAS rất vui khi được tiếp tục đồng hành với các chuyên gia trong việc phát triển, nâng cao kiến thức cho nhân sự trong ngành. Không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ kiến thức và kỹ thuật để tối ưu hóa các hoạt động tại phòng ban có liên quan, seminar còn là cơ hội để hiểu hơn về các hoạt động của phòng ban khác để hỗ trợ nhau tốt hơn và mang lại một kết quả xứng đáng cho nỗ lực của doanh nghiệp.
Supply Chain Seminar Series A là chuỗi sự kiện chuyên ngành tổ chức đều đặn vào thứ 7 tuần thứ 2 – 3 của mỗi tháng, thiết kế dành riêng cho nhu cầu của doanh nghiệp và nhân sự đang làm việc trong ngành. Với mục tiêu tập trung từng mảng trong Chuỗi Cung ứng, Supply Chain Seminar Series sẽ cung cấp người tham dự kiến thức nền tảng theo tiêu chuẩn quốc tế với sự chia sẻ thực tế tại Việt Nam. |