Tin tức - Kiến thức - Sự kiện

Covid Tác Động Thế Nào Lên Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu?

FSCM

Hiệu ứng Roi da (Bullwhip effect) trong đại dịch COVID

Khái niệm về hiệu ứng bullwhip, được Forrester (1957, 1961) đưa ra lần đầu tiên, là một lý thuyết nền tảng cho các hoạt động và kỷ luật quản lý chuỗi cung ứng. Lý thuyết chỉ ra rằng nhu cầu tiêu dùng tăng đột biến không lường trước được sẽ đi ngược dòng chuỗi cung ứng và khuếch đại ảnh hưởng của nó do dự báo phạm vi an toàn ở mỗi khâu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt sản phẩm trong thời gian ngắn, sản xuất thừa để khác phục sự thiếu hụt mà hậu quả là tắc nghẽn (bottleneck) logistics.

Tác động ban đầu của đại dịch đối với các doanh nghiệp dường như chỉ giới hạn ở phía cung cấp: các nhà máy đóng cửa, nhà sản xuất không thể mua nguyên vật liệu, và thiếu thuyền cũng như máy bay để vận chuyển hàng hoá trên toàn cầu. Tình trạng này cũng dẫn tới sự thiếu hụt công cụ mà mọi doanh nghiệp đều phải cất công giải quyết nhằm giảm sự trì trệ trong sản xuất. Tuy nhiên, điều mà nhiều doanh nghiệp khó lòng giảm thiểu được là tác động của virus đối với con người, lực lượng lao động của họ. Do đó hiện nay, các doanh nghiệp phải ưu tiên và tìm nguồn cung cấp các thiết bị bảo hộ lao động cho nhân viên như khẩu trang, găng tay, áo khoác bảo hộ và gel khử trùng tạo nên xu hướng nhu cầu lớn về các sản phẩm y tế và chăm sóc sức khoẻ.

Bất chấp mọi nỗ lực trên diện rộng của các tổ chức dành cho nhân sự công ty, covid vẫn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khoẻ con người. Sự thiếu hụt những nhân sự tham gia trực tiếp vào dây chuyền sản xuất, nhân sự hỗ trợ chẳng hạn như nhân viên dọn dẹp và công nhân phụ, nhân viên an ninh, lễ tân, kho bãi và hậu cần, nhân sự điều hành và nhân sự kỹ thuật dẫn tới sự gián đoạn trong sản xuất, thực hiện đơn hàng và vận chuyển. Nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng cùng lúc sẽ gây nên gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Về phía cầu, vì ngày càng có nhiều người ở nhà và làm việc tại nhà, hoặc bị cách ly nên về cơ bản, số người ra ngoài mua hàng trên thế giới sẽ giảm đáng kể, lượng mua hàng trực tuyến tăng cao đi cùng với nhu cầu thực phẩm thiết yếu, giao tiếp trực tuyến và sản phẩm y tế tăng cao. Có thể thấy hiệu ứng bullwhip đã xuất hiện rõ rệt trong giai đoạn này, khi nhu cầu bị suy giảm trong một số lĩnh vực, mà các lĩnh vực khác có nhu cầu tăng cường. Sự thay đổi nhu cầu này đã ảnh hưởng ngược chiều lại các nguồn cung mà qua mỗi tầng cung cấp lại càng khuếch đại hơn.

Điều này gợi lên một chủ đề khác – tại sao chúng ta cần chuỗi cung ứng tinh gọn hơn bao giờ hết?

