Hiện nay, hàng hóa dễ hỏng là mặt hàng “nóng” nhất trên thị trường vận tải hàng không. Bởi bản chất đặc trưng của một số loại thực phẩm, cộng thêm thời hạn sử dụng ngắn đã khiến chúng trở thành một trong những “khách hàng” thân thuộc của thế giới vận tải bằng đường hàng không.
Nhu cầu tăng mạnh của những mặt hàng này đã tạo cơ hội kinh doanh mới cho các hãng vận tải cũng như các nhà giao nhận ở một số khu vực trên thế giới. Sau đây chúng ta cùng tham khảo năm “vị khách” có nhu cầu cầu vận chuyển bằng đường hàng không mới nhất hiện nay:
1. Hải sản Scotland
Thống kê từ tổ chức công nghiệp Seafood Scotland chỉ ra rằng kim ngạch xuất khẩu từ Scotland sang châu Á đã tăng hơn 400% kể từ năm 2007. Một số mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu như: tôm sò, cá hồi, cá trắng và cá biển. Theo bà Natalie Bell, giám đốc tiếp thị thương mại của Châu Âu, Trung Đông và Châu Á tại Seafood Scotland, hải sản hiện chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất tại Scotland, tăng 26%, so với năm trước. Ngoài ra, năm 2016 chứng kiến kỷ lục đối với ngành xuất khẩu thực phẩm và đồ uống của Scotland, đạt mức 5,5 tỷ bảng Anh – tăng 8% so với năm 2015 và 56% so với năm 2007. Trong tổng số này, thủy sản Scotland chiếm khoảng 759 triệu bảng.
2. Thịt hun khói và rượu vang Úc
Tuổi rượu là một “tài sản” đối với rượu vang – một đặc điểm hiếm có trên thị trường hàng hóa hư hỏng. Mặt khác, những vườn nho và trang trại ở Úc giờ đây đã có một sự lựa chọn tối ưu hơn bằng chuyến bay thẳng từ Singapore qua Canberra, ít hơn 4 ngày so với tuyến vận chuyển truyền thống, Sydney – Singapore. Vào tháng 8 vừa qua, hãng Singapore Airlines đã thực hiện chuyến hàng đầu tiên bao gồm thịt xông khói tươi, cá hồi hun khói và một số loại rượu vang. Trong đó, các sản phẩm được chứa trong container lạnh sẽ được gửi đến các khách sạn quốc tế, siêu thị và nhà hàng ở Singapore.
3. Kem đông Anh Quốc.
Không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc đã trở thành một thị trường tiêu thụ thực phẩm tiềm năng nhất trên thế giới. Tuy vậy, chúng ta lại khó nhận ra mối quan hệ ngày càng khắn khít giữa Trung Quốc và Anh Quốc. “Theo một báo cáo mới đây của China Daily, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng lương thực và đồ uống từ Anh sang Trung Quốc, chẳng hạn như kem đông, bánh quy cùng với bia và thịt, đã tăng đến 51% trong năm 2016. Chỉ trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc đã trở thành một trong những thị trường “màu mỡ” có lượng tiêu thụ lương thực phát triển nhanh nhất của Anh, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2016 với trị giá khoảng 368 triệu USD.
4. Quả việt quất Ukraine
Tuy súp borsch, bánh pierogis và rượu vodka là những đặc trưng của đất nước Ukraine, thì blueberry lại “trổi dậy” một cách khiêm nhường tại thị trường nước này. Theo Fruit-Inform, tháng 8 vừa qua là thời điểm xuất khẩu blueberry đạt mức kỷ lục, cao hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái,xxx. Nếu tính từ tháng 6 đến tháng 8 năm năm nay, lượng xuất khẩu tích lũy của quả việt quất đạt đến 1.600 tấn, tăng khoảng 33%, so với năm trước. Hầu hết các thị trường xuất khẩu chính quả blueberry của Ukraina là Hà Lan (tăng 19%), Belarus (tăng 15%) và Anh (tăng 200%).
5. Cây dược liệu từ Afghanistan
Không phải mọi hàng hóa dễ hư hỏng nào cũng có thể ăn được. Nỗ lực xây dựng Afghanistan thành nước xuất khẩu, Tổng thống Ashraf Ghani đã khánh thành một hành lang thương mại mới giữa Afghanistan và Ấn Độ hồi tháng 6 vừa qua, sau khi mối quan hệ giữa Afghanistan và Pakistan sụp đổ. Theo đó, 60 tấn cây dược liệu là “khách hàng” của chuyến bay đầu tiên cất cánh từ Kabul trên chiếc A330 của hãng hàng không Afghan Airlines đến New Delhi. Thời báo Hindustani cho biết, 11 triệu đô la Mỹ là giá trị của hàng hóa đó. Cho đến cuối tháng, chuyến bay thứ hai từ Kandahar tiếp tục cất cánh cùng 40 tấn quả khô đến New Delhi. Dựa trên kế hoạch đề xuất bởi hai quốc gia, tần suất chuyến bay mỗi tuần giữa Kandahar và Kabul tới New Delhi cần tăng lên 5 lần. Tận dụng hành lang thương mại trên không hiệu quả sẽ tạo ra “làn giió” mới tình hình giao thương giữa hai nước với giá trị lên đến 700 triệu USD.
Theo Randy Woods – aircargoworld.com