Tin tức - Kiến thức - Sự kiện Supply Chain

CPTPP – Cơ hội cho Chuỗi Cung ứng Việt Nam?

hiệp định cptpp

 

Hiệp định CPTPP với mức độ cam kết mở cửa thị trường rất lớn và kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam mở rộng xuất khẩu cũng tăng lên và tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. 

 

Giới thiệu đôi nét về CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership là tiền thân của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Sau khi Hoa Kì rút khỏi TPP, 11 thành viên đã thông báo về Hiệp định mới – CPTPP trong cuộc hợp báo tổ chức vào ngày 11/11/2017 tại Đà Nẵng, Việt Nam.

Không giống như TPP, CPTPP có một cơ chế đơn giản hơn để cho phép thỏa thuận có hiệu lực. CPTPP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi ít nhất 6 quốc gia thành viên đầu tiên phê chuẩn. Nó sẽ chỉ trở thành ràng buộc pháp lý đối với các bên ký kết còn lại sau 60 ngày họ phê chuẩn. Điều này sẽ ngăn cản bất kỳ một Bên nào có thể phủ quyết việc Hiệp định có hiệu lực.

 

30.12.2018: Dấu mốc mới cho nền kinh tế các nước thành viên

 

hiệp định cptpp

 

  • CPTPP sẽ có hiệu lực vào 30.12.2018. 6 trong 11 nước tham gia đã chính thức phê chuẩn thỏa thuận thương mại này.
  • Australia, ký thỏa thuận hôm thứ Tư, là quốc gia cuối cùng ký thỏa thuận trước khi 60 ngày bắt đầu thực hiện Hiệp định. Canada, Mexico, Nhật Bản, Singapore và New Zealand đã ký thỏa thuận này.
  • Brunei, Chile, Malaysia, Peru và Việt Nam cũng là các bên tham gia thỏa thuận, nhưng vẫn chưa phê chuẩn. 11 quốc gia tham gia CPTPP chiếm 13% GDP của thế giới.

Hiệp định sẽ có hiệu lực sẽ kể từ sau 60 ngày kí kết, cho phép các nhà quản lý chuỗi cung ứng có cơ hội đánh giá liệu họ có thể hưởng lợi từ các quy tắc tìm nguồn cung ứng mới hay không, ngay thời điểm mà các mạng lưới đang được thiết kế lại.

Trên toàn thế giới, các quy tắc thương mại đang dần thay đổi. Các sự kiện tác động lớn như Brexit và chiến tranh thương mại Trung Quốc và Hoa Kỳ đang thống trị các cuộc đối thoại rủi ro của chuỗi cung ứng. Nhưng đằng sau những biến động đó là một tập hợp tất cả những thay đổi thương mại khác đã và đang âm thầm diễn ra trong suốt năm năm 2018, và sẽ ảnh hưởng đến cả 2019.

Nhiều nước trong CPTPP sẽ là đối tác thương mại tự do lần đầu tiên. Nói cách khác, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội khám phá các thị trường trước đây ngoài tầm với kinh tế của họ.

 

Tại Việt Nam

 

hiệp định cptpp

 

Những lợi ích mà CPTPP mang lại cho thị trường Việt Nam – theo bà Phạm Quỳnh Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đa biên (Bộ Công Thương):

  • CPTPP xóa bỏ gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình, tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại. Theo đó:
  • 66% dòng thuế về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực (trong đó các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh như nông sản – thủy sản, điện tử).
  • Sau 3 năm, 86,5% dòng thuế sẽ về 0%.
  • Sau 11 năm có 97,8% dòng thuế sẽ được xóa bỏ.
  • Không chỉ điều chỉnh các vấn đề thương mại truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà CPTPP còn điều chỉnh nhiều vấn đề mới như thương mại điện tử, mua sắm công, lao động, môi trường…
  • Hiệp định CPTPP bao trùm thị trường gần 500 triệu dân, chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu, do đó, đây được xem là FTA có ý nghĩa chiến lược đối với Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp khi tạo ra động lực thúc đẩy mở cửa thị trường, phát triển đầu tư, thiết lập quan hệ thương mại tự do với nhiều quốc gia mới như Canada, Mexico, Peru…
  • CPTPP được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu, giảm thâm hụt thương mại và mức độ phụ thuộc vào các thị trường truyền thống như ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc…
  • CPTPP còn tạo ra động lực để Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện khung khổ pháp lý-thể chế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng và minh bạch hơn cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc mở cửa các hoạt động kinh tế, đi kèm với các quy định về lao động, minh bạch hóa, chống tham nhũng… đòi hỏi Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn để tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật, thiết lập các cơ chế quản lý để vừa phù hợp với điều ước quốc tế nhưng vẫn bảo đảm vững chắc sự ổn định về chính trị – xã hội. Nền kinh tế Việt Nam hưởng lợi đến đâu còn phụ thuộc vào điều kiện và công việc tổ chức thực thi cam kết hội nhập, cải cách để hướng tới tăng trưởng bền vững và những nhân tố tổng hợp có tính tích cực tạo ra giá trị gia tăng của kinh tế. 

 

Theo supplychaindive.com & vtv.vn & www.vietnamplus.vn