Thay mặt Fiat, DHL vận chuyển các loại máy móc động cơ từ Ý đến Nhật Bản thông qua vận tải đa phương thức. Khoảng thời gian giao hàng từ cửa đến cửa kéo dài chỉ trong 35 ngày. Làm sao có thể?
Kể từ mùa hè năm 2016, Deutsche Post DHL đã tổ chức vận tải đa phương thức cho 100 Container với các công cụ máy móc từ Ý đến Nhật Bản cho tập đoàn công nghiệp CNH. CNH Industrial ra đời là sự sáp nhập giữa CNH Global và Fiat Industrial song song với Fiat Chrysler Automobiles. CNH hiện tại có 12 chi nhánh – trong số đó là Iveco, Case IH, Steyr, New Holland và Magirus. Một tuyến đường mới đã được đưa vào trong hoạt động vận chuyển các máy móc động cơ này: phương thức vận chuyển đường bộ, đường sắt và đường biển được sử dụng dọc theo “Con đường tơ lụa mới”, một dự án hạ tầng lớn giữa châu Á và châu Âu được hỗ trợ bởi chính phủ Trung Quốc. Tổng thời gian giao hàng từ cửa đến cửa của dự án này chiếm khoảng 35 ngày.
Thomas Kowitzki, Trưởng bộ phận đa phương thức tại DHL Freight cho biết: “Rút ngắn thời gian vận chuyển là lý do chính thúc đẩy CNH Industrial sử dụng vận tải qua đường bộ để đến Nhật Bản, bởi vì nếu đi bằng đường biển thì có thể chiếm tới 60 đến 65 ngày.”
Vận tải đa phương thức
Hoạt động vận chuyển bắt đầu tại Naples, trước tiên DHL cung cấp các Container rỗng vào dòng chảy quy trình của CNH Industrial ở Foggia. Đây là nơi mà hàng hóa được xếp vào trong Container rồi được đưa trở lại hub tại Naples. Sau đó nhà cung cấp dịch vụ vận tải đường sắt CEMAT của Ý chịu trách nhiệm vận chuyển lô hàng đến Nuremberg. Nhà ga tại đây cực kỳ phù hợp trong việc kết nối đến Trung Quốc, rất nhiều đường sắt vận chuyển hàng hóa đi qua trung tâm này. Tại Nuremberg, lô hàng được chuyển giao sang tàu hỏa của DHL đi đến ga Małaszewicze Ba Lan, biên giới trực tiếp giữa EU và Belarus. Ga này đóng một vai trò quan trọng trong vận tải đường sắt đi về hướng Đông, đến Trung Quốc và hub chính được nhiều công ty sử dụng trên tuyến đường thương mại của họ. Kowitzki cho biết: “Tại Małaszewicze chúng tôi có văn phòng riêng phục vụ mục đích xử lý hàng hóa, phối hợp tất cả các hoạt động giao thông vận tải đến Trung Quốc và kiểm soát tất cả các hoạt động đó trong toàn bộ mạng lưới này, đối với lô hàng của CNH Industrial, chúng tôi sử dụng “Hành lang phía tây” qua Kazakhstan đến thành phố Chengdu phía Tây của Trung Quốc”. Tuyến đường này là một lựa chọn được chứng minh bởi sự hoàn hảo.
Con đường tơ lụa mới – không chỉ là một tuyến đường thương mại
Trung Quốc muốn tăng cường hoạt động thương mại giữa châu Á và châu Âu từ sự hồi sinh các tuyến đường thương mại cũ qua con đường tơ lụa. Chính phủ Trung Quốc đang xúc tiến một chiến lược các công trình giao thông ở Trung Á, thông qua các tuyến đường đường bộ ( “Con đường tơ lụa mới”) cũng như các tuyến đường biển ( “Con đường tơ lụa hàng hải”). Mục tiêu của dự án chính là để kết nối 65 quốc gia và 4,4 tỷ người dân thông qua các liên kết đường bộ và đường sắt cũng như tuyến đường hàng hải với các cảng biển nước sâu từ Trung Quốc đến Đông Phi qua Biển Bắc. Kể từ tháng 6/2013, tàu hỏa của DHL đã hoạt động trên tuyến đường này .
Tại trung tâm đường sắt Thành Đô (Chengdu), nơi tập hợp tất cả các chuyến tàu giữa châu Âu và Trung Quốc, DHL làm việc cùng với nhà cung cấp dịch vụ đường sắt Trung Quốc CDIRS. Các xe tải của DHL sau đó xuất phát từ Thành Đô vận chuyển các công cụ máy móc của CNH Industrial tới các cảng. Từ đó, cuộc hành trình tiếp tục đi đến cảng Yokohama thông qua nhà chuyên chở cự li ngắn trên biển và cuối cùng, lô hàng được vận chuyển trực tiếp vào nhà máy chính của khách hàng ở Kawasaki.
