Logistics

Giải pháp gom hàng trong ngành thực phẩm đông lạnh

Trong những năm gần đây, thế giới vận tải thực phẩm đông lạnh có dấu hiệu chuyển mình tích cực. Khi các doanh nghiệp trong ngành chú trọng vào giải pháp gom hàng (consolidation) tồn kho nhằm tận dụng lợi ích từ lĩnh vực trên đà tăng trưởng hiện nay.

Theo nghiên cứu của Grand View Rreseearch, thị trường thực phẩm đông lạnh ước tính sẽ đạt 72.98 đô la Mỹ trong năm 2024.

Bài viết sau của Linus Kalenze – Giám đốc mảng Gom hàng tại C.H. Robinson sẽ giúp chúng ta giải thích xu hướng trên qua hai lý do chính: biến động nhu cầu tiêu dùng, bùng nổ của thương mại điện tử (e-commerce) và giải pháp gom hàng trong ngành thực phẩm đông lạnh.

Nhu cầu tiêu dùng thay đổi

Cách đây 5 năm, người tiêu dùng đã có thói quen dùng thực phẩm đông lạnh cho nhiều bữa ăn. Ví dụ: bánh quế đông lạnh dùng cho bữa sáng, bữa trưa với thức ăn chế biến bằng lò vi ba, ngay cả bữa tối cùng gia đình cũng sử dụng các loại thức ăn hỗn hợp. Đó chính là sự thay đổi của nhu cầu trong ngành thực phẩm. Ngày nay, “sự lành mạnh” không còn lý do đầu tiên trong mỗi bữa ăn của chúng ta mà thay vào đó, thuận tiện mới là yếu tố được ưu tiên hàng đầu.

Hiện nay, dòng thực phẩm chế biến sẵn có thể mang đi khá được ưa chuộng khi người trẻ luôn bận rộn với các lịch trình của mình. Không như các thế hệ trước, người tiêu dùng ngày nay vẫn mong đợi “sự lành mạnh” từ loại thức ăn “nhanh” này. Hơn bao giờ hết, người tiêu dùng đang luôn lựa chọn thực phẩm dựa trên thành phần, nguồn gốc, công ty sản xuất và có tác động tích cực đến sức khỏe.

Bên cạnh ngành thực phẩm đông lạnh, các lĩnh vực khác trên thị trường có xu hướng đặt sức khỏe là tiêu chuẩn hàng đầu. Chẳng hạn, các loại “Thịt chay”, bánh mì không chứa gluten (một loại đạm từ lúa mì, sử dụng nhiều gluten có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe) và kem ít calorie chỉ là một trong hàng nghìn sản phẩm mang tiêu chí “lành mạnh” phổ biến trên toàn nước Mỹ.

Bùng nổ của E-commerce “khai sinh” hàng loạt đối thủ cạnh tranh

Sở hữu miếng bánh thị phần đáng kể, các công ty khởi nghiệp ngày nay cũng cố gắng đáp ứng nhu cầu về “lành mạnh”, “tiện lợi” trong ngành công nghiệp thực phẩm. Tất cả, đều nhờ vào sự bùng nổ của thương mại điện tử.

Hình thức mua sắm trực tuyến và nhận sản phẩm chỉ sau hai giờ đặt hàng cũng đủ thỏa mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng. Chẳng phải sẽ tiên hơn khi bạn có thể vừa ngồi trên ghế, vừa lựa chọn một món kem ngon lành giữa hàng chục nhãn hiệu khác nhau thay vì lái xe tới cửa hàng chỉ để chọn từ một hoặc hai nhãn hiệu kem?

Cung cấp đa dạng sản phẩm tại cửa hàng là một trong những lý do cạnh tranh khốc liệt hiện nay với các dịch vụ trực tuyến. Và cố gắng đáp ứng mọi nhu khách hàng đồng nghĩa với việc nhà bán lẻ phải mở rộng mức tồn kho của mình. Để quản lý việc này, họ sẽ đặt lượng hàng nhỏ hơn và tăng tần suất giao hàng. Chẳng hạn, thay vì đặt 30 pallet/tuần, họ sẽ yêu cầu 4 pallet/ngày/tuần do phải làm việc với nhiều nhãn hiệu, doanh nghiệp hơn.

