Tin tức

Lệnh cấm vận từ Mỹ dành cho Huawei: Những ảnh hưởng “không tưởng” đến Chuỗi cung ứng toàn cầu

Ngày 20/5, Google đã đình chỉ giấy phép thỏa thuận chia sẻ với Huawei, bao gồm việc chuyển giao sản phẩm phần cứng và phần mềm. Điều này đồng nghĩa với việc những sản phẩm chạy Android của hãng điện thoại Trung Quốc mất quyền truy cập vào các bản cập nhật của hệ điều hành Android. Hành động của Google được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm doanh nghiệp Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông mà Bộ Thương mại coi là rủi ro với an ninh quốc gia. Ngày 21/5, chính phủ Mỹ đã nới lỏng một số hạn chế đối với Huawei trong ba tháng nhằm giảm các tác động không mong muốn.

Ảnh hưởng đến Chuỗi cung ứng toàn cầu

Trung Quốc cho biết Hoa Kỳ cần sửa chữa các hành động sai trái của mình khi đưa Huawei vào danh sách đen – một cú đánh không chỉ khiến kịch tính leo thang trong cuộc chiến Hoa Kỳ – Trung Quốc mà còn thể hiện mối đe dọa đối với sự ổn định của Chuỗi cung ứng thế giới nói chung.

 

Bằng biện pháp cấm các công ty Mỹ cung cấp linh kiện phần cứng, phần mềm và các vật tư khác cho Huawei, Hoa Kỳ đang vũ khí hóa Chuỗi cung ứng toàn cầu. Các Chuỗi cung ứng hiện nay đã tạo ra một kỷ nguyên mới của tăng trưởng kinh tế toàn cầu và phát triển xã hội bằng cách cung cấp dồi dào số lượng sản phẩm mới cho người tiêu dùng trên toàn thế giới.

 

Lệnh cấm vận từ Mỹ dành cho Huawei

 

Ví dụ, thông qua lợi ích từ chuyên môn hóa, các công ty như Oppo và Vivo có thể cung cấp điện thoại thông minh với công nghệ tiên tiến nhưng giá cả phải chăng mà không cần phải tự mình phát triển tất cả các công nghệ và linh kiện cần thiết. Điều này đã đẩy nhanh tốc độ đổi mới, nâng cao mức sống và mở ra những tiện ích hiệu quả không tưởng cho những người trong thế giới phát triển như hiện nay.

 

Những thiệt hại trước mắt đối với các công ty Trung Quốc như Huawei tuy dễ nhận thấy, nhưng ảnh hưởng đến độ tin cậy của Chuỗi cung ứng toàn cầu thì lại  không rõ ràng và gây nhiều thiệt hại hơn. Đầu tiên, nhiều công ty có thể ngần ngại trong việc thiết kế các sản phẩm hoặc quy trình để tận dụng lợi thế của hệ sinh thái này. Tiếp đến, hành động gây hấn này có thể kích thích sự trả đũa từ các quốc gia khác, dẫn đến một vòng xoáy phá hủy cơ sở hạ tầng sản xuất trên quy mô toàn cầu mà phải mất hàng thập kỷ để xây dựng.

 

Hiện tại, hàng chục triệu người trên khắp thế giới phụ thuộc vào kết nối được cung cấp bởi các thiết bị Huawei để phục vụ nhu cầu công việc và cá nhân của họ. Việc đưa Huawei vào danh sách đen sẽ cắt đứt khả năng sử dụng phần mềm và phần cứng từ các thiết bị này, khiến tín đồ của Huawei sẽ gặp phải ít nhiều bất tiện trong hoạt động thường ngày.

