Logistics

THÁCH THỨC CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP VẬN TẢI CUỐI NĂM 2018

Nửa đầu năm 2018, ngành công nghiệp vận tải đã có những biến động đáng kể. Đáng chú ý là sự tăng giá cước dưới dạng phụ phí nguyên liệu chạy dầu của hai hãng tàu lớn là Maersk và CMA CGM. Theo đó, cước phí đang trở nên cao hơn và cũng như đang diễn ra một sự hồi phục cho toàn ngành công nghiệp vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những vấn đề đang gây trở ngại cho công tác hoạch định và xử lý các lô hàng một cách hiệu quả đối với tất cả các bên liên quan. Những trở ngại đó là gì? Hãy cùng VILAS tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Sự cắt giảm sức tải: Các tuyến tàu hơi nước đang tiến hành cắt giảm sức tải trên các tuyến thương mại chính. Sự cắt giảm rơi vào khoảng 6.7% trong tháng 7 đối với khu vực thương mại xuyên Thái Bình Dương, nguyên nhân là do khối lượng giảm, và với hy vọng cắt giảm chi phí và giúp mức cước vận chuyển duy trì ở mức cao hơn. Khối lượng hàng hóa đã tăng trưởng khoảng 4.6% trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, con số này thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017.

2. Biến động trong giá cước vận tải: Lãi suất thị trường biến động lên xuống. Điều này khiến việc dự tính chi phí dài hạn của một số nhà nhập khẩu không thể thực hiện được. Cứ hai tuần một lần lại xuất hiện thông báo PSS (Phụ phí mùa cao điểm) hoặc GRI (Phụ phí cước vận chuyển) tại khu vực thương mại xuyên Thái Bình Dương. Đây cơ bản là một trò chơi dự đoán để xem liệu chu kỳ giao hàng của nhà nhập khẩu có rơi vào những ngày được công bố hay không, sau khi những đợt tăng giá này diễn ra.

 

3. Giá dầu: Việc tăng giá dầu không những ảnh hưởng trực tiếp đến giá cước vận chuyển mà còn ảnh hưởng đến dòng tiền của các nhà vận tải biển. Điều này có thể vô hiệu hóa các tác động tích cực đến từ sự cân bằng lành mạnh về cung cầu, trừ khi sự gia tăng về giá này có thể được chuyển giao cho khách hàng.

4. Thiếu hụt xe tải: Vấn đề thiếu hụt xe tải vận chuyển hàng hóa tại Mỹ đang ngày càng xấu đi. Một số khu vực cụ thể vẫn đang vật lộn để đáp ứng lượng cầu. Nhiều nhà chuyên chở lớn đã ngừng chấp nhận các đơn hàng vận chuyển tận nơi. Điều này sẽ trở nên tệ hơn vào mùa đông, và vấn đề này sẽ khó sớm được giải quyết. Điều này sẽ góp phần thêm vào chi phí cho các nhà nhập khẩu.

5. Hiệu suất cảng đến: Các cảng đến hiện đang đối mặt với tình trạng ‘vật lộn’ để xử lý các tàu lớn cập cảng. Ví dụ: tại một số ga, cảng đến gần Los Angeles, việc đặt chỗ phải mất đến vài ngày. Điều đó khiến cho tài xế xe tải luôn phải nhận hàng vào ngày miễn phí lưu bãi cuối cùng, hoặc thậm chí sau khi hết ngày miễn phí.

*** Ngày miễn phí cuối cùng (The last free day): Ngày miễn phí cuối cùng là ngày cuối cùng của một khoảng thời gian lưu trữ miễn phí, trong đó hàng hóa có thể được lấy hàng (pick up) mà không phải trả tiền.

6. Rủi ro chiến tranh thương mại: Sự biến động kinh tế bất ngờ đang làm ảnh hưởng đến các kế hoạch vận chuyển. Do những lo ngại về việc áp thuế quan vào 200 tỷ USD của Mỹ với Trung Quốc, một số nhà nhập khẩu đang gấp rút chuyển hàng trước khi quyết định về thuế quan có hiệu lực. Nhiều người nhận định rằng nếu quyết định bổ sung thuế này có hiệu lực, tổng khối lượng vận chuyển sẽ giảm dần vào cuối năm, cho đến khi các nhà nhập khẩu tìm ra cách để xử lý các chi phí bổ sung từ thuế quan. Thông báo thuế quan mới nhất sẽ ảnh hưởng đến gần một phần ba lượng hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc, với giá trị gần 4 triệu TEU một năm.

Trên đây chỉ là một số thách thức cần phải đối mặt trong thời gian hiện tại, và việc quản lý chuỗi cung ứng sẽ chắc chắn ngày càng trở nên phức tạp hơn. Do đó, các doanh nghiệp cần chủ động có những phương án để đối phó kịp thời với sự biến động không ngừng của thị trường.

Theo morethanshipping.com

Chương trình đào tạo

Chuyên viên dịch vụ Logistics – Logistics Services Executive

“Nắm bắt toàn diện kiến thức và kỹ năng cần thiết để vận hành hiệu quả hoạt động Logistics”