Logistics

Phân biệt giữa Cross Docking và Transloading

Cross Docking và Transloading là 2 phương thức vận chuyển phổ biến, thường được các nhà vận tải áp dụng. Bởi chúng giúp doanh nghiệp giải quyết nhiều vấn đề hướng đến việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Vậy Cross Docking và Transloading là gì? Chúng mang đến những lợi ích gì cho hoạt động Logistics và toàn chuỗi cung ứng? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!

  • Cross Docking là gì?

 

Phân biệt giữa Cross Docking và Transloading

 

Cross Docking là phương thức vận chuyển hàng hóa, mà thông qua phương thức này, hàng hóa có thể được tối ưu quá trình lưu kho. Hàng hóa sau khi được vận chuyển đến kho trung chuyển hay kho Cross Dock sẽ được dỡ xuống và phân loại. Những hàng hóa có cùng tuyến đường giao hàng sẽ được kết hợp với nhau và vận chuyển trên cùng 1 xe tải. Hàng hóa thông thường chỉ ở kho Cross Dock từ 1 đến 1 ngày, sau đó sẽ được chia cho một hoặc nhiều xe tải khác vận chuyển đến những điểm khác nhau.

Ví dụ: 

Ví dụ: 5 xe tải chở hàng, mỗi xe chở các loại hàng hóa lần lượt là A,B,C,X,Y,Z. Sau khi hàng hóa được chở đến kho, sẽ được phân loại theo tuyến đường vận chuyển và đặc điểm của hàng hóa. Ví dụ hàng A,B,C có cùng tuyến đường và tính chất hàng hóa (thực phẩm, may mặc,…) sẽ được chất lên 1 xe, tương tự hàng X, Y, Z sẽ được chất lên 1 xe. Như vậy có thể thấy, thay vì cần 5 xe để vận chuyển đến những địa điểm khác nhau, với Cross Docking, số lượng phương tiện vận chuyển sẽ được tối ưu hơn, từ đó cũng tối ưu được thời gian giao hàng.

Các loại hàng phù hợp để ứng dụng Cross Docking phải đáp ứng 2 tiêu chí: biến động đủ thấp và khối lượng đủ lớn. Nếu nhu cầu không được xác định kỹ, Cross-Docking rất khó để thực hiện vì khó khăn trong việc cân đối giữa cung và cầu.

  • Transloading là gì?

 

 

Transloading là phương thức vận chuyển mà hàng hóa sẽ được chuyển đổi từ hình thức vận chuyển này sang hình thức vận chuyển khác. Transloading được áp dụng khi một hình thức vận chuyển không thể được sử dụng để vận chuyển toàn bộ hàng hóa và hàng hóa cần phải được phân phối đến một số địa điểm bằng xe tải để giao hàng cuối cùng.

Ví dụ: Một chuyến hàng được vận chuyển bằng đường biển đường biển, các container được nhận tại cảng và đưa đến một nhà kho, hàng hóa trong các Container được dỡ và chất lên một hoặc nhiều xe tải để vận chuyển đến địa điểm cuối cùng

  • Sự khác biệt giữa Cross Docking và Transloading

  • Phương tiện và cách thức vận chuyển:

Với Cross Docking, hàng hóa được chuyển trực tiếp từ Trailer đi đến Trailer đến, sau 1 giờ đến 1 ngày ở kho Cross Dock, hàng hóa sẽ được chuyển lên một xe tải khác, và di chuyển đến những điểm đến khác nhau. Sự quay vòng nhanh chóng này đòi hỏi sự kết nối và phối hợp chặt chẽ giữa các 3PL, người vận chuyển và người gửi hàng. Với Coss Docking, hàng hóa sau khi đến kho chung chuyển sẽ được dỡ xuống và kết hợp vận chuyển với các hàng hóa có cùng địa điểm giao hàng.

Transloading là hình thức vận chuyển hàng hóa từ hình thức vận chuyển này sang hình thức vận chuyển khác. Hình thức vận chuyển này thường được sử dụng ở 2 trường hợp. Trường hợp thứ nhất là khi 1 phương thức vận chuyển không có khả năng để đưa hàng hóa đến nơi tiêu thụ cuối cùng (giao hàng quốc tế). Trường hợp thứ hai là vì việc kết hợp nhiều phương thức vận chuyển sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí vận chuyển. Với Transloading, hàng hóa trong quá trình vận chuyển sẽ được lưu trữ trong các kho trung gian. Tại đây, hàng hóa sẽ được bốc dở, sắp xếp và đóng gói lại, và đưa vào kho cho đến khi cần vận chuyển.

  • Không gian lưu trữ hàng hóa:

Khác với Cross Docking, Transloading yêu cầu một không gian lưu trữ đủ lớn như nhà kho hoặc bãi đường sắt để thuận tiện cho quá trình chuyển hàng hóa. Tại kho lưu trữ, hàng hóa sẽ được phân loại và sắp xếp trước khi được chuyển sang phương tiện vận chuyển khác, với một phương thức khác. Trong khi với Cross Docking, hàng hóa sẽ được dỡ trực tiếp từ xe tải này sang xe tải khác.

THAM GIA: GROUP CỘNG ĐỒNG LOGISTICS VÀ SUPPLY CHAIN

  • Lợi ích của Cross Docking và Transloading

  • Cross Docking

Với lợi thế tối ưu thời gian lưu kho hàng hóa, Cross Docking mang lại nhiều sự tiện ích cho các nhà quản trị chuỗi cung ứng và Logistics.

