Logistics E-Commerce

Cơ hội và thách thức của Logistics trong Thương mại điện tử Việt Nam

Thị trường thương mại điện tử của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 15 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025. Việt Nam là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh thứ 2 sau Indonesia theo báo cáo eConomy của Google và Temasek. Sự tăng trưởng của thương mại điện tử đã đặt ra nhu cầu cao đối với ngành logistics. Mạng lưới Thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển của Việt Nam

Thị trường đã chứng kiến ​​sự gia nhập của nhiều “ông lớn” trong những năm gần đây, với lotte.vn và aeoneshop.com gia nhập vào đầu năm 2017. Năm 2018, Amazon gia nhập thị trường Việt Nam để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) xuất khẩu hàng hóa. Tốc độ vận chuyển hàng hóa và chất lượng sản phẩm trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với cả khách hàng và người bán.

 

4 sàn thương mại điện tử tại Việt Nam

Đối với TMĐT, giao hàng chặng cuối là hoạt động vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng hàng hóa và thời gian giao hàng nhanh chóng, giúp tăng độ tin cậy của người tiêu dùng. Hiện tại, một số nền tảng TMĐT như Lazada, Tiki và Grab có bộ phận logistics riêng bao gồm kho bãi, gói hàng và vận chuyển. Tuy nhiên, hầu hết các công ty tham gia vào TMĐT không thể xử lý logistics một mình, mà thay vào đó là hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL) như Giao hàng tiết kiệm, giao hàng nhanh v.v.

 

“Người chơi” trong lĩnh vực logistics thương mại điện tử

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), ngành logistics ở Việt Nam chiếm khoảng 20 đến 25% GDP với dự báo tăng trưởng khoảng 12% mỗi năm trong tương lai gần. Sự tăng trưởng cao của TMĐT mang lại nhiều cơ hội hơn cho các công ty logistics để khai thác tiềm năng của thị trường. Trong những năm gần đây, một số công ty đáng chú ý đã bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực logistics tại Việt Nam, mang về nhiều thành công và cơ hội phát triển. 

 

giao hàng thương mại điện tử logistics

Với mục tiêu khai thác trong lĩnh vực logistics thương mại điện tử, Indo Tran Logistics và ITL Corp’s Speedlink đã tham gia và cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực chuyển phát nhanh tại Việt Nam. SpeedLink hiện đã có cơ sở hoạt động tại 50 tỉnh thành trên cả nước. Giao Hàng Nhanh, một doanh nghiệp giao nhận và logistics thương mại điện tử, phục vụ cho hầu hết các cửa hàng trực tuyến của nước ta. Giao Hàng Nhanh hiện phục vụ hơn 800 nhà bán hàng trực tuyến, 20 trong số đó là các trang thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) quy mô lớn hơn như Tiki. Mục đích của nó là mang lại trải nghiệm thương mại điện tử tốt hơn cho cả người tiêu dùng và người bán thông qua dịch vụ logistics hiệu quả. 

 

Những thách thức mà ngành Thương mại điện tử phải đối mặt

Tuy là một lĩnh vực đang phát triển, TMĐT ở Việt Nam cũng có nhiều những thách thức phải đối mặt. Những công ty như Lazada có mạng lưới giao hàng riêng cũng có những hạn chế.

  • Khó khăn trong quản lý các đối tác 3PLs: Ngay cả khi có mạng lưới logistics của riêng mình, các doanh nghiệp TMĐT vẫn phải dựa vào các đối tác 3PL để thực hiện các đơn đặt hàng. Điều này dẫn đến một số hạn chế trong việc quản lý hiệu quả hoạt động Logistics của các nhà cung cấp dịch vụ Logistics. 
  • Hạn chế nguồn lực: Với xu hướng chuyển đổi sang mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng, các sàn TMĐT không tránh khỏi việc thiếu nhân sự vận hành và xử lý đơn đặt hàng do lượng đơn đặt hàng quá lớn, nhất là vào các dịp lễ, khuyến mãi
  • Hình thức thanh toán trực tuyến còn hạn chế: Thanh toán trực tuyến đang trở thành xu hướng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, các ví điện tử, các cổng thanh toán được mở ra khá đa dạng nhưng hiệu quả chưa thực sự tốt, nguyên nhân là do hạn chế trong việc đồng bộ giữa ví điện tử và các ngân hàng tại Việt Nam

