Tin tức

RECAP: [ Webinar | Operations & Production: the Lean and Resilience Approach]

RECAP: [ Webinar | Operations & Production: the Lean and Resilience Approach]

Khép lại số thứ 4 của chuỗi sự kiện ASCC diễn ra ra vào Chủ Nhật ngày 5/9/2021 với sự sự góp mặt của diễn giả Hoàng Minh Đài – Logistics Operations Manager of South VN DKSH VietNam. Cùng sự tham gia của hơn 90 bạn trẻ đang trên con đường tích lũy kiến thức về Supply Chain, Webinar đã cho thấy được chức năng và tầm quan trọng của mảnh ghép Operations trong một bức tranh chuỗi cung ứng. 

Một số điểm kiến thức chính:

  • Operation and Manufacturing là gì?

Vận hành và sản xuất là chức năng vô cùng quan trọng trong hoạt động Chuỗi cung ứng. Đây được xem là quá trình chuyển đổi nguyên vật thành sản phẩm và dịch vụ hoàn chỉnh. Hoạt động sản xuất tốt sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho chuỗi cung ứng.

Có thể chia quá trình sản xuất thành 4 giai đoạn chính:

  • Purchasing: Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất
  • Quality Control: giai đoạn kiểm tra, đánh giá và chọn lọc nguồn nguyên liệu
  • Resource Preparing: bao gồm việc chuẩn bị các nguồn lực như nhân công và máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất
  • Manufacturing: tiến hành sản xuất

Để hoàn thành 1 chu trình chuyển đổi từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng, thực chất cần phải trải qua nhiều giai đoạn hơn thế. Bên cạnh đó, để quy trình sản xuất diễn ra hiệu quả và mang lại lợi ích tối ưu cho chuỗi cung ứng, cần có sự phối hợp của nhiều bộ phận. Chẳng hạn, để tránh tình trạng sản xuất thiếu hay dư thừa, bộ phận sản xuất cần cập nhật dữ liệu bán hàng từ bộ phận Demand, Sale & Marketing.

Ngoài ra, một trong những công việc quan trọng không thể thiếu đó là lập kế hoạch sản xuất. Ở bước này, người lập kế hoạch cần ước tính ngân sách cần phải chi trả cho việc đầu tư vào nguyên vật liệu, máy móc, nhân công,.. Và sau đó là làm việc với bộ phận Finance để đưa ra phương án ngân sách tốt nhất.

  • Những nhân tố ảnh hưởng đến sự thành bại của chức năng sản xuất

Một quy trình sản xuất thành công khi đảm bảo được sự cân bằng giữa nhu cầu (Demand) và nguồn cung (Source), và những yếu tố Input (nguồn nhân lực, chi phí, máy móc,…) cần lớn hơn những yếu tố Output (số lượng và chất lượng hàng hóa được sản xuất). Theo chia sẻ của diễn giả Hoàng Minh Đài, các doanh nghiệp thường chú trọng nâng cao hiệu suất nguồn nhân lực và chất lượng các nguyên liệu đầu vào. Bởi lẽ, con người là nhân tố quan trọng trong việc đánh giá, phân tích và đề ra các giải pháp hiệu quả và tối ưu nhất. Và chất lượng nguyên liệu tốt  sẽ cho ra chất lượng sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng tốt nhất.

  • Làm thế nào để điều chỉnh cán cân giữa Demand và Resource:

Nếu Demand > Resource: Khi nhu cầu mua hàng của thị trường vượt quá khả năng đáp ứng của nhà máy, doanh nghiệp sẽ cân nhắc đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất. Những yếu tố thường được cân nhắc đến là: nguồn nhân lực, thiết bị sản xuất, nhà máy, hay thời gian làm việc của nhân công.

Nếu Demand < Resource: Ngược lại, khi nhu cầu thị trường thấp hơn nguồn lực của nhà máy, các nhà vận hành cần phân chia thời gian làm việc của nhân công, tận dụng thời gian để đào tạo nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực, hoặc có thể dùng nguồn lực cho việc cải tạo, làm mới phân xưởng.

  • Một số môi trường sản xuất:

Ở Webinar lần này, diễn giả đã đề cập đến 3 loại hình sản xuất như sau:

Make To Stock (MTS): Là phương pháp sản xuất với mục đích dự trữ hàng hóa trong kho, sau đó phân phối cho khách hàng. Thông thường, các sản phẩm được sản xuất theo phương thức này là những mặt hàng tiêu dùng có giá thành rẻ như: bột giặt, kem đánh răng, sữa tắm,…

Make To Order (MTO): Với phương pháp sản xuất này, nhà máy chỉ bắt đầu hoạt động sản xuất khi nhận được đơn đặt hàng. Các sản phẩm được sản xuất theo MTO thường có giá trị cao, thời gian làm ra sản phẩm dài như máy móc, thiết bị.hận được đơn đặt hàng mới tiến hành lắp ráp. Những sản phẩm phù hợp để sản xuất theo mô hình này là các thiết bị điện tử, xe ô tô, đồ nội thất

 

XEM THÊM: 5 PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT CƠ BẢN: MTS, MTO, ATO, CTO, ETO

 

  • Đâu là những giải pháp giúp cải thiện và nâng cao năng lực sản xuất

Để cải thiện và nâng cao năng lực sản xuất của chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp thường áp dụng những phương thức sản xuất hướng đến sự tối ưu. Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) là một trong những giải pháp được nhiều nhà sản xuất ứng dụng

Với Lean Manufacturing, chuỗi cung ứng của bạn sẽ loại bỏ được những yếu tố dư thừa, gây lãng phí trong suốt quá trình sản xuất. Lợi ích chính của hệ thống này là giảm chi phí, tăng sản lượng và rút ngắn thời gian sản xuất.