“Trong dự án này, thách thức chính đối với chúng tôi là sự phối hợp hiệu quả của tất cả các phương thức vận tải tham gia vào quá trình vận chuyển” Thomas Kowitzki cho biết. “Kể từ khi tốc độ trở thành yếu tố chủ chốt cho sự thành công của quá trình này, chúng tôi cần thời gian quay vòng nhanh tại các vị trí chuyển giao sao cho càng nhanh càng tốt.” Để hoạt động lập kế hoạch và tổ chức chặt chẽ hơn thật không phải là điều dễ dàng. “Khi một phương thức vận tải đến đích của nó, phương thức tiếp theo phải được chuẩn bị sẵn sàng”.
“Khi làm như vậy, chúng tôi thu được những lợi thể hết sức lớn lao từ việc được tiếp xúc với nhiều phương thức rồi từ đó lựa chọn và kết nối trực tiếp đến phương thức cần sử dụng.” Nhờ vào sự hiện diện toàn cầu, chúng tôi có thể tiếp tục tối ưu hóa mạng lưới này nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng hướng tới tuyến đường thương mại hiệu quả hơn cũng như vận tải đa phương thức.
40ft container non-stop
Hơn nữa, với cách tiếp cận toàn diện này, một trong những yêu cầu chính của CHN Industrial đã được đáp ứng: Trong trường hợp này khách hàng không yêu cầu rõ ràng phải có sự tham gia của nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau – chủ động kiểm soát chuỗi vận chuyển là ưu tiên hàng đầu của các nhà sản xuất ô tô Ý. Cũng vì vậy mà các vấn đề truyền thông và tương tác được giảm thiểu khi một nhà cung cấp chịu trách nhiệm được đặt ở vị trí người liên lạc trung tâm. “Cũng như DHL, chúng tôi có một lợi thế rõ ràng so với các đối thủ cạnh tranh”, trích lời Kowitzki.
Quy hoạch mở rộng
Kowitzki nói : “Tại thời điểm này, kinh doanh dọc theo Con đường tơ lụa mới đã chứng minh được sự tích cực của nó đối với hoạt động kinh doanh của chúng tôi, khối lượng hàng hóa ngày càng tăng, chúng tôi đang vận hành các tuyến tàu ở cả hai chiều mỗi ngày”.
Vận tải đường sắt từ châu Âu đến Trung Quốc cũng thu hút khá nhiều chủ hàng vì các lô hàng lớn có thể được vận chuyển một cách nhanh chóng với hiệu quả về mặt chi phí trên tuyến đường này thay vì bằng đường biển hoặc đường hàng không. Khối lượng hàng càng lớn, các chủ hàng và DHL càng thu được nhiều lợi ích từ tính kinh tế theo quy mô. Mặc dù một khối lượng lớn hàng hóa vẫn đang được vận chuyển trên tuyến đường trực tiếp phía tây từ Trung Quốc đến châu Âu – phần trăm khối lượng hàng hóa vận chuyển từ châu Âu sang Trung Quốc được cho là đã liên tục tăng trong những năm qua. Hiện tại con số này đã tiến gần đến 1/3.
Nói chung, DHL nhận thức được tiềm năng tăng trưởng của khu vực Trung và Đông Á. Do đó, mối quan hệ châu Âu – Trung Quốc đã trở thành tiêu điểm của sự quan tâm cho đến hiện nay, nhưng trong tương lai, ngay cả các nước lân cận cũng có thể được hưởng lợi từ dịch vụ Logistics đa phương thức này. “Chúng tôi nhận được nhiều yêu cầu từ Việt Nam, Đài Loan và Hàn Quốc”, ông Thomas Kowitzki cho biết. “Ngay cả mối liên hệ với các châu lục khác dựa trên các mối quan hệ hiện có cũng đã xuất hiện”. Một trong số đó là mối quan hệ Đài Loan – Trung Quốc – Châu Âu – Tunisia. Các đoàn tàu đang được thử nghiệm về Hành lang phía Nam từ Trung Quốc qua Thổ Nhĩ Kỳ sang châu Âu – một tuyến đường thương mại đầy hấp dẫn trong tương lai.
Nhưng vẫn còn nhiều phương thức vận tải khác cũng đóng một vai trò quan trọng đối với DHL: với trung tâm “Con đường tơ lụa trên biển”, thương mại giữa châu Á và châu Âu cũng sẽ được đẩy mạnh hơn nữa như một tuyến đường vận tải đa phương thức kết hợp các giải pháp đường biển và đường bộ cho các lô hàng giữa châu Âu, châu Á, Bắc Phi và Trung Đông.