hàng thương mai điện tử hư hỏng

  • Cơ sở hạ tầng còn kém: Cơ sở hạ tầng bao gồm cả công nghệ lẫn cơ sở giao thông vận chuyển chưa được tối ưu. Hệ thống máy chủ vẫn còn tình trạng tắc nghẽn. Hệ thống giao thông chưa phát triển dẫn đến thời gian giao hàng lâu và chi phí vận chuyển cao. Để phát triển TMĐT cần phải khắc phục những trở ngại này.
  • Môi trường cạnh tranh: Môi trường cạnh tranh cũng là một trong những thách thức mà ngành quản trị thương mại điện tử Việt Nam phải đối mặt. Hiện nay, những sàn TMĐT lớn trên thị trường như Shopee, Lazada,…hầu hết là các doanh nghiệp có nguồn vốn lớn từ nước ngoài.  Để cạnh tranh với 2 đối thủ này quả thật là rất khó cho các sàn thương mại điện tử đến từ các doanh nghiệp trong nước như Tiki, FPT, thegioididong,…
  • Khung pháp lý và quy định chưa rõ ràng: Các vấn đề pháp lý như các quy định về vận chuyển, quy trình xử lý hàng hóa đổi trả, bảo mật thông tin khách hàng, thuế xuất nhập khẩu còn nhiều phức tạp.  

Các doanh nghiệp Logistics hoàn thành các đơn hàng như thế nào vào mùa cao điểm?

Trong những mùa cao điểm, các doanh nghiệp thương mại điện tử đã chuẩn bị trước đó bằng cách đẩy mạnh nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin và quản lý kho để có thể xử lý được lượng đơn đặt hàng lớn. Ngoài ra, các doanh nghiệp thường cũng có các kế hoạch dự phòng để đối phó với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

Các doanh nghiệp thường sử dụng các công nghệ hiện đại để hỗ trợ cho hoạt động của họ, bao gồm hệ thống quản lý đơn hàng, hệ thống quản lý kho, hệ thống quản lý vận chuyển và các công cụ phân tích dữ liệu để quản lý và theo dõi hoạt động của họ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp thường tuyển thêm nhân viên để xử lý các đơn đặt hàng đến. Họ cũng có thể thuê các dịch vụ bên ngoài để hỗ trợ cho việc vận chuyển và giao hàng nhằm đảm bảo thời gian giao hàng được nhanh chóng và chính xác.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng thường áp dụng các chương trình khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng và giữ chân khách hàng cũ. Điều này có thể giúp họ tăng doanh số bán hàng và cũng giúp giảm áp lực trong việc xử lý lượng đơn đặt hàng lớn trong mùa cao điểm.

 

Tạm kết

Tốc độ phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam. E-commerce hiện nay được xem như là 1 mảnh đất màu mỡ để các ông lớn của ngành logistics tại nước ta như Indo Tran Logistics, ITL Corp’s Speedlink hay Giao Hàng Nhanh đã tham gia vào và phục vụ cho các sàn TMĐT như Tiki, Shopee, Lazada để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người bán và người mua. Tuy nhiên, những thách thức mà ngành phải đối mặt cũng không hề nhỏ như các vấn đề như chi phí, quy trình thực hiện đơn hàng – fulfillment v.v.

Để cung cấp nguồn nhân lực chuyên môn cao đáp ứng được tốc độ phát triển ngành logistics tại thị trường Việt Nam, VILAS triển khai chương trình đào Chuyên Viên Dịch vụ Logistics dành cho các bạn sinh viên mong muốn nắm bắt cơ hội và phát triển bền vững trong ngành Logistics, đáp ứng đúng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp dịch vụ Logistics

Chương trình đào tạo

Chuyên viên dịch vụ Logistics – Logistics Services Executive

“Nắm bắt toàn diện kiến thức và kỹ năng cần thiết để vận hành hiệu quả hoạt động Logistics”

Hội thảo: “Enhanced Efficiency Distribution Cost Optimization With Genai Application