Tinh gọn là nỗ lực của cả chuỗi

Lean Manufacturing chỉ một phương pháp sản xuất nhằm giảm thiểu lãng phí, giảm chi phí và thời gian sản xuất. Khái niệm này lấy cảm hứng từ quy trình cung ứng ô tô của Toyota, và được sử dụng phổ biến với thuật ngữ “tinh gọn” vào những năm 90. “Tinh gọn” ở đây là ngụ ý giảm 3 loại lãng phí – trong tiếng Nhật là muda, mura và muri. Nghĩa là phải loại bỏ:

  • các quy trình hoặc hoạt động không tạo thêm giá trị (ví dụ: sản xuất quá mức hoặc di chuyển các mặt hàng một cách không cần thiết),
  • không đồng đều (ví dụ: lịch trình không đồng đều, thời gian nhàn rỗi tiếp theo là vội vã) và
  • quá tải (ví dụ: công nhân làm việc quá tải với khối lượng quá nặng hoặc trang bị không đúng loại công cụ, hoặc đội hoặc máy bị đẩy vượt quá giới hạn hợp lý). Việc mở rộng cách tiếp cận Sản xuất Tinh gọn cũng ngụ ý tạo ra các dòng chảy thông suốt trong sản xuất và giảm tắc nghẽn.

Vấn đề “tinh gọn” của chuỗi cung ứng

Các nguyên tắc của “tinh gọn” đề cao sự tự do, phản ứng nhanh nhẹn của dòng thông tin; khả năng dự báo nhu cầu chuẩn xác, pull systems và real-time response đối với sự thay đổi theo nhu cầu. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng là những hệ thống phức tạp, thường được thiết kế và quản lý để cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng với chi phí thấp nhất. Ngày nay, nhiều nhà sản xuất Hoa Kỳ và Châu u trở nên phụ thuộc vào các nhà cung cấp ở Trung Quốc và Đông Nam Á vì theo đuổi chi phí thấp (Low landed cost – tập hợp các chi phí liên quan trực tiếp tới quá trình thu mua hàng hóa). Song, quy trình cung ứng chưa thực sự tập trung loại bỏ lãng phí trong toàn bộ hệ thống. Vì thế, nhiều chuỗi cung ứng ngày nay phải đổi diện với sự gián đoạn nguồn cung khi những rủi ro về môi trường và ngoại giao giữa các khu vực diễn ra.

Lean Manufacturing không có nghĩa là giữ ít hàng tồn kho hơn trên toàn hệ thống, mà là lượng hàng tồn kho phải chính xác và lưu trữ ở đúng vị trí để đảm bảo rằng dòng chảy không bị xáo trộn. Các hệ thống tinh gọn cũng phải có khả năng thay đổi công suất theo thời gian và tăng cường lưu trữ hàng hóa ở các khu vực có khả năng bị ảnh hưởng bởi rủi ro cao trong quá trình cung ứng.

Tuy nhiên, nhiều nguyên tắc trong số các nguyên tắc tinh gọn này đã bị xa lánh, khi các tổ chức chuyển sang “chuỗi cung ứng toàn cầu hóa”, đặc trưng bởi lead-time lâu và danh sách nhà cung cấp không bền vững cho các mặt hàng có chi phí thu mua thấp. Điều này làm ảnh hưởng đến yếu tố quản trị chiến lược của dự án áp dụng Lean supply chain.

Ở tình trạng hiện tại, chúng ta đang thấy sự hồi sinh hạn chế của các quy trình sản xuất tinh gọn. Để đối phó với tắc nghẽn thương mại, các nhà hoạch định chính sách hiện đang kêu gọi tăng lượng hàng tồn kho tại địa phương đối với các nguồn cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thực phẩm và đồ dùng thiết yếu. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, sự chuẩn bị này đã gặp phải nhiều chướng ngại liên quan đến sức khoẻ nhân sự vận hành, lệnh phong toả, giờ giới nghiêm và chỉ thị giãn cách xã hội. Ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch COVID-19, khi tình trạng thiếu hụt do thương mại toàn cầu đang làm lộ ra các chuỗi cung ứng mỏng manh và dễ bị tổn thương mà nó chưa kịp được chuyển đổi. Lượng cầu biến động chênh lệch với lượng hàng tồn kho và hệ thống sản xuất kém linh hoạt khiến chuỗi cung ứng khó có khả năng phục hồi.

Learn more about us!!!