McDonald’s bắt đầu hoạt động nhượng quyền thương mại vào những năm 1950 và tăng số lượng nhà hàng theo cấp số nhân mỗi năm kể từ đó.
Ngày nay cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s ở mặt ở hơn 100 quốc gia! Bất cứ nơi nào bạn đi du lịch cũng sẽ có McDonald’s phục vụ hamburger với những mức giá khác nhau. Công ty này có hơn 69 triệu tín đồ trên khắp thế giới và sở hữu những con số ấn tượng sau:
- Hơn 14.000 cửa hàng tại Mỹ và 37.000 cửa hàng trên toàn cầu
- Tiêu thụ 2 tỷ trứng mỗi năm chỉ tại Mỹ
- 75 chiếc Burger được phục vụ mỗi phút toàn thế giới
- 550 triệu chiếc Big Mac được bán mỗi năm
- 9 triệu pound Khoai tây rán được bán hàng ngày
- Ứng dụng của McDonald’s có hơn 60 triệu lượt đã tải xuống
Chuỗi cung ứng của McDonald’s là yếu tố chính mang đến cho sự thành công đáng kinh ngạc này và nó vẫn tiếp tục tăng trưởng. Số lượng chiến lược và kế hoạch Logistics của McDonald đơn giản một cách bất ngờ. Hệ thống McDonald đã được nhân đôi nhiều lần so với các nhượng quyền thương mại khác, nhưng không ai có thể đánh bật nó ra khỏi vị trí hàng đầu.
Chính vì thế, McDonald’s và Unilever là những gã khổng lồ trong Chuỗi cung ứng cho đến khi Amazon xuất hiện và soán ngôi. Tất cả nhờ vào việc outsource 100% nhu cầu cung ứng của họ.
Bí quyết từ McDonald’s
- Bán những chiếc burger chất lượng và ngon miệng với giá rẻ
- Sử dụng 1 triệu công nhân hàng năm trị giá khoảng 105 tỷ đô la
- Cổ phiếu liên tục tăng từ 2016-2019
Làm thế nào họ làm điều đó?
Tích hợp theo chiều dọc – Vertical Integration
McDonald’s tự xây dựng hệ thống cung với các nhà sản xuất theo hợp đồng:
- Tự chế biến thịt, tự tạo gia vị và trộn trong các nhà máy mà họ ký hợp đồng
- Tự trồng khoai tây và các loại rau khác thông qua các nhà sản xuất theo hợp đồng
- Tự vận chuyển.
McDonalds’ mua lại bất động sản tại các địa điểm đặt nhà hàng để không cần phải quan tâm đến vấn đề thuê đất.
McDonald’s là một người mua khối lượng lớn, đây là một lý do quan trọng làm Chuỗi cung ứng tích hợp dọc là lựa chọn tốt nhất, nhưng có rất nhiều công ty cũng sử dụng hệ thống này và không đạt được sự tăng trưởng như McDonald’s.
Năm 2016, hệ thống Chuỗi cung ứng của McDonald’s đã được xếp hạng số 2 trong Chuỗi cung ứng hàng đầu của Gartners. Đây là Chuỗi thức ăn nhanh duy nhất nằm trong bảng xếp hạng danh giá này, đứng chung với các ông lớn khác như Apple, P&G và Amazon.
Một trong những lý do chính cho Chuỗi cung ứng thành công của McDonald’s là mô hình lợi ích được đầu tư. Đó là một mô hình cho phép các nhà cung cấp nhận được miếng bánh lớn lợi nhuận rất lớn.
Theo truyền thống, các nhà cung cấp và doanh nghiệp khai thác giá trị từ nhau nhưng với McDonalds, các nhà cung cấp và doanh nghiệp cùng tạo ra giá trị. Mô hình của McDonald’s’ thúc đẩy tăng trưởng không chỉ của các nhà hàng mà còn cho các nhà cung cấp.
Chiến lược Chuỗi cung ứng dài hạn này do người sáng lập Ray Kroc tạo ra. Hệ thống của ông dựa trên một nguyên lý “win-win” đơn giản cho tất cả các bên liên quan: nhân viên, chủ sở hữu/ nhà điều hành điều hành các nhà hàng và các đối tác trong Chuỗi cung ứng. Bộ ba được gọi là ba chân của một chiếc kiềng vững chắc (The Three-Legged Stool). Nếu một chân không làm tốt nhiệm vụ, toàn bộ chiếc kiềng sẽ sụp đổ.
Nhiều đối tác trong Chuỗi cung ứng hiện nay của McDonald’s cũng là những đối tác đã xuất hiện từ những bước khởi đầu của công ty, theo đúng như nguyên tắc tìm nhà cung cấp có cùng tầm nhìn dài hạn như Kroc. Điều này đã nuôi dưỡng một môi trường làm việc dựa trên sự tin tưởng nhau và đổi mới để giữ chi phí thấp nhất có thể.
Chẳng hạn, nhà phân phối lớn nhất của McDonald là Martin-Brower Company LLC, người đã đồng hành cùng họ từ năm 1956. Sau khi giao khăn giấy cho nhà hàng đầu tiên ở Des Plaines, Illinois, giờ đây họ cung cấp vật tư cho hầu hết tất cả 15.000 địa điểm của công ty ở Bắc Mỹ. Mỗi DC của họ cung cấp dịch vụ kho bãi, vận chuyển và Logistics cho khoảng 250 đến 700 nhà hàng và thường thực hiện ít nhất hai lần giao hàng cho mỗi nhà hàng một tuần.
What’s in It for Me – Chiến lược WIIFwe
Những gì McDonald’s giúp chiếc kiềng kia vững chắc lài là khiến các nhà cung cấp quan tâm đến một công ty thành công.
