Logistics

YẾU TỐ NÀO TẠO NÊN “UY QUYỀN” CỦA NGÀNH LOGISTICS TẠI SINGAPORE?

Với hệ thống Logistics được đánh giá là hàng đầu thế giới, Singapore đã liên tiếp ghi tên mình vào Top 5 bảng xếp hạng Chỉ số năng lực Logistics (LPI) do World Bank thực hiện. Vậy yếu tố nào làm nên “uy quyền” của ngành Logistics tại Singapore?

 

1/ Kết nối toàn cầu

Vị trí địa lý

Singapore sở hữu lợi thế cực lớn về vị trí địa lý. Quốc gia này nằm ngay xích đạo, hiếm khi phải chịu các ảnh hưởng của thiên tai. Bến cảng và sân bay hầu như hoạt động suốt năm tạo thuận lợi cho việc xếp dỡ hàng hóa. Với sự kết hợp giữa lợi thế thiên nhiên và kết cấu hạ tầng hiện đại, Singapore đang là điểm trung chuyển “nhộn nhịp” hàng hoá từ khắp nơi trên thế giới.

 

Kết nối nội bộ và các hiệp định thương mại

So với các Logistics Hub khác, thị trường địa phương của Singapore tương đối nhỏ, tuy nhiên các cảng biển đã làm việc chặt chẽ với các hãng tàu để xây dựng một trong những mạng lưới giao thông hàng hải dày đặc nhất thế giới.

 

Singapore có một mạng lưới các hiệp định thương mại tự do rộng lớn với hơn 30 đối tác thương mại để tăng cường khả năng tiếp cận các thị trường lớn của mình. Điều này khuyến khích các công ty trong chuỗi Logistics hoạt động tại Singapore, vì họ biết họ có thể tin tưởng vào các kết nối thường xuyên và đáng tin cậy để tiếp cận thị trường toàn cầu một cách nhanh chóng. Trên thực tế, việc trung chuyển hàng hóa qua Singapore có thể nhanh hơn so với các chuyến hàng trực tiếp!

 

 

Cảng đa chức năng Jurong là ví dụ điển hình cho khả năng kết nối toàn cầu của Quốc đảo sư tử. Tiếp nhận hằng năm hơn 15,000 chuyến tàu và xử lý hơn 500,000 TEUs hàng container lẫn hàng cồng kềnh, Cảng Jurong đang được xem là bến cảng hiện đại và “xanh” bậc nhất thế giới với danh hiệu “Hệ thống pin năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới” cung cấp hơn 60% lượng điện được sử dụng tại cảng.

 

2/ Cơ sở hạ tầng và quy trình sáng tạo

Phát triển cơ sở hạ tầng

Sau khi hoàn thành kế hoạch phát triển thế hệ cảng biển tiếp theo vào năm 2030, hệ thống cảng Singapore sẽ có khả năng xử lý hơn 65 triệu container tiêu chuẩn, đồng thời trở thành cơ sở hạ tầng tích hợp lớn nhất thế giới.

 

 

 

Supply Chain City – Ứng dụng công nghệ tự động

Bên cạnh các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng, Singapore đang nghiên cứu các công nghệ điều khiển tự động không người lái, tận dụng các cảm biến thông minh để phát hiện các dị thường vận chuyển như vi phạm bản quyền và phân tích dữ liệu để dự đoán các điểm tắc nghẽn giao thông.

 

Quốc đảo sư tử cũng đang tập trung vào phát triển tiềm lực về công nghệ và cải tiến trong Logistics. Nổi bật nhất là khu phức hợp trình diễn công nghệ Supply Chain City trị giá hơn 200 triệu Đô la Singapore.

 

Được mệnh danh là “Thung lũng Silicon mini”, Supply Chain City là tổ hợp của hệ thống kho hàng 5 tầng với thiết kế Ramp-up tiên tiến, trung tâm phân phối cao 45 mét ứng dụng công nghệ Fusionaris – Hệ thống lưu kho & truy hồi tự động (ASRS) đầu tiên trên thế giới, cùng hệ thống văn phòng, trung tâm nghiên cứu & giảng dạy.

 

Singapore kỳ vọng sự ra đời của Supply Chain City sẽ đặt nền móng cho việc tối ưu hoá Chuỗi cung ứng end-to-end thông qua các dịch vụ giá trị gia tăng trong hoạt động Logistics và các giải pháp về Quản trị Chuỗi cung ứng.

 

3/ Phát triển & thu hút nguồn nhân lực

Đào tạo chất lượng cao

Dẫn đầu thế giới về chính sách giáo dục (theo Bảng xếp hạng năm 2017, Economist Intelligence Unit), nguồn nhân lực Singapore luôn được đánh giá cao. Lợi thế của giáo dục nước này đến từ chất lượng đội ngũ giáo viên. Họ tập trung vào việc cung cấp cho học sinh, sinh viên những kỹ năng cần thiết để thành công trong sự nghiệp tương lai.

 

 

Lĩnh vực Logistics cũng không là ngoài lệ với các chương trình đào tạo đến từ các trường Đại học danh tiếng như Đại học Curtin, Đại học quốc gia Singapore (NUS). Năm 2017, Đại học Curtin. Lọt top 1% những trường đại học hàng đầu thế giới trong Bảng xếp hạng học thuật các trường Đại học thế giới.

 

Thu hút đầu tư nước ngoài

Chính phủ Singapore rất quan tâm đến việc thu hút nguồn đầu tư từ các công ty Logistics toàn cầu. Hiệp hội Logistics Singapore (SLA) thành lập từ năm 1973 nhằm kết nối các doanh nghiệp Logistics từ khắp các châu lục, đảm bảo một môi trường đầu tư thuận lợi và phát triển các chính sách ưu đãi phù hợp cho sự tham gia của khu vực tư nhân. Điều này được thể hiện qua việc có 20 trong số 25 công ty Logistics hàng đầu thế giới hiện đang quản lý hoạt động trong khu vực châu Á từ trụ sở ở Singapore.

 

4/ Mảnh đất hứa cho các nhà Logistics

Với tầm nhìn cải cách của chính phủ, kết hợp với vị trí địa lý chiến lược, cơ sở hạ tầng đẳng cấp thế giới và mạng lưới kết nối toàn cầu xuất sắc, ngành Logistics của Singapore đang phát triển không ngừng, trở thành một trung tâm Logistics toàn cầu, một mảnh đất hứa hẹn đầy tiềm năng để phát triển cho những nhà Logistics.

 

Cơ hội cùng VILAS trải nghiệm tìm hiểu thực tế về hệ thống Logistics hiện đại bậc nhất châu Á với SINGPORE TRIP 2018 – PROMISE LAND OF LOGISTICIAN tại: https://vilas.edu.vn/SINGAPORE-TRIP