Tin tức Foundation Logistics Solution Design

[INFOGRAPHIC] REVERSE LOGISTICS VS RETURN LOGISTICS

Reverse Logistics và Return Logistics là hai quy trình thường bị nhầm lẫn. Vậy bạn đã biết cách phân biệt hai quy trình này?

Giống nhau

  • Đều là quy trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng hàng hóa cùng các dịch vụ và thông tin có liên quan từ điểm tiêu thụ trở về điểm phân phối ban đầu (có thể là nhà sản xuất, hoặc nhà bán lẻ) nhằm mục đích thu hồi các giá trị còn lại của hàng hóa hoặc xử lý hàng hóa một cách hợp lý.
  • Giúp quản lý hoạt động tài chính hiệu quả hơn, hạn chế những khoản chi phí phát sinh không cần thiết.
  • Góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng.
  • Hạn chế tác động đến môi trường.

Khác nhau

      1. Dòng chảy hàng hóa

Quy trình của Return Logistics tập trung vào:

  • Thu hồi: Tiếp nhận yêu cầu thu hồi sản phẩm, xác định tuyến thu hồi sản phẩm, tiếp nhận sản phẩm cần thu hồi.
  • Lựa chọn phương thức xử lý: Áp dụng những theo các hướng dẫn có sẵn và vận chuyển sản phẩm đến với điểm xử lý phù hợp.
  • Đàm phán với người tiêu dùng/Nhà cung cấp.
  • Phân tích nguyên nhân và đánh giá quá trình thu hồi, cũng như tìm hiểu các phương thức để hạn chế quá trình thu hồi sản phẩm.

Tương tự, quy trình của Reverse Logistics cũng gồm 1 số bước cơ bản như Logistics thu hồi, nhưng có thêm một số điểm khác biệt:

  • Tập hợp: là hoạt động thu hồi các sản phẩm không bán được, các sản phẩm khuyết tật, bao bì rồi vận chuyển chúng đến điểm thu hồi.
  • Kiểm tra: tại điểm thu hồi sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa thu hồi lại về mặt chất lượng, chọn lọc và phân loại hàng hóa.
  • Xử lý: tái sử dụng trực tiếp hoặc bán lại, phục hồi sản phẩm, xử lý rác thải (sao cho giảm thiểu được tác động đến môi trường).
  • Phân phối sản phẩm đã được phục hồi. Lúc này Logistics sẽ diễn ra bình thường với các hoạt động dự trữ, vận chuyển và bán hàng.

Như vậy, ta có thể thấy rằng, Return Logistics là một phần quan trọng trong hoạt động của Reverse Logistics. Nếu như hoạt động Return Logistics chỉ dừng lại ở bước tập hợp, kiểm tra và chịu trách nhiệm một phần của xử lý, thì Reverse Logistics sẽ chịu trách nhiệm thêm phần nhiệm vụ tái phân phối hoặc tái sử dụng các sản phẩm đã được phục hồi.

  1. Quản lý dòng chảy tài chính

  • Dòng chảy tài chính trong hoạt động Return Logistics:

Không chỉ dừng lại ở chi phí vận chuyển hàng hóa từ khách hàng ngược về nhà cung ứng, dòng tài chính trong hoạt động Return Logistics còn phải tính đến chi phí nhân công thực hiện các công đoạn, chi phí kiểm tra, xử lý sản phẩm và cả những chi phí trong kho (như chi phí vận chuyển hàng tồn kho, không gian lưu trữ…)

  • Dòng chảy tài chính trong hoạt động Reverse Logistics:

Ngoài những chi phí đã được liệt kê trên dòng chảy tài chính của Return Logistics, Reverse Logistics có thể phát sinh thêm chi phí làm lại sản phẩm, chi phí tái phân phối, chi phí chung phân bổ cho các phòng ban khác hoặc chi phí xử lý hàng không đạt chất lượng…

Ngoài ra, khác biệt lớn nhất trong quản lý dòng chảy tài chính giữa hoạt động Reverse Logistics và Return Logistics chính là việc tạo ra lợi nhuận bù đắp. Nếu như hoạt động Return Logistics không nhắc đến các hoạt động mua bán lại các sản phẩm được tân trang, sửa chữa thì trong hoạt động Reverse Logistics, đây được xem như là một nguồn bù đắp cho những mất mát tài chính đã bỏ ra trong quá trình thu hồi và xử lý sản phẩm. Theo đó, các sản phẩm đã phục hồi, tái sử dụng được đưa đến các thị trường thứ cấp để tiêu thụ, hoặc đấu giá, giảm giá với các chính sách điều chỉnh theo tùy trường hợp.

  1. Quản lý dòng chảy thông tin

Nếu không xem xét các thông tin trong hoạt động Reverse Logistics và Return Logistics, một công ty vô tình có thể tạo ra mâu thuẫn trong quản lý quy trình dẫn đến tác động đến chi phí.

Khi quá trình thu hồi được xảy ra, sản phẩm trả về sẽ được thu thập (theo nhiều cách khác nhau) và được gửi đến trung tâm phân phối. Đồng thời thông tin liên quan về mô tả hàng trả lại, điều kiện trả lại, thông tin khách hàng, v.v., sẽ được chuyển đến trung tâm xử lý.

  • Dòng thông tin trong Return Logistics:

Dòng thông tin trong Return Logistics tập trung xác định cách thức và loại sản phẩm có thể được đưa vào hoạt động Return Logistics. Khi chi phí vận chuyển và xử lý sản phẩm trả lại lớn hơn giá trị của sản phẩm, thì sẽ hiệu quả hơn nếu không thu hồi về nơi sản xuất mà trực tiếp hủy bỏ tại điểm phân phối (điểm phân phối thường được tính theo quốc gia). Lưu ý về chính sách, luật pháp của từng nước để có các quyết định phù hợp về phương án xử lý đối với các hàng hóa đặc trưng.

  • Dòng thông tin trong Reverse Logistics:

Sau khi xác định các sản phẩm nào sẽ được thu hồi, bước tiếp theo chính là xác định vị trí và cách thức các sản phẩm lựa chọn được gửi đến trung tâm xử lý. Việc thu thập thông tin hàng hóa trả lại có lợi cho việc lên kế hoạch và giúp đẩy nhanh quá trình xử lý lại, sửa chữa, sử dụng lại, bán lại hoặc tái cấu trúc.

———————————–

Khóa Đào tạo Supply Chain Executive 

  • Thời gian: 18h – 21h, thứ 2, 4, 6
  • Địa điểm: Hội trường VILAS, lầu 11, Tòa nhà Hải Âu, 39B Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM.
  • Xem chi tiết thông tin khóa học tại đây