Tin tức - Kiến thức - Sự kiện Tin tức

Những quán quân Supply chain toàn cầu năm 2018

Năm 2018 là một những năm cực kỳ nhiều biến động về tình hình chính trị, thiên tai, những ý tưởng công nghệ cao cùng hàng loạt sự cố hài hước khác. Cùng VILAS trao giải quán quân cho những cái “nhất” trong Chuỗi cung ứng đã diễn ra trong năm qua nhé:

 

Linh hoạt nhất : Amazon với ý tưởng về thời đại DIY Logistics

 

Quán quân Supply chain

 

Vào tháng 6, ông chủ Amazon công bố một kế hoạch kinh doanh mới lạ: bất cứ ai dù không có kinh nghiệm cũng có thể kinh doanh và trở thành cộng sự của Amazon. Chương trình với tên gọi Delivery Service Partners được Amazon kỳ vọng sẽ giải quyết những bất lợi hiện tại trong vận chuyển chặng cuối, hiện thực hóa tham vọng mở rộng thị trường và giảm sự phụ thuộc vào các bên trung gian như FedEx, UPS và DHL.

 

Theo công ty, với mức vốn tối thiểu $10,000, một cá nhân dù không có kinh nghiệm về kinh doanh hay Logistics, có thể khởi nghiệp công ty giao hàng tại địa phương. Các startup sẽ được cung cấp nhiều nhất 40 phương tiện giao hàng, nhận hàng tại 75 điểm đầu mối, các khóa đào tạo, quyền tiếp cận công nghệ vận chuyển, chính sách khuyến mại, bảo hiểm, đồng phục, xăng xe và nhiều đặc quyền khác và thu về lợi nhuận lên với $300,000 hằng năm.

 

Để đưa ra ý tưởng này thành hiện thực, Amazon cam kết tài trợ 1 triệu USD để tài trợ cho các nhà khởi nghiệp tương lai, đặc biệt là cho các cựu quân nhân đủ điều kiện muốn bắt đầu kinh doanh. Hãy cùng chờ xem năm 2019 của Amazon cùng ý tưởng này sẽ như thế nào nhé!

 

Sử dụng công nghệ hiệu quả nhất: Intel

 

Quán quân Supply chain

 

Năm 2018 đánh dấu bước chuyển mình khi Intel tiên phong sử dụng các hệ thống điện toán giả lập nhận thức – cognitive computing để Quản lý Chức năng Tìm nguồn cung ứng, đặc biệt hiệu quả trong việc hiểu và quản lý số lượng dữ liệu khổng lồ các nhà cung cấp từ công ty đa quốc gia này.

 

Với điện toán giả lập nhận thức, Intel tích hợp tất cả dữ liệu có sẵn và đồng bộ chúng thành một hệ thống dữ liệu thống nhất. Theo đó, hệ thống ngôn ngữ tự nhiên của các công cụ hỗ trợ sẽ trích xuất thông tin quan trọng từ văn bản phi cấu trúc. Bằng A.I (với tên gọi Saffron), công ty có thể liên kết các dữ liệu thô từ các nguồn khác nhau. Ngoài ra, công cụ này còn xếp hạng các nhà cung ứng theo nhiều tiêu chí, bao gồm các kỹ năng cụ thể, vai trò công việc, vị trí địa lý, góp phần giảm thời gian nghiên cứu và tìm hiểu các nhà cung cấp.

 

Nhờ vậy, nhà sản xuất có quyền truy cập vào thông tin phù hợp hơn để yêu cầu báo giá cho các nhà cung cấp có khả năng nhất, thúc đẩy quy trình đàm phán khi xem xét nhiều hơn một nhà cung cấp và tăng tốc toàn bộ việc ra quyết định.

 

Bài viết chi tiết sẽ được VILAS cập nhật sớm nhất có thể nhé.

 

Chuỗi cung ứng bền vững nhất: Dassault Systèmes

 

Quán quân Supply chain

 

Theo Corporate Knight (công ty tài chính lập nên bảng báo cáo Corporate Knight Global 100 – tiêu chuẩn vàng để phân tích tính bền vững của công ty), quán quân vềChuỗi cung ứng bền vững trong năm 2018 là Dassault Systèmes, một công ty đến từ Pháp chuyên thiết kế phần mềm kỹ thuật hỗ trợ các tổ chức cắt giảm chất thải gây hại môi trường.  

 

Dassault Systèmes đã vượt qua tất cả các ứng cử viên khác, đạt số điểm 86.1/100, bằng những cải thiện mạnh mẽ trong việc sử dụng năng lượng, hạn chế tạo ra cacbon, chất thải trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, công ty còn trở thành nhà tiên phong với sự hiện diện của các đại diện nữ trong hội đồng quản trị của mình, khoảng cách giữa lương của CEO và công nhân trung bình khá hẹp và đóng góp hơn 26% thu nhập cho thuế suốt năm năm qua. Đây là năm thứ 7 liên lục công ty này đứng đầu BXH.

 

Sản phẩm của công ty, nền tảng 3DEXPERIENCE, được sử dụng bởi hơn 25 triệu nhà cải tiến à 220.000 khách hàng, cho phép người dùng đóng vai trò chính trong việc phát triển các mô hình bền vững với những ý tưởng mới và tối ưu hóa lực lượng lao động. Phát minh về Máy bay chạy bằng năng lượng mặt trời Solar Impulse đã tối ưu hóa các dịch vụ có lợi cho tất cả các bên liên quan, sản xuất các bộ phận phụ tùng trong hàng không vũ trụ có khả năng giảm 20% trọng lượng là một trong những giải pháp đột phá của hãng.

