Sự kiện ASCC No.01: Webinar | Logistics & Supply Chain – Emerging Trends in 2022 diễn ra vào tối thứ sáu ngày 18/03/22 với sự tham gia của diễn giả Trần Thiện Tài cùng các bạn trẻ đang trên con đường tìm hiểu và tham gia vào lĩnh vực chuỗi cung ứng đã diễn ra vô cùng thành công. Những chia sẻ giá trị từ diễn giả đã giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về khái niệm giữa Logistics và Supply Chain, cũng như những kiến thức và kỹ năng cơ bản cần biết trước khi tiếp cận chuỗi cung ứng
Mời bạn cùng điểm lại một số nội dung được đề cập đến trong sự kiện nhé!
-
Supply Chain là gì?
Supply Chain hay Chuỗi cung ứng là một quy trình kết nối các bộ phận liên quan nhằm quản lý, kiểm soát các luồng thông tin về hàng hóa, con người để đạt được mục đích tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp, mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
-
Logistics là gì?
Logistics là một phần của quy trình chuỗi cung ứng, Logistics tập trung vào các hoạt động lưu trữ, vận chuyển hàng hóa, Inbout (các hoạt động xử lý hàng hóa, chuẩn bị nhập kho) và Outbound (các hoạt động chuẩn bị cho hàng hóa xuất kho, vận chuyển đến khách hàng).
-
Upstream, Midstream và Downstream trong Supply Chain
Chuỗi cung ứng được theo dõi theo 3 dòng chảy Upstream, Midstream và Downstream
Upstream:
Upstream đề cập đến quá trình nguyên vật liệu từ nhà cung ứng được chuyển đến nhà máy để sản xuất. Upstream cũng xác định mối quan hệ và luồng thông tin giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp.
Midstream:
Midstream kết nối giữa Upstream và Downstream, nó liên quan đến quá trình chuyển đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm. Midstream xác định quy trình trao đổi thông tin giữa các bên liên quan trong quá trình sản xuất hàng hóa.
Downstream:
Downstream đề cập đến việc hoàn thành và phân phối thành phẩm cuối cùng đến khách hàng cuối cùng. Nó cũng xác định các quy trình cần thiết để hàng hóa đến tay khách hàng một cách hiệu quả (thời gian, chi phí, v.v.)
Ở một góc nhìn khác, 3 dòng chảy chính của chuỗi cung ứng sẽ bao gồm: dòng chảy nguyên liệu, dòng thông tin và dòng tiền.
Trong đó, nguyên liệu thuộc dòng chảy thuận chiều, được xử và chuyển đến đến các nhà phân phối, đến nhà bán lẻ và cuối cùng là người tiêu dùng. Dòng tiền sau đó sẽ di chuyển ngược lại từ người tiêu dùng đến nhà bán lẻ, đến nhà phân phối, cuối cùng là doanh nghiệp sản xuất. Kết nối giữa 2 luồng đối lập này là dòng chảy thông tin, đề cập đến những thông tin tương tác giữa các bên liên quan trong quá trình từ nguyên liệu đến khi thành phẩm đến với khách hàng và ngược lại.
- KPI trong chuỗi cung ứng:
Hiệu quả chuỗi cung ứng thường được đánh giá dựa trên 3 KPI chính
Cost:
Chi phí được xem là mục tiêu quan trọng nhất của một chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng tối ưu hóa chi phí không chỉ là tiết kiệm cho doanh nghiệp mà còn tiết kiệm cho chính khách hàng của mình.
Service Level:
KPI này đề cập đến mức độ thỏa mãn khách hàng, doanh nghiệp cần đảm bảo hàng hóa được chuyển đến đúng khách hàng, đúng thời gian và điểm. Từ đó, tăng khả năng quay lại của khách hàng và thu hút khách hàng mới.
Inventory:
Doanh nghiệp chuỗi cung ứng sẽ dùng các giải pháp về dự báo nhu cầu để kiểm soát tồn kho, từ đó kiểm soát dòng tiền mặt của mình. Tồn kho ảnh hưởng đến Cost và Service Level, nếu tồn kho quá ít sẽ dẫn đến việc thiếu hàng, tác động trực tiếp đến tâm lý người mua.