Tuân thủ chặt chẽ tiêu chí Just-in-time

Just – in – time (JIT) luôn là tiêu chí hàng đầu trong thể giới thực phẩm đông lạnh. Hạn sử dụng 1 năm không còn là quan trọng khi tần suất giao hàng của khách lên đến 1 lần/tuần.

May mắn thay, so với ngành thực phẩm tươi sống, ngành đông lạnh sẽ dễ dàng tuân thủ tiêu chí JIT cũng như phương pháp gom hàng. Chỉ cần thùng chứa xe tải được duy trì ở nhiệt độ phù hợp, xác suất hư hỏng của sản phẩm chỉ gần bằng 0.

Gom hàng trong ngành thực phẩm đông lạnh

Để tối ưu hóa toàn bộ chuỗi cung ứng và cắt giảm chi phí, giải pháp Gom hàng chính là vị cứu tinh lớn trong ngành thực phẩm đông lạnh nói riêng và ngành bán lẻ nói chung. Sau đây là một số lưu ý khi củng cố một chiến lược gom hàng bất kì:

  • Tận dụng lợi ích từ lượng hàng tồn. Tiêu chí JIT đòi hỏi hàng tồn kho phải được kiểm soát chặt chẽ tại mỗi bước trong quy trình. Tuy nhiên, các công ty thực phẩm đông lạnh thường bỏ lỡ cơ hội tận dụng mức tồn kho này. Họ có xu hướng trải rộng hàng tồn kho ra khắp các nhà bán lẻ có vị trí gần nhau. Đây là một chiến thuật vận chuyển phù hợp với hàng hóa “rất dễ” hư hỏng, song, ngành hàng thực phẩm ít dễ hỏng hơn lại không nhận được nhiều lợi ích từ chiến lược này. Thay vào đó, dữ trự lượng hàng tồn tại một kho hàng có vị trí trung tâm giữa các nhà bán lẻ sẽ tiết kiệm chi phí hơn cả nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
  • Giải pháp gom hàng trong ngành thực phẩm đông lạnh có khả năng thành công hơn nếu hàng hóa đạt khối lượng lớn. Tuy vậy, với yêu cầu giao hàng mỗi tuần với một lượng hàng không đáng kể từ nhà bán lẻ, khiến giải pháp gom hàng càng khó thực hiện. Chẳng hạn, lượng hàng chỉ chiếm 60% của thùng chứa xe tải cho mỗi lần giao hàng sẽ khiến doanh nghiệp tốn nhiều chi phí.

Do đó, thay vì vận chuyển theo phương thức LTL (Less than truck load) cho từng nhà bán lẻ, chúng ta sẽ gom tất cả sản phẩm từ đơn hàng lẻ và vận chuyển theo theo hình thứ FTL (Full truck load) đến kho hàng trung gian (có thể hợp tác cùng một bên thứ 3) có vị trí trung tâm giữa các nhà bán lẻ khác, từ đó, tách rời các đơn hàng lẻ và giao cho từng khách hàng.

Kết luận

Những thay đổi về nhu cầu tiêu dùng với các tiêu chí “lành mạnh” – “tiện lợi” và sự bùng nổ của E-commerce đã ảnh hưởng đáng kể đến ngành công nghiệp thực phẩm đông lạnh nói riêng và thị trường bán lẻ nói chung.

Là mặt hàng dễ hư hỏng (perishable good), ngành hàng thực phẩm đông lạnh cần tuân thủ các tiêu chi về Just-in-time cũng như kết hợp cùng giải pháp gom hàng. Trong bài viết, chiến lược gom hàng đề xuất doanh nghiệp gom sản phẩm theo các đơn hàng lẻ rồi chuyển chúng đến kho hàng (hợp tác cùng bên thứ 3) có vị trí trung tâm so với tất cả các nhà bán lẻ, sau đó tách rời chúng và giao theo yêu cầu của khách hàng. Bằng cách chuyển đổi từ hình thức LTL sang FTL, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí vận chuyển đáng kể, tối ưu hóa chuỗi cung ứng mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

 

Theo foodlogistics.com