 

Khủng hoảng bất ngờ nhất: KFC

 

Quán quân Supply chain

 

Tháng 2 là một mốc thời gian KFC không thể quên được khi hãng gà phải tạm thời đóng cửa đến 900 cửa hàng tại Anh Quốc. Lý do được các chuyên gia phân tích là vì KFC đổi từ nhà cung cấp lâu năm Bidvest Group sang DHL. Theo đó, DHL có chỉ có một kho phân phối và “không được trang bị” để cung cấp thịt gà trên khắp đất nước, trong khi Bidvest có nhiều kho trên khắp đất nước. Trung tâm phân phối của DHL cho KFC nằm ở Rugby, một thị trấn ở miền trung nước Anh, trong khi KFC vận hành các cửa hàng trên toàn quốc, đến cả những địa điểm xa như Elgin ở Scotland và Penzance ở miền Nam nước Anh. 

 

Bên cạnh 900 cửa hàng “xấu số” phải tạm thời đóng cửa, chỉ có một số ít vẫn phục vụ với menu giới hạn và thời gian ngắn hơn. Khách hàng của hãng liên tục phản ứng bằng hàng loạt phàn nàn trên mạng xã hội và thậm chí báo cảnh sát để điều tra nguyên nhân thiếu thịt gà.  

 

Điều giúp KFC đỡ mất mặt nhất mà còn dành lại tình cảm từ người tiêu dùng chính là khả năng xử lý khủng hoảng rất chân thành, dí dỏm và khéo léo đến mức gây bão trên mạng xã hội: một print ad xin lỗi trên tờ In The Sun và Metro với hộp đựng thức ăn rỗng và tên thương hiệu bị đổi từ KFC viết thành FCK. Hãng không đổ lỗi cho các đối tác mà nhận hết trách nhiệm về phía mình, đồng thời cám ơn những thành viên trong KFC và các đối tác đã làm việc cật lực để có thể cải thiện tình huống.

 

Xem thêm về sự cố này tại bài viết chi tiết sau.

 

Tốc độ mở rộng sản phẩm đến chóng mặt: Vingroup

 

Quán quân Supply chain

 

2018 đánh dấu 25 năm thành lập và cũng là năm Vingroup khiến người dân Việt Nam và cả thế giới bất ngờ với hàng loạt sản phẩm made in Vietnam đình đám:

 

  • Khởi công dự án phức hợp nhà máy sản xuất ô tô thương hiệu VinFast, quy mô 335 ha tại TP Hải Phòng.
  • Đồng loạt ra mắt mẫu xe ô tô cỡ nhỏ Fadil và xe máy điện thông minh Klara, được sản xuất theo chuẩn công nghệ châu Âu.
  • Mạnh tay đầu tư vào giáo dục với VinUni – trường đại học phi lợi nhuận theo tiêu chuẩn quốc tế. Toàn bộ giảng đường, phòng học được thiết kế với tính  tương tác cao; áp dụng những công nghệ hiện đại nhất để phục vụ cho các kỹ thuật giảng dạy tiên tiến với các mô hình mới như PBL (học theo dự án), ABL (học trên hành động), học giả lập và thực hành mô phỏng…
  • Phát triển mảng Y học với dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ biến dị di truyền cho quần thể người Việt” dựa trên việc giải trình tự toàn bộ hệ gen của 1.000 người. Với quy mô này, dự án sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu biến dị di truyền lớn nhất từ trước tới nay và tạo nguồn dữ liệu nền tảng cho các nghiên cứu về gen người Việt cho cộng đồng nghiên cứu trong và ngoài nước. Vào tháng 7, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cũng khai trương Trung tâm phẫu thuật Robot tư nhân đầu tiên tại Việt Nam; làm chủ kỹ thuật phẫu thuật robot điều trị các bệnh lý ung thư, tiêu hóa, tiết niệu – sinh dục, phụ khoa… với tỉ lệ thành công lên đến 95%.
  • Bên cạnh đó, Tập đoàn Vingroup đã chính thức khai trương chuỗi 11 nhà thuốc VinFa tại Hà Nội. Các nhà thuốc này đều nằm kế bên các cửa hàng tiện lợi VinMart+ tại các khu đô thị hoặc các tòa chung cư.
  • VinCommerce, đơn vị thành viên của Tập đoàn Vingroup, hoàn tất thương vụ mua lại toàn bộ chuỗi siêu thị Fivimart, nâng con số cửa hàng VinMart+ lên 1.700.
  • Thành lập Công ty cổ phần Vingroup Ventures, hỗ trợ khởi nghiệp, giáo dục và nghiên cứu thị trường, thăm dò dư luận với Tổng giám đốc là bà Thái Vân Linh (Shark Linh).

 

Bằng những nỗ lực và đầu tư không ngừng này, Vingroup đã được Tạp chí Forbes vinh danh trong bảng xếp hạng 50 doanh nghiệp hàng đầu khu vực Châu Á (Asia’s Fab 50 2018) và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp Việt Nam và đưa thương hiệu Việt ra thế giới.

 

Xem thêm về Chuỗi cung ứng Ô tô của Vinfast tại bài viết sau.

 

Theo cnbc.com, 3ds.com, cafef.vn, freightwaves.com & forbes.com