Tin tức

[SCSS A – No.11] RECAP: Cơ hội và thách thức Sales trong Logistics – Key Challenges & Opportunities For Sales In Logistics Services

SCSS 2019 No.11

 

Buổi hội thảo SCSS No.11 kết thúc chuỗi Supply Chain Seminar Series A năm 2019 đã diễn ra thành công với chủ đề “Key Challenges & Opportunities For Sales In Logistics Services” và sự đồng hành của ITL Corp đã thu hút được nhân sự của các công ty như Suntory PepsiCo, DHL-VNPT Express , OOCL Logistics, Jetlink Express, CJ LOGISTICS, Ab inbev, Preford Logistics, Yusen Logistics, Coca cola, UPS, PwC, Robert Bosch Vietnam, CJ Gemadept, ONEX Logistics, BEE Logistics,… .

SCSS No.11 VILAS

Sự kiện với sự dẫn dắt của các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng đến từ ITL Corporation dưới góc nhìn của người cung cấp dịch vụ và Coca-Cola dưới góc nhìn của người sử dụng dịch vụ:

Mr. Alexander Olsen 

  • Director of Commercial | ITL Corporation

Mr. Pham Anh Duy 

  • Strategic Senior Sales Manager | ITL Corporation

Mr. Vu Van Manh

  • CEO & Co-Founder | iGAP Corporation
  • [Former] Operations Manager, South of Vietnam | Coca Cola Vietnam

SCSS No.11 VILAS

Buổi hội thảo chuyên đề mở đầu với những chia sẻ của Mr. Alexander Olsen về những nguyên nhân thiết yếu của việc thiếu hụt nguồn nhân lực sales trong ngành dịch vụ Logistics hiện nay. Xét về mặt doanh nghiệp, các công ty Logistics hiện nay thường thiếu hụt nhân tài trong việc lãnh đạo các đội nhóm và chịu trách nhiệm phát triển cho những nhóm sales. Không chỉ vậy, đối với ngành Logistics việc tổ chức những khóa training cho nhân viên sales nhằm nâng cao kiến thức và phát triển chuyên môn công việc luôn là điều tất yếu nhưng vẫn chưa được những doanh nghiệp thực sự chú trọng. Về mặt cá nhân, các bạn hiện nay vẫn chưa có định hướng rõ ràng về công việc Sales của mình cũng như khó có thể thích ứng được những thay đổi liên tục trong ngành Logistics. Mr. Alexander chia sẻ “Sales trong Logistics luôn là công việc thử thách. Nếu bạn không mắc phải sai lầm, bạn chưa cố gắng đủ để có thể gặt hái thành công”. Ngoài ra với những số liệu tăng trưởng thị trường Logistics tại Việt Nam (xuất khẩu từ Việt Nam đến Mỹ tăng 30%) cũng góp phần tác động đến Sales trong Logistics, thị trường càng mở rộng đồng nghĩa với việc cạnh tranh càng cao. Để đáp ứng với nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, các cá nhân sales cần đóng góp trong việc tăng chất lượng dịch vụ và tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp Logistics. Dựa vào những kinh nghiệm của mình Mr. Alex đã đưa ra những sự thật của Sales trong Logistics như:

  • Tự tìm kiếm từng khách hàng;
  • Thực hiện nhiều tác vụ;
  • “Uống rượu” nhưng vẫn phải “Lái Sales”;
  • Không có thời gian thực sự Nghỉ ngơi, bất kể ngoài giờ làm việc, Chủ nhật, Ngày lễ,…;
  • Chỉ có doanh số là quan trọng nhất đối với công ty;
  • Chịu áp lực từ khách hàng và công ty;
  • Phải duy trì kinh doanh lâu dài.

Tiếp đến đó chính là phần chia sẻ của Mr. Phạm Anh Duy – Strategic Senior Sales Manager, với tầm nhìn chiến lược của mình, anh Duy đã liệt kê những thách thức của lĩnh vực Sales trong Logistics khách quan và chủ quan:

Khách quan:

  • Không chỉ Sales. Sales trong Logistics là Technical Sales
  • Không có trung tâm đào tạo / Khóa học cụ thể cho Sales trong Logistics
  • Sản phẩm vô hình (dịch vụ)
  • Kinh doanh B2B
  • Khó phân biệt
  • Thị trường cực kỳ cạnh tranh

Chủ quan:

  • Cam kết lâu dài
  • Ít kinh nghiệm
  • Những người trẻ sẽ không có lợi thế trong mạng lưới các mối quan hệ
  • Thiếu kiên trì
  • Làm việc dưới áp lực cao

Không chỉ có những thách thức, Sales trong Logistics vẫn tồn tại những cơ hội cho các bạn muốn tham gia vào ngành như việc có được thu nhập cao dựa vào năng lực và kỹ năng của bản thân, không chỉ vậy đây còn là cơ hội to lớn cho các bạn trẻ có cơ hội xây dựng những mối quan hệ mới và học hỏi được nhiều hơn từ những thay đổi liên tục của ngành Logistics. Tính chất công việc của Sales trong Logistics sẽ tạo nên sự chủ động trong công việc và mang đến cơ hội thăng tiến nhanh chóng đối với những nhân sự có năng lực.

Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ đứng dưới góc nhìn của những người sử dụng dịch vụ Logistics để có thể hiểu hơn về phương pháp quản lý và chọn lựa nhà cung cấp dịch vụ Logistics phù hợp dưới sự dẫn dắt của Mr. Vũ Văn Mạnh. Với kinh nghiệm là người sử dụng dịch vụ Logistics của công ty đa quốc gia lớn như Coca-Cola, việc lựa chọn những tiêu chí phù hợp để có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chuỗi cung ứng là điều tất yếu. Mr. Mạnh chia sẻ một số nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp hiện nay outsource các dịch vụ Logistics có thể kể đến như:

  • Tập trung vào kinh doanh cốt lõi;
  • Chất lượng quản lý nguồn lực doanh nghiệp tốt hơn;
  • Kế hoạch tài chính phù hợp hơn;
  • Tiếp cận việc tái tổ chức tốt nhất;
  • Nâng cao dịch vụ khách hàng.

SCSS No.11 VILAS

Với những nguyên nhân như vậy, doanh nghiệp cần kiểm soát tố nguồn cung cấp dịch vụ Logistics bằng những 3 yếu tố chính đó chính là: Professional Logistics Contractor (dịch vụ Logistics chuyên nghiệp với mức chi phí hợp lý và giảm thiểu rủi ro), Service Quality (Nguồn lực Logistics, Logistics KPIs, Mức độ hài lòng khách hàng)  và Technology Innovation (Khả năng ứng dụng hệ thống thông tin, các công cụ phục vụ cho công việc, Quản lý kho hàng và tài sản). Từ đó có thể đưa ra được 5 yếu tố mong đợi của các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Logistics chính là:

  • Đạt phí dịch vụ hợp lý nhất;
  • Khả năng ứng dụng hệ thống thông tin;
  • Sự hài lòng của dịch vụ khách hàng;
  • KPI Logistics tăng;
  • Giảm rủi ro Logistics.

Tiếp theo, Mr. Mạnh chia sẻ về những kinh nghiệm thực tế của mình tại Coca-Cola với quy trình đấu thầu cụ thể cho mảng dịch vụ Logistics và những tiêu chí đánh giá phù hợp để có thể lựa chọn ra nhà cung cấp dịch vụ Logistics tốt nhất cho doanh nghiệp. Bên cạnh những đánh giá tổng quan đó, doanh nghiệp cần tiến hành những phần đánh giá chi tiết nhà cung cấp dịch vụ Logistics thông qua những yếu tố cụ thể như tỷ lệ chi phí phương tiện vận chuyển, tỷ lệ kiểm toán thất bại, sáng kiến tiết kiệm chi phí,… từ những yếu tố đó doanh nghiệp sẽ đưa ra bảng đánh giá cụ thể và chi tiết nhất cho việc quyết định nhà cung cấp phù hợp.

SCSS No.11 VILAS

Trong phần cuối cùng Q&A Panel Discussion, các nhân sự tham gia đã đặt ra nhiều vấn đề cho 3 diễn giả về những thách thức của Sales trong Logistics và đồng thời là những câu hỏi về việc tìm hiểu và đánh giá các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics. Những thắc mắc đó đã được giải đáp với sự nhiệt tình và chuyên môn của cả 3 diễn giả.

SCSS No.11 VILAS

VILAS rất hân hạnh khi luôn được đồng hành cùng các chuyên gia trong việc phát triển, nâng cao kiến thức cho nhân sự trong ngành. Không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ kiến thức và kỹ thuật để tối ưu hóa các hoạt động tại bộ phận có liên quan, chuỗi hội thảo chuyên đề Supply Chain Seminar Series còn là cơ hội để các nhân sự đang làm việc trong ngành hiểu hơn về các hoạt động của bộ phận khác nhằm hỗ trợ nhau tốt hơn và mang lại một kết quả xứng đáng cho nỗ lực của doanh nghiệp.

SCSS No.11 VILAS

SCSS No.11 là sự kiện cuối cùng trong chuỗi Supply Chain Seminar Series A thiết kế dành riêng cho nhu cầu của doanh nghiệp và nhân sự đang làm việc trong ngành Logistics và Chuỗi cung ứng, đánh dấu sự thành công của chuỗi hội thảo trong năm 2019. Năm 2020, VILAS hứa hẹn sẽ mang đến cho các nhân sự ngành Logistics và Chuỗi cung ứng chuỗi sự kiện Supply Chain Seminar Series tiếp theo với sự đầu tư tốt hơn về mặt nội dung và trải nghiệm, cung cấp những kiến thức cập nhật phù hợp nhất cho người tham dự mang đến cơ hội để các nhân sự đang làm việc trong ngành hiểu hơn về các hoạt động của bộ phận khác nhằm hỗ trợ nhau tốt hơn và mang lại một kết quả xứng đáng cho nỗ lực của doanh nghiệp.