Cách tiếp cận WIIFwe (được xác định bởi Đại học Tennessee) là xương sống của toàn bộ hệ thống McDonald’s, mang lại giá trị cho tất cả những người tham gia vào quá trình là điều bắt buộc để khiến bộ máy hoạt động trơn tru.
Bằng một kế hoạch giúp các bên thu được nhiều lợi nhuận hơn và tăng trưởng ổn định, McDonalds có thể đảm bảo cung cấp những gì đối tác họ cần và giúp họ tiết kiệm chi phí. Ví dụ, các nhà cung cấp không phải lo lắng trước yêu cầu tăng nhu cầu đột xuất, vì điều này đã được quy định trong hợp đồng. Nếu các nhà hàng làm việc tốt, các nhà cung cấp cũng vậy. Thay vì xem các nhà sản xuất là nhà cung cấp đơn giản, họ được xem là đối tác kinh doanh và cộng tác viên.
Tóm lại
Ray Kroc đã thiết lập 5 quy tắc đơn giản để quản lý Chuỗi cung ứng và vẫn đạt hiệu quả cao trong thực tế hiện nay:
-
Tập trung vào kết quả thay vì các giao dịch – thay vì tập trung vào RFP và tìm kiếm giá tốt hơn, McDonalds tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ đối tác kinh doanh lâu dài sẽ tiếp tục các mục tiêu của doanh nghiệp.
-
Tập trung vào “What”, không phải “How” – tin tưởng cho các nhà cung cấp về các tiêu chuẩn QSC & V (Chất lượng, Dịch vụ, Sạch sẽ và Giá trị) mà McDonald’s đã đặt ra và không bận tâm về việc họ sẽ làm thế nào. Nói cách khác, McDonalds không quản lý các vấn đề nhỏ của nhà cung ứng và trao toàn quyền quyết định cho họ.
-
Đặt kết quả có thể đo lường được – mọi người phải có cùng một mục tiêu rõ ràng. Bạn không thể thiết lập các hướng dẫn mơ hồ và mong muốn nhận được kết quả mà bạn mong muốn.
-
Mô hình định giá / ưu đãi cho sự trade-off giữa chi phí và dịch vụ – đây là một trong những quy tắc quan trọng nhất đối với mô hình McDonalds, mọi người đều phải kiếm tiền. Giá cả để mọi nhà cung cấp có thể kiếm được lợi nhuận và tận hưởng những phần thưởng khi kinh doanh với McDonald’s là nguyên lý chính cho Chuỗi cung ứng thành công này.
-
Quản trị cho cái nhìn sâu sắc, thấ hiểu không đơn thuần là giám sát (insight not oversight) – thiết lập các mối quan hệ ngang hàng có tìm kiếm insight của nhau.
Tích hợp để đảm bảo sự kết nối là một ưu tiên cao trong giao tiếp và hợp tác giữa tất cả các bên.
Công ty liên tục theo dõi, chia sẻ tất cả dữ liệu với các đối tác và chủ sở hữu nhượng quyền, bao gồm dữ liệu tại điểm bán hàng mỗi ngày cho từng mặt hàng, mức tồn kho và các số liệu khác.
Gartner lưu ý trong lý do McDonald’s đứng thứ hai trong danh sách rằng: “Nhìn chung, nhóm cung ứng của McDonald vượt trội trong việc điều phối mạng lưới cung ứng ngược dòng. Nó hoạt động như một ống dẫn giữa các nhà cung cấp bên ngoài, nhà cung cấp, cửa hàng công ty và đối tác nhượng quyền. Kỳ vọng cơ sở với các nhà cung cấp được quản lý thông qua KPIs tiêu chuẩn. Nhưng sự khác biệt mang tính văn hóa và hành vi hơn, vì các đối tác có xu hướng đặt hệ thống McDonald lên hàng đầu khi chia sẻ đổi mới sản phẩm và quy trình và đội ngũ hỗ trợ nhân sự với tài năng hàng đầu”.
Mối quan hệ chặt chẽ này đã giúp công ty vượt qua những cuộc khủng hoảng mà không công ty nhỏ nào có thể chịu được.
Ví dụ, dịch cúm gia cầm đã ảnh hưởng đến khoảng 40 triệu con gà vào năm 2015. McDonald’s đã khóa nguồn cung ở mức chất lượng cao hơn so với toàn ngành và đảm bảo giá cả không đổi. Phản ứng của công ty đối với vụ bê bối thịt giả (Horsemeat scandal) vốn đã nhấn chìm ngành công nghiệp thực phẩm châu Âu năm 2013 cũng thu hút được sự khen ngợi. Phản ứng của McDonald’s về vụ bê bối này là thực hiện hợp tác với các đối tác của mình để phát hành một loạt phim làm rõ nguồn gốc thịt bò của mình cho khách hàng để giải quyết những lo ngại của họ.
Kết luận
McDonald’s đã phát triển một hệ thống cung ứng hiệu quả ít dựa trên việc kinh doanh thông minh mà dựa vào những cá nhân thông minh, tài năng. Chiến lược đó chính là xương sống của cả một tổ chức và mang giá trị cốt lõi bằng cách đối xử công bằng với các bên liên quan. Đó là một mô hình xứng đáng để các doanh nghiệp nghiên cứu.
Việc vận hành một Chuỗi cung ứng hoàn toàn theo chiều ngang có hiệu quả cao nhưng nó cần mối quan hệ tích cực với các nhà cung cấp. McDonald’s đã chỉ ra rằng bằng cách tin tưởng các đối tác trong Chuỗi cung ứng và hợp tác chặt chẽ với họ, đó chính là bí quyết mang đến sự thành công.
Theo channels.theinnovationenterprise.com & boxaroundtheworld.com