Mô hình năng lực cạnh tranh thể hiện nhóm kiến thức, kỹ năng và khả năng liên quan, ảnh hưởng đa số đến sự phát triển nghề nghiệp của một nhân sự. Do đó, mô hình có khả năng dẫn dắt và định hướng đối với bất kỳ nhân sự nào trong ngành, kể cả nhân sự mới vào ngành Logistics.
Transportation, Distribution, and Logistics Competency Model được thiết kế bởi Employment and Training Administration United States Department of Labor – ETA trực thuộc bộ Lao động của chính phủ Hoa Kỳ với mục tiêu cung cấp các dịch vụ đào tạo, việc làm , thông tin thị trường lao động và các dịch vụ duy trì thu nhập.
Mô hình gồm các tầng được sắp xếp theo hình chóp. Các tầng của mô hình hình không thể hiện thứ bậc về năng lực mà thể hiện sự chuyên môn hoá ngày càng cao và tính cụ thể hoá trong việc áp dụng các kỹ năng qua các cấp. Những khối nhỏ trong các tầng đại diện cho các kỹ năng, kiến thức và khả năng ứng dụng cần thiết để xử lý thành công các vấn đề trong khối ngành Logistics – Phân phối – Vận tải.
Từ tầng 1 đến tầng 3 là các năng lực nền tảng, tạo thành các năng lực cần thiết để sẵn sàng bắt đầu một công việc.
Tầng 1 – Năng lực trong Hiệu quả cá nhân
- Interpersonal skills: Kỹ năng giao thiệp
- Integrity: Sự chính trực
- Professionalism: Sự chuyên nghiệp
- Initiative: Sự chủ động
- Dependability & Reliability: Sự uy tín và đáng tin cậy
- Adaptability & flexibility: Khả năng thích ứng và linh hoạt
- Lifelong learning: Khả năng học tập suốt đời
Đây là những kỹ năng cần thiết cho tất cả các vai trò trong cuộc sống. Những kỹ năng này thường là kỹ năng mềm mà con người học được một cách tự nhiên trong gia đình, cộng đồng; được củng cố, rèn dũa thông qua môi trường giáo dục và làm việc. Những kỹ năng này đại diện cho đặc trưng của mỗi cá nhân, vì thế rất khó để con người đánh giá và đào tạo lại.
Tầng 2 – Năng lực trong Học thuật
- Communication – Visual & Verbal: Kỹ năng giao tiếp
- Reading: Kỹ năng đọc
- Locating & Using information: Khả năng định vị và sử dụng thông tin
- Writing: Kỹ năng viết
- STEM: Khả năng xử lý các bài toán sơ cấp về Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ và Toán học
- Critical and Analytical Thinking: Tư duy phản biện và phân tích
- Information Technology Fundamentals: Kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin
Đây là các kỹ năng rất quan trọng đối với nhân sự khối ngành Logistics mà đã được học tại trường học. Năng lực về Học thuật bao gồm năng lực nhận thức và phong cách tư duy và năng lực này đều có thể áp dụng cho hầu hết các lĩnh vực và nghề nghiệp.
Tầng 3 – Năng lực trong Môi trường làm việc
- Teamwork: Kỹ năng làm việc nhóm
- Customer Focus: Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng
- Planning and Organizing: Kỹ năng lên kế hoạch và sắp xếp
- Problem Solving and Decision Making: Kỹ năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định
- Working with Tools and Technology: Kỹ năng làm việc với các Công cụ và Công nghệ
- Scheduling and Coordinating: Kỹ năng lên kế hoạch và điều phối
- Checking, Examining, and Recording: Kỹ năng Kiểm tra, Thẩm định và Đánh giá
- Business Fundamentals: Kiến thức cơ bản về kinh doanh
Đây là các đặc trưng và đặc điểmm cũng như là phong cách quản lý giữa các cá nhân và bản thân. Điều này rất cần thiết cho môi trường làm việc thuộc một cộng đồng hoặc tổ chức và thường được áp dụng trong đa phần các lĩnh vực và nghề nghiệp.
Từ tầng 4 đến tầng 5 là các năng lực riêng cho nhân sự ngành Logistics – Phân phối – Vận tải.
Tầng 4 – Năng lực trong Kỹ thuật nghề nghiệp khối ngành
- Industry Fundamentals: Kiến thức cơ bản về ngành nghề
- Design and Development: khả năng nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản phẩm / dịch vụ
- Operations and Management: Khả năng vận hành và quản lý
- Maintenance and Repair: Kỹ năng duy trì và sửa chữa thiết bị, hệ thống
- Technology Applications: Khả năng ứng dụng công nghệ
- Regulations: Khả năng tuân thủ quy định
- Safety and Security: Quản trị rủi ro liên quan đến an toàn và bảo mật
Tầng này đại diện cho các kỹ năng và kiến thức phổ biến trong các ngành Logistics – Phân phối – Vận tải. Những kỹ năng ở tầng này có thể có được thông qua việc học và được sử dụng để giải quyết những vấn đề trong ngành nghề. Có thể thấy, các năng lực thuộc tầng 4 không là sự phát triển dựa trên các năng lực tầng 1, 2, 3 mà là sự chuyên sâu và cụ thể.
Tầng 5 – Năng lực trong Kỹ thuật nghề nghiệp chuyên ngành
- Air Transportation: Tác vụ trong công tác cung cấp dịch vụ vận chuyển đường Hàng không
- Rail Transportation: Tác vụ trong công tác cung cấp dịch vụ vận chuyển đường tàu hoả
- Maritime Transportation: Tác vụ trong công tác cung cấp dịch vụ vận chuyển biển
- Highway Transportation: Tác vụ trong công tác cung cấp dịch vụ vận chuyển đường cao tốc
- Public Transit and Ground Transportation: Tác vụ trong công tác cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng
- Warehousing: Tác vụ trong công tác cung cấp dịch vụ kho
- Pipeline: Tác vụ trong công tác vận hành vận chuyển vật chất bằng đường ống
- Scenic and Sightseeing Transportation: Tác vụ trong công tác cung cấp phương tiện du lịch, ngắm cảnh quan.
Các năng lực ở tầng này đại diện cho sự chuyên môn trong kỹ năng và kiến thức thuộc về các lĩnh vực chuyên sâu trong khối ngành Logistics – Phân phối – Vận tải.
Đối với nhân sự mới gia nhập khối ngành Logistics – Phân phối – Vận tải, việc đào sâu về các chuyên môn trong khối ngành là cần thiết để tăng năng lực cạnh tranh của bản thân. Để làm được điều đó, nhân sự cần nắm các chức năng công việc quan trọng và lĩnh vực kỹ thuật thuộc từng khối nhỏ trong tầng 4 và tầng 5.