  • Tiết kiệm chi phí:

Với Cross Docking, hàng hóa thông thường chỉ mất khoảng 1 ngày hoặc thậm chí là 1 giờ ở kho, do đó doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một phần chi phí lưu kho. Tại kho Cross Dock, hàng hóa chỉ cần được dở xuống và phân loại, để hợp nhất cùng các loại hàng hóa có cùng tuyển đường giao hàng. Do đó, chi phí nhân công cũng được tiết kiệm. 

  • Hạn chế tổn thất hàng hóa:

Hàng hóa được yêu cầu xử lý và lưu trữ càng ít thì càng có ít cơ hội để hàng hóa đó bị hư hỏng, hạn hạn, thất thoát. Bằng cách xử lý hàng hóa nhanh chóng và hạn chế thời gian lưu kho, Cross Docking giúp giảm rủi ro gây tổn thất hàng hóa.

  • Tối ưu thời gian vận chuyển: 

Thông thường, các cơ sở cung cấp các dịch vụ này nằm ở các khu vực địa lý gần điểm giao hàng cuối cùng. Điều này giúp giảm thời gian giao hàng bằng cách loại bỏ việc đi lại. Bên cạnh đó, việc vận chuyển kết hợp các loại hàng hóa có cùng tuyến đường vận chuyển, thay vì nhiều xe giao hàng nhiều địa điểm khác nhau sẽ giúp chính là điểm sáng giá của Cross Docking trong việc tối ưu thời gian giao hàng. Nhờ giảm thời gian lưu kho và xử lý nhanh hơn, sản phẩm đến tay nhà phân phối và người tiêu dùng cuối cùng cũng nhanh hơn.

  • Sử dụng hiệu quả nguồn lực:

Vì Cross Docking làm giảm một lượng lớn hàng hóa trong kho, do đó tối ưu được nguồn nhân lực trong việc giám sát và quản lý hàng hóa trong kho. Với nhu cầu lưu trữ và xử lý hàng hóa giảm, doanh nghiệp sẽ tập trung nguồn lực để giải quyết những công việc quan trọng hơn.

  • Transloading:

Transloading cho phép các chuyên gia vận tải linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức vận chuyển thích hợp và tối ưu nhất, mang lại nhiều lợi ích cho chuỗi cung ứng.

  • Tiết kiệm chi phí:

Nhờ vào tính linh hoạt trong việc chuyển đổi giữa các phương tiện vận chuyển, Transloading mang đến sự lựa chọn hiệu quả với mức giá cạnh tranh. 

Ví dụ khi muốn vận chuyển một lô hàng từ Tp.HCM ra Hà Nội, thay chỉ vận chuyển duy nhất bằng đường sắt, các nhà vận tải sẽ chọn kế hợp phương án bốc hàng lên xe tải khi tới trạm gần với điểm giao nhất. Điều này mang lại mức chi phí tối ưu nhưng vẫn đảm bảo hàng hóa đến đúng nơi quy định.

  • Tối ưu thời gian giao hàng:

Transloading cho phép hàng hóa được lưu trữ trong kho cho đến khi cần vận chuyển đến khách hàng cuối cùng. Điều này đúng với những hàng hóa nước ngoài, các nhà bán lẻ có thể giữ hàng trong kho và vận chuyển khi cần thay vì phải đợi hàng từ nước ngoài cho mỗi chuyến hàng. Điều này cho phép các nhà bán lẻ quản lý tốt hơn nhu cầu và việc thực hiện đơn hàng của họ.

  • Phạm vi triển khai:

Trong vận chuyển hàng hóa có thể có một số hạn chế, điển hình là một số tuyến đường và hệ thống giao thông ở nhiều nơi chưa hoàn thiện. Vì thế việc linh hoạt thay đổi hình thức vận chuyển, từ đường sắt sang đường bộ hay đường biển, sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều nơi, và mở rộng thị trường kinh doanh. Bên cạnh đó, Transloading cũng đáp ứng cho giao hàng quốc tế. Thông thường hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng đường bộ, sau đó tiếp tục được vận chuyển bằng đường biển để qua nước ngoài. 

  • Tối ưu hóa quy trình vận chuyển:

Việc vận chuyển những hàng hóa có kích thước cồng kềnh với số lượng lớn thật sự là một thách thức đối với các doanh nghiệp vận tải. Tuy nhiên, thay vì phải vận chuyển bằng 60 xe tải suốt một quãng đường dài, có thể chuyển đổi bằng 1 xà lang. Giải pháp này giúp việc vận chuyển trở nên dễ dàng hơn mà chi phí lại phải chăng hơn.

  • Hạn chế tổn thất hàng hóa:

Việc vận chuyển hàng hóa một quãng đường dài bằng đường bộ hay đường biển, thường gắn liền với nguy cơ ùn tắc và tăng nguy cơ xảy ra tai nạn hay cướp bóc. Thay vào đó, việc kết hợp nhiều phương thức vận chuyển an toàn hơn như đường sắt, sẽ giảm được nguy cơ gây tổn hại đến con người và hàng hóa.

Kết Term:

Với 2 phương pháp vận tải Cross Docking và Transloading, các doanh nghiệp vận tải có thể linh hoạt chọn cho mình một phương thức phù hợp nhất với chuỗi cung ứng của mình. Sự lựa chọn sẽ phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, đặc điểm địa lý cụ thể, bản chất của hàng hóa, điểm đến dự định của họ và các yếu tố khác. Tuy cả 2 đều hướng đến mục tiêu tối ưu chi phí, nhưng để thực hiện thành công, cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động giao nhận hàng hóa.

Chương trình đào tạo

Chuyên viên dịch vụ Logistics – Logistics Services Executive

“Nắm bắt toàn diện kiến thức và kỹ năng cần thiết để vận hành hiệu quả hoạt động Logistics”

Hội thảo: “Enhanced Efficiency Distribution Cost Optimization With Genai Application