Tùy vào đặc tính và quy mô của từng doanh nghiệp, các KPI trong chuỗi cung ứng có thể được chia nhỏ để dễ dàng kiểm soát hơn. Các KPI của chuỗi cung ứng tương tác và hỗ trợ qua lại với các KPI của toàn doanh nghiệp (Doanh thu, lợi nhuận, Dòng tiền mặt)
THAM GIA: CỘNG ĐỒNG LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM
-
Làm thế nào để tiếp cận lĩnh vực chuỗi cung ứng?
Ở góc nhìn của diễn giả, các nhà tuyển dụng thường đề cao kỹ năng hơn là kiến thức lý thuyết. Vậy làm thế nào một sinh viên mới ra trường làm sao có được những kỹ năng mà đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp?
Theo chia sẻ từ anh Tài, sau khi đã có kiến thức tổng quan về chuỗi cung ứng, bạn nên xác định được đâu là phòng ban bạn hứng thú nhất. Từ đó có xây dựng nhiều hướng tiếp cận phù hợp.
- Kết nối với một người có kinh nghiệm để được học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng
- Tham gia vào các chương trình thực tập cho các công ty về Logistics và chuỗi cung ứng
- Bắt đầu với những công việc cơ bản của các chức năng tương ứng trong chuỗi
- Tham gia các khóa đào tạo kiến thức và kỹ năng cho nhân sự chuỗi cung ứng
Vậy đâu là năng lực và kỹ năng mà bạn cần rèn luyện khi bắt đầu sự nghiệp chuỗi cung ứng?
Ngoài những kỹ năng cơ bản như kỹ năng ngoại ngữ, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, ra quyết định, làm việc nhóm, quản lý thời gian, quản lý mâu thuẫn, đối với nhân viên chuỗi cung ứng, kỹ năng giao tiếp tốt và tư duy phân tích hay tư duy về công nghệ chính là một lợi thế rất lớn.
Để thăng tiến trong sự nghiệp không chỉ riêng lĩnh vực chuỗi cung ứng, diễn giả Trần Thiện Tài chia sẻ rằng bạn cần phải có thái độ nghiêm túc và cầu tiến trong công việc. Bên cạnh việc làm tốt nhiệm vụ được giao, bạn cần phải học hỏi và quan sát nhiều hơn, để hiểu một cách bao quát chuỗi cung ứng, chuẩn bị sẵn sàng chớp lấy cơ hội khi có thể
Lời nhắn của diễn giả Trần Thiện Tài dành cho các bạn muốn tiếp cận chuỗi cung ứng
Kết thúc sự kiện, diễn giả Trần Thiện Tài cùng người tham dự vô cùng đặc biệt là chị Đặng Hồng Ngọc đã có lời nhắn nhủ rất giá trị cho các nhân sự chuỗi cung ứng tương lai: “Để chinh phục được sự nghiệp chuỗi cung ứng, bạn cần đặt mục tiêu rõ ràng, phải không ngừng học hỏi và cập nhật những kiến thức mới, luôn biết cách quan sát và hiểu các quy trình trong toàn chuỗi. Một nhân sự chuỗi cung ứng giỏi cần độc lập và chủ động trong việc phát triển bản thân. Và cuối cùng, các bạn hãy “Cháy hết mình với đam mê một cách thật khôn ngoan nhé!””
VILAS rất cảm ơn vì bạn đã dành thời gian cho sự kiện, VILAS mong rằng sự kiện lần này đã mang đến bạn những kiến thức hữu ích về Chuỗi cung ứng, giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn và có định hướng rõ ràng hơn trên con đường phát triển sự nghiệp của mình.
Sự kiện ASCC tiếp theo với chủ đề “Bàn về chuyện thực tập” dự kiến sẽ diễn ra vào thứ sáu, 23/04/2022, hãy cùng VILAS đón chờ bạn nhé!
THAM KHẢO: 5 KỸ NĂNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CẦN CÓ
KHÓA ĐÀO TẠO CHUYÊN VIÊN DỊCH VỤ LOGISTICS
Xây dựng lợi thế cạnh tranh trong ngành Logistics