 

Ngoài ra, các nhà cung cấp của Huawei đang bị tổn thương nghiêm trọng. Các công ty này không chi là các công ty Trung Quốc mà còn là các tập đoàn của châu Âu và Mỹ. Một số cũng đã cũng được nằm trong danh sách nhà cung cấp  công khai của Huawei, điều đó đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư của họ cũng phải trả giá cho sự gây hấn của chính phủ. Huawei có hơn 30 công ty Mỹ là các nhà cung cấp cốt lõi của mình, là người bán linh kiện cho họ để sản xuất mọi thứ từ điện thoại thông minh đến thiết bị mạng viễn thông. Nhiều trong số các công ty được liệt kê công khai và vùi dập bởi sự đóng cửa của thương mại Hoa Kỳ làm ảnh hưởng đến cổ phiếu có thể kể đến như: Qualcomm đã giảm 4%, Micron thấp hơn gần 3% và các công ty bán dẫn Qorvo và Skyworks lần lượt giảm 7% và 6%.

 

Lệnh cấm vận từ Mỹ dành cho Huawei

 

Tập đoàn Panasonic của Nhật Bản đã gia nhập vào danh sách ngày càng tăng của các công ty toàn cầu đang “thảnh thơi” do bàn hành lệnh cấm Huawei – nhà phân phối điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới và nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất – cho biết họ đã ngừng vận chuyển một số linh kiện. Động thái này được đưa ra một ngày sau khi nhà thiết kế chip ARM của Anh cho biết họ đã tạm dừng quan hệ với Huawei để tuân thủ lệnh phong tỏa nguồn cung của Mỹ, có khả năng làm tê liệt khả năng sản xuất chip mới cho điện thoại thông minh của công ty Trung Quốc. Huawei sử dụng bản thiết kế ARM để thiết kế bộ vi xử lý cung cấp năng lượng cho điện thoại thông minh của mình.

 

Theo phân tích của ngành công nghiệp, các nhà phân tích đã đưa ra viễn cảnh khá u ám đối với kế hoạch mạng 5G của Châu khi lệnh cấm mua thiết bị viễn thông từ các công ty Trung Quốc (cụ thể là Huawei) được áp dụng, chi phí tiêu tốn thêm khoảng 55 tỷ euro (62 tỷ USD) vào chi phí của mạng 5G ở châu Âu trì hoãn sự phát triển công nghệ khoảng 18 tháng. Một nửa số này (55 tỷ euro) sẽ do chi phí đầu vào cao hơn sau khi mất sự cạnh tranh đáng kể trong thị trường thiết bị di động. Dù bị Mỹ liệt vào danh sách đen, Huawei vẫn là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới vào thời điểm này và chiếm thị phần rất lớn tại Châu Âu.

 

Cuối cùng, điều này có thể sẽ làm suy yếu sự thống trị của các công ty Mỹ sản xuất chip, các thành phần và phần mềm khác hiện đang có vị thế độc quyền trên thị trường toàn cầu, điều này hoàn toàn trái ngược với mục tiêu của chính phủ là thúc đẩy sức mạnh kinh tế Mỹ.

Kế hoạch dự phòng của Huawei

Có vẻ như Huawei đã chuẩn bị cho tình huống này trong một khoảng thời gian. Nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới nói với một số nhà cung cấp sáu tháng trước rằng họ muốn xây dựng các linh kiện quan trọng trong một năm để chuẩn bị cho bất kỳ vấn đề nào liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, theo báo cáo từ Nikkei Asian Review.

 

Trong vài năm qua, Huawei cũng đã cố gắng giảm sự phụ thuộc vào các công ty Mỹ bằng cách đầu tư vào công nghệ chip của riêng mình cho các sản phẩm tiêu dùng, đặc biệt là bộ xử lý điện thoại thông minh và chip 5G. 5G đề cập đến thế hệ mạng di động tiếp theo hứa hẹn tốc độ siêu nhanh và khả năng hỗ trợ các công nghệ mới như xe không người lái.

 

Lệnh cấm vận từ Mỹ dành cho Huawei

 

Bà He Tingbo, chủ tịch bộ phận chip Huawei Hi-Silicon, đã gọi quyết định của Mỹ về việc đưa Huawei vào Danh sách đen là một việc “điên rồ”. Bà cho biết công ty đã chuẩn bị cho tình huống này trong vài năm và Huawei đã tạo ra những phương án dự phòng, một cách rõ ràng đặt hàng dư ra các thành phần bổ sung sẽ cho phép công ty tồn tại nếu Mỹ cắt nguồn cung mới.