Ngoài Lean Manufacturing, còn có một số phương pháp sản xuất tối ưu khác như: 

Six Sigma: Khác với Lean, Six Sigma cung cấp cho doanh nghiệp những công cụ giúp tăng hiệu suất kinh doanh. Six Sigma tập trung vào việc giảm sự biến đổi của quy trình và tăng cường kiểm soát quy trình.

 

XEM THÊM: SẢN XUẤT TINH GỌN – LEAN MANUFACTURING

 

Theory of Constraints: Lý thuyết về các ràng buộc là một phương pháp luận để xác định yếu tố hạn chế, cản trở việc đạt được một mục tiêu và sau đó cải thiện một cách có hệ thống hạn chế đó cho đến khi nó không còn là yếu tố hạn chế nữa.

Total Quality Management: Đây là quá trình giám giám sát liên tục để phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn các sai sót trong chuỗi cung ứng. Giải pháp này nhằm mục đích để giữ tất cả các bên tham gia vào quá trình sản xuất chịu trách nhiệm về chất lượng tổng thể của sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng.

Bên cạnh những chia sẻ từ diễn giả, VILAS còn nhận được nhiều câu hỏi từ người tham dự, góp phần mở rộng kiến thức và nâng cao giá trị cho Webinar. Một số câu hỏi có thể kể đến như:

  • Có thể nhận biết được hiệu quả của việc áp dụng phương pháp Lean Manufacturing bằng cách nào?

Để đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng Lean Manufacturing, các nhà vận hành cần ghi chép lại những số liệu quá khứ như thời gian sản xuất ra thành phẩm, thời gian làm việc của nhân công, số lượng sản phẩm lỗi,… để có thể so sánh được sự cải thiện khi ứng dụng sản xuất tinh gọn vào quy trình sản xuất. Bởi lẽ, số liệu không thể nói dối.

 

THAM GIA: CỘNG ĐỒNG LOGISTICS VÀ SUPPLY CHAIN VIỆT NAM

 

  • Quy chuẩn chung về dung sai đối với hoạt động sản xuất:

Để trả lời câu hỏi này, diễn giả cho biết, một trong những yếu tố đánh giá sự thành công của một quy trình sản xuất là có thể kiểm soát được lượng hàng hư hỏng. Thông thường, lượng hàng hư hỏng không được quá 10% so với tổng lượng hàng hoá thành phẩm.

Vd: Nhà máy sản xuất 1000 Unit, chỉ cho phép có 1 – 2 Unit lỗi

  • Nữ giới có thể làm việc tại bộ phận Operations?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Theo chia sẻ của diễn giả, thực tế cho thấy, có không ít nhân sự hoạt động tại chức năng vận hành và sản xuất là nữ giới. Và thậm chí, đây còn là những nhân sự ưu tú, đang công tác tại những vị trí cấp cao như Management, Head,…

  • Có thể phát triển trong lĩnh vực Supply Chain nếu không giỏi ngoại ngữ

Để làm việc và phát triển lâu dài trong tất cả phòng ban trong lĩnh vực Supply Chain, bạn bắt buộc phải có một trình độ ngoại ngữ tốt, đặc biệt là tiếng Anh. Bởi lẽ, chuỗi cung ứng là môi trường toàn cầu, bạn sẽ không tránh khỏi việc gặp gỡ các đối tác và tiếp xúc với những tài liệu nước ngoài. Không những thế việc trau dồi thêm nhiều ngoại ngữ khác cũng chính là lợi thế giúp bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp chuỗi cung ứng trong bối cảnh nền kinh tế không ngừng hội nhập như hiện nay.

Tạm kết:

Ở mỗi số Webinar, VILAS luôn mong muốn mang đến bạn những giá trị thiết thực nhất. VILAS hy vọng có thể mở ra môi trường để các bạn trẻ có thể kết nối, giao lưu và học hỏi thêm nhiều kiến thức mới. Từ việc được giao lưu với các diễn giả là những nhân sự dày dặn kinh nghiệm, cùng các bạn trẻ với lối tư duy mới mẻ, VILAS tin rằng đây chính là cơ hội giúp các bạn mở rộng Networking và cải thiện Mindset – Một trong những yếu tố quyết định sự thành công trên con đường sự nghiệp của bạn.

VILAS xin chân thành cảm ơn diễn giả Hoàng Minh Đài đã có những chia sẻ vô cùng giá trị. Xin cảm ơn các bạn trẻ, sự quan tâm và những phản hồi của bạn dành cho Webinar chính là động lực để VILAS có thể chuẩn bị tốt hơn cho những số Webinar tiếp theo.

Learn more about us!!!