Thị trường cạnh tranh cao cùng với áp lực về lợi nhuậnđã đặt nặng nhu cầu nâng cao năng suất quá trình vận tải và hậu cần của các doanh nghiệp, nhằm giảm chi phí và cải thiện chất lượng dịch vụ.
Một cải tiến đáng được ghi nhận trong quá trình quy hoạch tuyến đường vận chuyển chính là sử dụng phần mềm tối ưu hóa lộ trình vận tải. Thực tế cho thấy, khi lộ trình kéo dài thêm một km hoặc diễn ra không suôn sẻ chắc chắn sẽ dẫn đến hệ quả bao gồm: tốn kém chi phí cho nhiên liệu, tiền lương nhân viên và bảo trì, ngoài ra, sai lầm đó có thể làm giảm công suất đội tàu và khả năng sinh lời của nó.
Quả thật, tối ưu hóa quãng đường vận chuyển có thể đem lại một số lợi ích về kinh tế và “xanh” hơn thông qua cắt giảm lượng thải CO2, tổng dặm đường đi và thời gian vận chuyển được cắt giảm từ 5% đến 25%. Đồng thời, năng suất hiệu quả của đội tàu cũng góp phần giảm lượng xe chuyên chở. Doanh nghiệp còn có thể thu được các lợi ích khác nhờ vào việc thời gian quy hoạch tuyến đường giảm từ 25% – 90%. Hơn thế, khi tình hình dịch vụ kém hiệu quả được khắc phục, chất lượng dịch vụ sẽ được cải thiện, giảm thiểu vấn đề thắc mắc và khiếu nại từ khách hàng.
Với công nghệ định tuyến mới nhất, các công ty vận tải và phân phối có thể xác định và duy trì hiệu quả các hoạt động vận tải của họ. Phần mềm trên hoạt động nhờ các thuật toán phức tạp, được thiết kế riêng biệt dùng cho phân tích các mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài việc vạch ra kế hoạch định tuyến hiệu quả, hệ thống này còn có một số công dụng khác, chẳng hạn, hạn chế truy cập vào trang web nguy hại, thông báo giờ mở cửa, số liệu về dung lượng xe hay cho biết trình độ của tài xế ..v..v… Có thể thấy, quá trình quy hoạch lại tuyến đường giúp hiệu quả hóa lộ trình vận chuyển và hỗ trợ giai đoạn thiết kế tuyến đường hàng ngày cũng như tối ưu hóa thời gian thực hiện.
Người dùng có thể kết hợp hệ thống này với công nghệ in-cab hay di động như thiết bị cầm tay hoặc máy tính bảng. Công đoạn này cho phép các doanh nghiệp cung ứng tối đa hoá thời gian di chuyển. Lợi ích này được xem là chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp với số lượng đơn hàng lớn, thay đổi linh hoạt hay phát sinh trong thời gian bộ phận chuyển phát đã hoạt động. Cuối cùng, các doanh nghiệp có thể tạo ra lộ trình vận chuyển riêng cho mình, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của khách hàng kịp thời và hiệu quả nhất.
Hiện nay, ngày càng nhiều hệ thống tối ưu hóa định tuyến xuất hiện trên thị trường với các đặc điểm và phương thức hoạt động riêng biệt. Sự đa dạng trên đảm bảo mỗi hệ thống có thể vận hành tốt với từng loại hình kinh doanh thích hợp. Dưới đây là 5 giải pháp mà các nhà quản lý cần lưu ý khi quyết định hệ thống nào sẽ thích ứng với doanh nghiệp của mình.
- Tần suất lập kế hoạch – Giai đoạn này đòi hỏi người dùng cần đặt ra kế hoạch tự động tính toán lại tuyến đường của hệ thống như thế nào: hàng tuần, hàng ngày hay trong khoảng thời gian cụ thể nào đó. Một số hệ thống sẽ chuyên về quy hoạch theo mùa, số khác phục vụ riêng cho ngành công nghiệp với yêu cầu cụ thể. Do đó, nhà quản lý cần biết quy trình làm việc của công ty trước khi bàn bạc với nhà cung cấp hệ thống.
- Hệ thống đơn hoặc đa người dùng– Liệu doanh nghiệp có nhu cầu về hệ thống với khả năng phân phối kế hoạch trực tiếp giữa nhiều phòng ban và cho phép họ theo dõi bản kế hoạch đó? Hay, hệ thống có duy một bộ phận có thể truy cập và theo dõi quy trình? Doanh nghiệp cần đưa ra quyết định đúng đắn vì mỗi loại phần mềm được cấu thành từ các thuật toán khác nhau với mục đích hỗ trợ các loại chiến lược, chiến thuật và hoạt động khác nhau
- Mã hoá địa lý (Geocoding) / làm sạch dữ liệu– Thực chất, người dùng phải thật khéo léo để phát hiện vị trí sai lệch của dữ liệu. Cần lưu ý rằng, một số phần mềm lập kế hoạch có khả năng cảnh báo khi phát hiện bất kì sai sót trong vị trí dữ liệu hoặc quá trình mã hóa địa lý (Geocoding) xảy ra trong lúc đặt hàng. Có thể đánh giá rằng, độ chính xác vị trí của dữ liệu là yếu tố quan trọng cho một hệ thống, do đó, người sử dụng cần lưu ý kiểm tra mức độ làm sạch dữ liệu / mã hóa địa lý (Geocoding) của phần mềm
- Báo cáo kế hoạch và KPIs – Làm thế nào để nhà quản lý có thể chia sẻ dữ liệu và báo cáo KPIs với các phòng ban doanh nghiệp? Ví dụ: Liệu thông tin có cần thiết để chia sẻ giữa các phòng ban quản lý, trung tâm chăm sóc khách hàng, giám đốc hậu cần và vận hành, phòng hoạch định và tổ lái xe? Do đó, cần đảm bảo rằng hệ thống đã chọn phải có đặc tính phù hợp cho việc báo cáo, vì đây yếu tố quan trọng giúp xác minh chỉ số ROI. Hơn nữa, người sử dụng cũng cần phải xác định xu hướng hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp, dự đoán tác động của chi phí, đồng thời đề ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
- Cuối cùng, đầu tư vào hệ thống quy hoạch định tuyến thích hợp cho phép các doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí về nhiên liệu, tiền lương và bảo trì. Quy trình đó cũng có khả năng nâng cao công suất mà không cần phát triển đội tàu/xe hoặc phục vụ lượng công việc với lượng xe ít hơn, hiệu quả hơn.
Để biết thêm thông tin về các giải pháp mới nhất được thiết kế riêng cho mô hình kinh doanh của bạn, hãy truy cập www.amcsrouting.com.