 

Tất cả các kế hoạch dự phòng công ty tạo ra không còn dự phòng nữa, bà He nói trong thư. Việc dự trữ cùng với sự phát triển của công nghệ chip của riêng mình có thể giúp Huawei vượt qua cơn bão trong thời gian tới, các chuyên gia cho biết. Tuy nhiên, đó lại là tin xấu cho các nhà cung cấp lớn.

 

“Trong khi việc bị đưa vào danh sách đen có thể gây tổn thất cho Huawei khá nhiều, nhưng nó cũng sẽ tấn công các công ty đóng vai trò là nhà cung cấp vì Huawei đã phát triển đủ lớn để trở thành một phần đáng kể trong doanh thu của các công ty này” theo ông Neil Neil Shah, giám đốc nghiên cứu của Counterpoint Research.

 

“Huawei đã bắt đầu dự trữ đủ linh kiện trong 8-12 tháng, vì vậy khả năng công ty sẽ ít bị ảnh hưởng trong thời gian tới. Huawei hy vọng sẽ giải quyết vấn đề này cho đến lúc đó nhưng sẽ luôn tìm ẩn những rủi ro nhất định” ông Shah Shah nói thêm.

Phản ứng của các công ty Mỹ

 

Lệnh cấm vận từ Mỹ dành cho Huawei

 

Corning, một nhà chuyên gia sản xuất kính cho màn hình smartphone cho biết họ sẽ tiếp tục tuân thủ các quy định thương mại. Phân khúc kinh doanh của Corning có một cơ sở khách hàng toàn cầu lớn. Mảng kinh doanh của họ sẽ vẫn đi đúng hướng để đạt được mục tiêu đạt doanh thu 5 tỷ đô la vào năm 2020 với sự phát triển liên tục. Người đại diện của Corning tin rằng vấn đề này sẽ không tác động lớn đến hiệu quả tài chính chung của công ty.

 

Người phát ngôn của Flex, một công ty thiết kế và sản xuất được liệt kê ở Mỹ, cho biết họ đang theo dõi tình hình chặt chẽ và xem xét “Danh sách đen” để xác định tác động đối với hoạt động kinh doanh của mình.

 

Dù là hãng đầu tiên ngừng hợp tác với Huawei sau quyết định của chính quyền Tổng thống Trump nhưng Google đang cố thuyết phục chính phủ Mỹ rằng việc không cho Huawei dùng công nghệ của Google sẽ đe doạ an ninh quốc gia Mỹ. Theo nguồn tin Financial Times, vấn đề ở đây là sự phân mảnh Android, mà cụ thể là việc Huawei tuỳ biến Android để sử dụng có thể sẽ khiến nền tảng đó dễ bị tấn công và đánh cắp dữ liệu. Ngoài vấn đề an ninh quốc gia như Google trình bày, còn có một lý do rất lớn khác là lợi nhuận. Huawei là hãng smartphone lớn thứ 2 thế giới với hàng trăm triệu máy bán ra nên Google không thể hợp tác với họ và lợi nhuận bị ảnh hưởng cũng là điều dễ hiểu.

 

Một mối quan tâm là có thể có một số sự trả đũa từ chính phủ Trung Quốc đối với các nhà cung cấp tiếp xúc với Trung Quốc, chẳng hạn như Qualcomm. Nhưng các nhà phân tích cho rằng họ chưa phải lo lắng về điều đó. Qualcomm là một người chơi rất chiến lược tại Trung Quốc và là đóng vai trò chủ chốt trong Chuỗi cung ứng điện thoại thông minh ở nước này. Nếu Trung Quốc đi theo con đường trả đũa với Qualcomm thì nó có thể có tác động tiêu cực và phá vỡ các công ty trong nước trong khu vực, đấy là nguyên nhân khiến cho điều này khó có thể xảy ra.

 

Theo CNBC.com, reuters.com, news.cgtn.com, theverge.com

 


Xem thêm các chương trình đào tạo về Chuỗi cung ứng